Sự cần thiết phát triển nhà ở thu nhập thấp khu vực đô thị

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển nhà ở thu nhập thấp khu vực đô thị Nghiên cứu thực tế Thành phố Hà Nội (Trang 42 - 48)

1.1.3.1. Tính tất yếu khách quan của tăng trưởng kinh tế và quá trình đô thị hóa trong phát triển

Tăng trưởng kinh tế và xu hướng gia tăng bất bình đẳng

Tăng trưởng kinh tế là vấn đề cốt lõi và động lực thực sự của các quá trình phát triển trên thế giới. Để đo mức độ tăng trưởng kinh tế, người ta dùng chỉ tiêu tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc chỉ tiêu tăng GDP bình quân đầu người. Trong đó, chỉ tiêu GDP bình quân đầu người được xem như chỉ báo quan trọng phản ánh mức độ nâng cao mức sống của người dân. Tuy nhiên, quan trọng hơn lại là sự phân chia GDP hay lợi ích tăng trưởng giữa các nhóm dân cư trong xã hội như thế nào.

Một vấn đề nảy sinh từ kết quả của quá trình phân phối thu nhập là sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. Sự chênh lệch giàu nghèo ở mức độ như thế nào thì được coi là “bất bình đẳng?” Bên cạnh việc lượng hóa mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, các lý thuyết phân phối thu nhập cũng đã luận giải nguồn gốc của bất bình đẳng và sự nghèo đói trong xã hội hiện đại. Những luận điểm này đóng vai trò nền tảng trong việc xây dựng các mô hình Nhà nước phúc lợi sau này. Một số quan điểm khác tiêu biểu như Simon Kutnetz, Nicholas Kaldor đi tìm nguồn gốc sự phân hóa giàu nghèo từ quá trình tăng trưởng nhanh. Theo Kutnetz (1955), ở giai đoạn đầu

của quá trình tăng trưởng kinh tế, sự phân hóa giàu nghèo diễn ra rất lớn, tuy nhiên, khi tăng trưởng kinh tế đạt đến mức độ nhất định thì khoảng cách giàu nghèo có xu hướng thu hẹp. Tuy nhiên, đến nay đã xuất hiện những nghiên cứu trong lý thuyết phân phối thu nhập chứng minh khó có thể khái quát tăng trưởng kinh tế được tác động của tăng trưởng kinh tế đến phân phối thu nhập như Bourginon (2004). Điều này có nghĩa là tăng trưởng có thể dẫn đến tình trạng bình đẳng hơn hoặc bất bình đẳng hơn hay giữ nguyên mức độ bất bình đẳng tùy theo đặc thù từng quốc gia. Theo những nghiên cứu này, có thể lựa chọn những chiến lược tăng trưởng kinh tế loại bỏ bất bình đẳng thu nhập, và vai trò của Nhà nước được thể hiện thông qua các chiến lược đó.

Có 3 phương pháp đánh giá mức độ chênh lệch giầu nghèo:

- Phương pháp tính hệ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm hộ giầu và hộ nghèo. Tổng số hộ được chia thành 5 nhóm với số lượng bằng nhau (ngũ phân vị thu nhập). Hệ số chênh lệch giầu nghèo được xác định là tỷ số giữa mức thu nhập bình quân đầu người của nhóm 5 (nhóm giầu nhất) và nhóm 1 (nhóm nghèo nhất).

- Phương pháp tính tỷ trọng tổng thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất (nhóm 1 - Q1 và nhóm 2 - Q2) trong tổng thu nhập của cả 5 nhóm. Tỷ trọng thấp hơn 12% là có bất bình đẳng ở mức cao, từ 12-17% là bất bình đẳng ở mức vừa, trên 17% là tương đối bình đẳng.

- Phương pháp hệ số GINI, hệ số đo mức độ lệch khỏi tình trạng công bằng hoàn hảo trong phân phối thu nhập hoặc chi tiêu tiêu dùng giữa các cá nhân hay hộ gia đình. Hệ số này nhận giá trị từ 0-1: hệ số GINI bằng 0 là công bằng hoàn hảo, tiến đến 0 là bình đẳng cao và tiến đến 1 là hoàn toàn bất bình đẳng.

