Bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hộ

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ 8 TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI (Trang 37 - 39)

II. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VỀ CON NGƯỜ

2. Bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hộ

Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, trong luận cương về Phoiơbắc, C.Mác đã nêu luận đề nổi tiếng: “Bản chất con người không phải là một cái trừu 11 (12).Sdd,tr.119

tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”(13)12.

Luận điểm trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng thoát ly khỏi mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn cụ thể, xác định, sống trong điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả về thể lực và tư duy trí tuệ. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội, con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình.

Có nhiều cách tiếp cận để tìm hiểu nguồn gốc bản chất con người:

+ Sự hình thành, phát triển con người là một quá trình gắn liền với lịch sử sản xuất vật chất. Lao động là điều kiện chủ yếu quyết định sự hình thành phát triển của con người. Sáng tạo là thuộc tính tối cao của con người.

+ Con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội. Các yếu tố và các mối quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội, cơ chế di truyền và hoạt động xã hội của con người.

+ Con người tồn tại, phát triển trong môi trường cư trú xã hội, thời đại.

+ Con người là một thực thể cá nhân-xã hội, vừa là một chỉnh thể đơn nhất vừa mang những phẩm chất của hệ thống các quan hệ xã hội.

+ Tính biện chứng giữa con người giai cấp, con người dân tộc, con người nhân loại. Điều kiện sinh hoạt vật chất quy định sự đồng nhất và sự khác biệt giữa tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân loại của con người.

+ Con người thống nhất giữa biện chứng giữa tất yếu và tự do. Hoạt động của con người là sự thống nhất giữa tự phát và tự giác giữa tất yếu và tự do.

Còn có những phương thức tiếp cận khác để tìm hiểu nguồn gốc bản chất của con người như: 1,Tiếp cận theo thời gian thì đó là những quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại và quan hệ tương lai thì những quan hệ hiện tại giữ vai trò quyết định; 2, Tiếp cận theo những quan hệ vật chất và những quan hệ tinh thần thì những quan hệ vật chất giữ vai trò quyết định; 3, Tiếp cận theo tính chất, đó là những quan hệ trực tiếp và gián tiếp, tất nhiên và ngẫu nhiên, ổn định và không ổn định … trong đó xét đến cùng thì những quan hệ trực tiếp, tất nhiên, ổn định giữ vai trò quyết định; 4, Nếu cụ thể hóa các quan hệ (quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ tôn giáo, quan hệ đạo đức, quan hệ pháp quyền,…thì con người có bao nhiêu quan hệ sẽ có bấy nhiêu quan hệ góp phần

hình thành nên bản chất con người, trong đó suy đến cùng thì các quan hệ kinh tế hiện tại, trực tiếp, ổn định giữ vai trò quyết định. Trong quan hệ kinh tế thì quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất là quan trọng hơn cả.

Khi các quan hệ xã hội thay đổi thì sớm hay muộn bản chất con người cũng có sự thay đổi. Như vậy bản chất con người không phải được sinh ra mà được hình thành, nó hình thành và thay đổi theo sự hình thành và thay đổi của các quan hệ xã hội, trong đó trước hết là và quan trọng nhất là các quan hệ thuộc lĩnh vực kinh tế.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ 8 TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w