Hồ Chí Minh không viết tác phẩm lý luận riêng về con người, song tất cả các bài viết và cả cuộc đời hoạt động của Người là vì con người.
1. Khái niệm con người trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
Hồ chí Minh đã chứng kiến sâu sắc cảnh khốn khổ của người dân mất nước ngay từ thuở thiếu thời. Thực tế đó đã đưa người đến với chủ nghĩa Mác- Lênin. Truyền thống của dân tộc Việt Nam, từ Lý công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, sau này là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đến Hồ Chí Minh đều quan tâm đến con người - cộng đồng, dân tộc, nhân dân.
Trong tư tưởng Hồ chí Minh không có con người trừu tượng. Người viết: “Chữ người theo nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước, rộng hơn nữa là cả loài người”(16)15. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh bao giờ cũng nói đến con người cụ thể, lịch sử. Tùy theo từng thời điểm lịch sử cụ thể, gắn liền với từng giai đoạn cách mạng, Người dùng khái niệm này hay khái niệm khác để chỉ “con người” và xem nó trong những bình diện, những chiều khác nhau. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Người thường dùng khái niệm “người bản xứ”, “người bản xứ bị áp bức”, “người bản xứ bị bắt làm nô lệ” , “người mất nước”, “người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc”, “người da vàng”, “người da đen”, “người vô sản”, “người vô sản ở thuộc địa”, “người vô sản ở chính quốc”, “người cùng khổ”…và đối lập với họ là những tên “thực dân”, “thực dân độc ác”, “viên chức tàn bạo”, “bọn ăn bám đủ các cỡ”, “kẻ diễm phúc có đặc quyền đặc lợi”, “đức ngài tư bản chủ nghĩa”, v.v…
Sau cách mạng Tháng Tám 1945, con người Việt Nam đã trở thành người tự do cùng với nhân dân làm chủ đất nước, thực hiện đoàn kết để kháng chiến chống thực dân pháp. Hồ Chí Minh thường dùng khái niệm “ đồng bào”, “nhân dân”, “quốc dân”, “dân”..và qua đó đặt con người trong quan hệ gắn bó với khối thống nhất của cộng đồng dân tộc.
Sau khi Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh dùng những khái niệm phù hợp với quan hệ xã hội mới, như “lao động chân tay”, “lao động trí óc”, “công nhân”, “ nông dân tập thể”. Ngoài các quan hệ xã hội, Hồ Chí Minh còn xem xét con người theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp.v.v…
Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, đến với chủ nghĩa quốc tế chân chính, khái niệm con người của Hồ Chí Minh tiếp cận với khái niệm “giai cấp vô sản cách mạng”. Trong đó, Người đề cập đến sự thống nhất về lợi ích căn bản của giai cấp vô sản với các tầng lớp nhân dân lao động khác. Người nhận thức một cách sâu sắc chỉ có con đường cách mạng vô sản mới giải phóng được dân tộc, giải phóng giai cấp, và toàn thể nhân dân khỏi mọi nô dịch, áp bức. 15 (16).Hồ Chí Minh:Toàn tập,Nxb,CTQG,HN,2000,t.5,tr.644
Có thể nói, toàn bộ các tác phẩm của Hồ Chí Minh bàn về chiến lược, sách lược cách mạng, về người cách mạng, về đạo đức cách mạng, về hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội, về rèn luyện và giáo dục con người v.v… về thực chất chỉ là cụ thể hóa tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu giải phóng con người
Về mục tiêu giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh có sự thống nhất hòa quyện chặt chẽ với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp
Dân tộc là sản phẩm của một qúa trình phát triển lâu dài của lịch sử. Từ hình thức cộng đông thị tộc, bộ tộc đầu tiên đã hình thành nên các cộng đồng dân tộc, các quốc gia dân tộc. Khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc thi hành chính sách vũ trang xâm lược, cướp bóc, nô dịch các dân tộc nhược tiểu, vấn đề dân tộc trở nên gay gắt, từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa; độc lập tự do của các dân tộc trở thành vấn đề thời đại.
- Nội dung có lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc là độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc
Vì vậy, khi độc lập, tự do bị bị xâm phạm thì tất cả các dân tộc đều có quyền giành lại nó. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh cái quý nhất trên đời là độc lập cho Tổ quốc tự do của nhân dân. Người nói, “Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự do ,Tổ quốc tôi được độc lập…”.
Trên đường tiếp cận chân lý cứu nước, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp, Người hiểu rõ chân lý bất di bất dịch về quyền cơ bản của các dân tộc: Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống quyền sung sướng và quyền tự do.
Giair phóng dân tộc phải do chính dân tộc thực hiện
Năm 1919, vận dụng quyền dân tộc tự quyết thiêng đã được đồng minh thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất thừa nhận, thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước, Hồ Chí Minh gửi đến Hội nghị hòa bình Vécxây một bản yêu sách 8 điểm đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Bản yêu sách đã không được chú ý đến. Người rút ra bài học: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”(17)16.
Năm 1921 trong tuyên ngôn của Hội liên hiệp thuộc địa, Hồ chí Minh viết: “Hỡi anh em thuộc địa ở các thuộc địa…Anh em phải làm thế nào được giải 16 (17).Trần dân Tiên :Nhũng mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch,Nxb,ST,HN,1986,.31.
phóng? Vận dụng công thức của Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng nỗ lực của bản thân anh em”. Đối với cách mạng Việt Nam, Người khẳng định “người ta sẽ không làm gì được cho người An Nam, nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ”(18)17. Trong cương lĩnh vắn tắt cũng như trong lời kêu gọi sau khi thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đ xác định, mục tiêu chính trị của Đảng là: “a. Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn phong kiến.
b. Làm cho nước Nam hoàn thành độc lập”(19)18.
