II. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VỀ CON NGƯỜ
1. Khái niệm con ngườ
Con người là một thực thể sinh vật- xã hội
Có nhiều khoa học nghiên cứu về con người và tiếp cận theo cách riêng của mình. Nếu các khoa học chuyên ngành nhận thức con người bằng cách chia hệ thống các yếu tố thì ngược lại, triết học nghiên cứu con người bằng cách tổng hợp các yếu tố thành hệ thống.
Kế thừa các quan điểm tiến bộ trong lịch sử triết học, dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên, trực tiếp là thuyết tiến hóa và thuyết tế bào, triết học Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm hoạt động của chính bản thân con người. Nói một cách khác, con người là thực thể thống nhất giữa các yếu tố sinh vật và các yếu tố xã hội – là thực thể sinh vật-xã hội.
Là thực thể sinh vật, vì con người dù phát triển đến đâu cũng là một động vật, Ph.Ăngghen viết: “ Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật ra, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật”.(9)8 Con người, cũng như các động vật khác là một một bộ phận của tự nhiên: “Giới tự mhiên …là thân thể vô cơ của con người …đời sống thể xác và đời sống tinh thần của con người là sản phẩm gắn liền với giới tự nhiên”(10)9.
Là động vật cao cấp nhất, tinh hoa của muôn loài, con người là sản phẩm của quá trình phát triển hết sức lâu dài của giới tự nhiên. Con người phải tìm kiếm mọi điều kiện cần thiết cho sự tồn tại trong đời sống tự nhiên như thức ăn, nước uống, hang động để ở. Đó là quá trình con người đấu tranh với tự nhiên, với thú dữ để sinh tồn. Trải qua hàng chục vạn năm, con người đã thay đổi từ vượn thành người, điều đó đã chứng minh trong các công trình nghiên cứu của Đácuyn. Các giai đoạn mang tính sinh học mà con người trải qua từ sinh thành, phát triển đến mất đi quy định bản tính sinh học trong đời sống con người. Như vậy, con người trước hết là một tồn tại sinh vật, biểu hiện trong những cá nhân con người sống, là tổ chức cơ thể của con người và mối quan hệ của nó đối với tự nhiên.
Tuy nhiên, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt con người với thế giới loài vật là mặt xã hội.
Đã có nhiều quan niệm khác nhau phân biệt con người với loài vật, như con người là động vật biết sử dụng công cụ lao động, là một động vật có tính xã hội, hoặc con người là động vật có tư duy. Những quan điểm đó chỉ nhấn mạnh một khía cạnh nào đó trong bản chất xã hội của con người mà chưa nêu bật được nguồn gốc của bản chất xã hội của con người.
Triết học Mác, với phương pháp biện chứng duy vật, nhận thức vấn đề con người một cách toàn diện, cụ thể, trong toàn bộ tính hiện thực xã hội của nó, mà trước hết là vấn đề lao động sản xuất ra của cải vật chất. “Có thể phân biệt con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cho mình – đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”(11)10. Thông qua sản xuất vật
8 (9) C.MácvàAngghen,toàntập,Nxb.CTQG,HN,2002,t.20,tr.146.
9 (10)C.MacvàAngghen:Toàn tập ,Nxb,CTQG,HN ,2000,t.42,tr.135
chất, con người làm thay đổi, cải biến toàn bộ giới tự nhiên. “Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”(12)11. Thông qua hoat động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình hình thành phát triển ngôn ngữ, tư duy, xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, là nguồn gốc của nền văn minh vật chất và tinh thần, là nguồn gốc trực tiếp hình thành ý thức, trong lao động con người quan hệ với nhau trong lĩnh vực sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng để từ đó hình thành các quan hệ xã hội khác trong đời sống tinh thần, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.
Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của con người luôn bị quy định bởi ba hệ thống quy luật khác nhau nhưng thống nhất với nhau:
Thứ nhất, các quy luật sinh vật học tạo thành phương diện sinh học của con người, như quy luật về sự phù hợp của cơ thể với môi trường, quy luật về quá trình trao đổi chất, quy luật về biến dị, di truyền và tiến hóa.
Thứ hai, các quy luật tâm lý - ý thức, hình thành và hoạt động trên nền tảng sinh học của con người, như quy luật hình thành tư tưởng, tình cảm, khát vọng, mục đích, lý tưởng, niềm tin, ý chí.
Thứ ba, các quy luật xã hội đang quy định mối quan hệ xã hội giữa con người với con người, như quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, các quy luật về giai cấp và đấu trnh giai cấp…
Trong đời sống con người, ba hệ thống quy luật trên không tách biệt nhau mà chúng hòa vào nhau tác động lẫn nhau tạo nên bản chất của con người, trong sự thống nhất giữa cái sinh học và cái xã hội trong mỗi con người hiện thực.
Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người ,còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt với loài vật. Nhu cầu sinh học phải được nhân hóa để mang giá trị văn minh của con người và đến lượt nó nhu cầu xã hội không thoát ly khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học. Hai mặt trên thống nhất với nhau, hòa quyện vào nhau để tạo thành con người hiện thực.