Quan niệm triết học về nhân tố con ngườ

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ 8 TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI (Trang 46 - 48)

IV. VẤN ĐỀ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Quan niệm triết học về nhân tố con ngườ

Khái niệm nhân tố con người và vai trò nhân tố con người

Nhiều tác gỉa cho rằng, khái niệm nhân tố con người được hình thành từ cuối những năm 70 đầu những năm năm 80 của thế kỷ XX. Khái niệm này đã được các tác giả trong và ngoài nước đề cập với nhiều góc độ khác nhau, cách tiếp cận khác

nhau. Có tác giả đề cập dưới góc độ quản lý, có tác giả dề cập dưới góc độ đào tạo, hoặc dưới góc độ phân tích tâm lý - xã hội. Trong triết học, nhân tố con người cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong đó có hai cách tiếp cận chính:

Thứ nhất, coi nhân tố con người như là hoạt động của những con người riêng biệt, những năng lực và khả năng của họ do các nhu cầu và lợi ích cũng như tiềm năng trí lực và thể lực của mỗi người quyết định.

Thứ hai, coi nhân tố con người như là tổng hợp các phẩm chất, thuộc tính, đặc trưng, năng lực đa dạng của con người, biểu hiện trong các dạng thức hoạt động khác nhau.

Như vậy, cái chung trong các quan niệm này đều coi nhân tố con người về bản chất là nhân tố xã hội quy định vai trò của chủ thể con người nhưng khác nhau của hai quan niệm niệm này là chỗ: Quan niệm thứ nhất, lấy hoạt động làm đặc trưng cơ bản, còn phẩm chất năng lực được thể hiện trong hoạt động. Quan niệm thứ hai, lấy đặc trưng cơ bản là những phẩm chất năng lực, còn hoạt động là sự thể hiện của nó. Trên cơ sở này có thể đưa ra một khái niệm chung về khái niệm nhân tố con người.

Nhân tố con người là một phạm trù triết học xã hội dùng để chỉ hệ thống các yếu tố, các đặc trưng quy định vai trò của chủ thể tích cực, sáng tạo của con người, bao gồm một chỉnh thể thống nhất giữa mặt hoạt động và tổng hòa các đặc trưng về phẩm chất, năng lực của con người được huy động vào quá trình biến đổi tự nhiên và xã hội vì lợi ích của xã hội, nhân loại và của chính bản thân con người. Khái niệm nhân tố con người không chỉ để phân biệt nhân tố “người” với các yếu tố khác: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội khoa học, kỹ thuật, công nghệ, … trong đời sống xã hội, mà quan trọng hơn là để khẳng định vai trò của của nhân tố “người” trong các lĩnh vực đó.

Trong lĩnh vực kinh tế, bất cứ quốc gia nào muốn xây dựng và phát triển kinh tế đều phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước. Các nguồn lực đó bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, vốn khoa học, công nghệ và con người…Trong đó, nhân tố con người là nhân tố quyết định việc tổ chức, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác.

Con người cũng là yếu tố cơ bản nhất, quan trọng nhất của lực lượng sản xuất; đặc biệt ngày nay khoa học, công nghệ ngày càng phát triển, hàm lượng chất xám kết tinh trong giá trị hàng hóa càng cao thì vai trò quyết định của nhân tố con người càng thể hiện rõ rệt. Bởi vì, con người sáng tạo ra khoa học máy móc, công nghệ, kỹ thuật sử dụng nó, cải tiến nó để nâng cao năng xuất lao động, cải thiện đời sống

vật chất và tinh thần. Vì thế nhân tố con người phát triển đến đâu sẽ tạo ra trình độ khoa học, công nghệ, kỹ thuật tương ứng.

Các nguồn lực khác không thể tự phát, phát huy tác dụng nếu không có sự tác động của nhân tố con người. Thực tế cho thấy, có những nước tài nguyên thiên nhiên hạn chế nhưng vẫn có sự phát triển vựơt bậc, chẳng hạn, Singapore không được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên, nhưng đã phát huy vai trò nhân tố con người nên đã trở thành nước phát triển kinh tế rất cao, có tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người cao nhất khu vực. Nước Nhật, mặc dù không có lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng phát huy được vai trò nhân tố con người, nên đã có bước phát triển thần kỳ về kinh tế-xã hội từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà trong lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội, vai trò nhân tố con người với các đặc trưng về năng lực, phẩm chất, lương tâm, trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật thấy được trách nhiệm của mình tham gia tích cực vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước, xây dựng nền văn hóa mới, con người mới.

Tích cực hóa nhân tố con người là phát hiện, và sử dụng tiềm năng sáng tạo của con người lao động và phát huy nhân tố con người cũng chính là chăm lo tạo ra những điều kiện cần thiết để mỗi người, mỗi cộng đồng người thể hiện tối đa năng lực của mình trong lao động, trong hoạt động sáng tạo nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế- xã hội vì hạnh phúc của mỗi con người. Đây chính là quá trình làm cho con người trở thành chủ thể có ý thức trong sáng tạo lịch sử. Vì thế, con người được xem như một tài nguyên, một nguồn lực. Phát triển nguồn lực con người trở thành một lĩnh vực nghiên cứu hết sức cần thiết trong hệ thống phát triển các nguồn lực như vật lực, tài lực, nhân lực, trong đó, phát triển nguồn lực con người giữ vai trò trung tâm.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ 8 TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w