Đầu năm 1941, Hồ Chí Minh về nước, chủ trì hội nghị trung ương 8 của Đảng, viết thư kính cáo đồng bào, chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thẩy”(20)19.
Cách mạng Tháng Tám thành công, Người thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập long trọng khẳng định trước quốc dân đồng bào và thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc, Người ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “…Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Đế quốc Mỹ iên cuồng tiến hành chiến tranh cục bộ ở miền Nam, mở rộng chiền tranh ra miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một chân lý bất hủ, có giá trị cho mọi thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đó không chỉ là tư tưởng mà còn là lẽ sống, là học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh. Vì thế, Người không chỉ được tôn vinh là “anh hùng giải phóng dân tộc” của Việt Nam mà còn được thừa nhận là người “Khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX”.
Quan điểm giải phóng con người của Hồ Chí Minh được nâng lên thành tâm điểm của hoạt động cách mạng của người. Khi chưa giành được độc lập, Người thể hiện ý chí độc lập bằng câu nói “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được tự do độc lập”. Nhưng sau đó Người nói: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”(21)20. Giành được độc lập rồi phải xây dựng chủ nghĩa xã hội vì chủ nghĩa xã hội “làm
17(18) Hồ chí Minh : Toàn tập ,sđd ,t.1,tr.467.
18(19) Hồ chí Minh :Toàn tâp,Nxb,CTQG,HN,2000,t.3,tr.1,198.
19(20) HồchíMinh:Toàntập,Nxb,CTQB,HN,2002,T.4,tr.127128,480.
cho dân giầu nước mạnh”… “làm cho mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do”.
Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người luôn gắn bó, hòa quyện vào nhau.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò động lực con người trong cách mạng
Đối với Hồ Chí Minh con người vừa là mục tiêu giải phóng vừa là động lực của cách mạng. Trung thành với tư tưởng yêu nước và với quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử, Hồ chí Minh trong khi khẳng định mục tiêu của cách mạng là giải phóng con người mang lại tự do hạnh phúc cho con người. Cũng đồng thời khẳng định rằng sự nghiệp giải phóng là do chính bản thân con người thực hiện.
Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc viết: Ở các nước thuộc địa “chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”. Khái niệm dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc dùng ở đây là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính của nhân dân Việt Nam đã được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, vốn là một động lực vô giá trong cuộc đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc. Theo Người, trong cách mạng giải phóng dân tộc, “người ta sẽ không thể làm gì cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ”(22)21. Từ luận điểm đó, Nguyễn Ái Quốc kiến nghị về cương lĩnh hành động của Quốc tế Cộng sản: “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản …khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi …nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế”(23)22.
Như vậy, xuất phát từ vị trí của người dân thuộc địa mất nước, từ truyền thống dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc với nghĩa là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, coi đó là động lực lớn mà người cộng sản phải nắm lấy và phát huy, không để ngọn cờ đó rơi vào tay giai cấp khác.
Bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh chỉ rõ “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”(24)23. Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân do nhân dân xây dựng lấy, do Đảng lãnh đạo. Nếu không có con người tha thiết vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa thì không có chủ nghĩa xã hội được. Vì vậy, Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu mục tiêu xây dựng con người.
21(22).Hồ ch Minh :toàn tập,Nxb,CTQG,HN,2000,t.1,466-467.
22 (23),Sdd,tr.467.
Con người xã hội chủ nghĩa, theo quan điểm của Hồ Chí Minh phải là con người có tinh thần và năng lực làm chủ; có đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, có kiến thức khoa học – kỹ thuật, nhậy bén với cái mới, có tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Đó là nguồn lực quan trọng nhất để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Để hoàn thành những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh cần phải có các biện pháp vật chất và tinh thần tác động vào đó, tạo ra sức mạnh thúc đẩy hoạt động của con người cho chủ nghĩa xã hội. Những biện pháp đó, theo Hồ Chí Minh bao gồm:
+ Tác động vào nhu cầu lợi ích con người. Bởi vì, bước vào chủ nghĩa xã hội là đi vào trận tuyến mới, do đó, cần phải biết kích vào những động lực mới, đó là lợi ích chính đáng của người lao động; tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và xã hội.
+ Tác động vào các động lực chính trị tinh thần. Theo Hồ chí Minh, đòn bẩy kinh tế không phải là phương thuốc bách bệnh, có những lĩnh vực hoạt động trong những hoàn cảnh khó khăn đòi hỏi phải hy sinh, thiệt thòi mà không lợi ích vật chất nào bù đắp được.
+ Phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động. + Thực hiện công bằng xã hội.
+ Sử dụng vai trò điều chỉnh của các yếu tố tinh thần khác: văn hóa, đạo đức, pháp luật.
+ Theo Hồ Chí Minh, muốn khai thông các động lực phải khắc phục các trở lực kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa xã hội phải chống chủ nghĩa cá nhân; chống tham ô, lãng phí, quan liêu; chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật; chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng không chịu học tập cái mới.
Trong các động lực, Hồ Chí Minh còn nói đến vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực cơ chế chính sách của nhà nước, vai trò của các thành viên trong hệ thống chính trị ,v.v…