Ngoài ra, người ta còn kết hợp so sánh một số chỉ tiêu sống quan trọng khác giữa nhóm giàu và nhóm nghèo để đánh giá được chính xác mức độ bất bình đẳng. Như vậy, tăng trưởng kinh tế phải gắn với công bằng xã hội, hạn chế tối đa bất bình đẳng là một trong những tiêu chí cần thiết để đảm bảo phát triển bền vững. Trong đó, chính phủ các nước cần phối hợp đồng bộ giữa công tác điều hành kinh tế vĩ mô với quản lý vi mô, kết hợp nhân tố khách quan và chủ quan, vận dụng quy luật kinh tế và sử dụng các công cụ đòn bẩy như thuế, tiền tệ, lãi suất, việc làm và tiền lương …

Sau Đổi mới, từ năm 1991, Pháp lệnh Nhà ở được ban hành nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở và khẳng định sở hữu tư nhân về nhà ở là quyền cơ bản và hợp pháp của người dân. Cùng với chủ trương cải cách tiền lương theo yêu cầu của kinh tế thị trường, năm 1992, Nhà nước đã xóa bỏ chế độ phân phối nhà ở, đưa tiền nhà ở vào lương (Quyết định 118-TTg ngày 27/11/1992); đồng

thời từng bước tạo điều kiện hỗ trợ để người dân tự cải thiện nhà ở thông qua chính sách bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê, hỗ trợ nhà ở cho người có công, ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê…

Nhà ở là điều kiện vật chất trọng yếu để tái sản xuất sức lao động đô thị. Chất lượng của lao động bao gồm thể lực và trí lực ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất. Để nâng cao chất lượng lao động thì đầu tiên là đảm bảo các điều kiện ăn, ở, mặc và những tư liệu sinh hoạt khác. Như Ph-Ăngghen nói: “Con người trước hết phải ăn uống, chỗ ở và mặc đã rồi mới đến làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo...”. Chỗ ở thích hợp và an toàn là một quyền cơ bản của con người, là nguyện vọng chính đáng của mỗi gia đình, là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới phát triển đô thị. Đó là một trong những biểu hiện cụ thể của những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nhằm đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Bất bình đẳng về nhà ởđô thị và ảnh hưởng đối với kinh tế - xã hội

Song song với tăng trưởng kinh tế ở mọi quốc gia là sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống đô thị - quá trình đô thị hoá. Quá trình này làm tăng tỷ lệ hộ nông dân bị mất đất canh tác. Tốc độ đô thị hoá càng cao, diện tích đất canh tác ở những vùng ven đô càng giảm. Điều này là nguyên nhân gián tiếp của tình trạng thiếu việc làm, giảm thu nhập, nảy sinh các vấn đề xã hội đối với những vùng dân cư bị ảnh hưởng.

Tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá cũng dẫn đến tập trung dân cư ngày càng nhiều vào thành phố, đã làm nảy sinh các nhu cầu lớn về nhà ở và nới rộng thêm diện tích ở cho các hộ dân. Trong khi thị trường bất động sản phi chính quy hoạt động trên quy mô lớn và không kiểm soát được khiến tình trạng đầu cơ đất đai trở nên phổ biến ở các thành phố. Một bức tranh tương phản: khối lượng bất động sản lớn tập trung vào tay một nhóm người không có nhu cầu sử dụng thực tế, để hoang hoá lãng phí; trong khi đa số dân cư có nhu cầu bức xúc về nhà ở lại không được đáp ứng. Điều này khiến quỹ nhà ở tại các thành phố ngày càng bị thu hẹp, người nghèo thu nhập thấp ngày càng khó tiếp cận với nhà ở và giải quyết các nhu cầu thiết yếu… Từ đó nảy sinh những mâu thuẫn ngày càng sâu sắc và tiềm ẩn những bất ổn về mặt xã hội có khả năng bùng phát.

Đặc biệt, sự phát triển bùng phát của thị trường bất động sản phi chính quy tại các đô thị gây nhiều bức xúc cho toàn xã hội: nhà nước không kiểm soát được các giao dịch ngầm, không thu được thuế nhưng lại phải giải quyết nhiều hậu quả xã hội phức tạp phát sinh; doanh nghiệp không tiến hành được các dự án đầu tư đúng hạn định và phải chịu tốn kém về chi phí, dẫn tới lãng phí trong đầu tư; người dân thì không hợp thức hoá được tài sản của mình, nảy sinh các tranh chấp khiếu kiện gây ảnh hưởng tới

cuộc sống, trật tự an ninh xã hội. Chi phí bất động sản tăng khiến giá đền bù giải toả khi quy hoạch các công trình xây dựng cơ bản cũng phải tăng theo, phần thâm hụt này chính ngân sách phải gánh chịu, GDP đổ vào cơ sở hạ tầng một cách “lãng phí” hơn mà tổng thể khối lượng các công trình xây dựng không thay đổi. Do đó, tỷ trọng đầu tư vào bất động sản và các lĩnh vực khác mất cân đối đến mức phi lý. Xét về lâu dài, tình trạng này sẽ làm cho nền kinh tế hoạt động rối loạn, kém hiệu quả, không hấp dẫn thu hút đầu tư và làm giảm sức cạnh tranh.

Mặt khác, khi giá bất động sản trở nên quá đắt đỏ cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tạo lập đời sống và nhà ở cho người dân. Quá trình đô thị hoá không chỉ “gặm nhấm” dần đất nông nghiệp ven đô và tách nông dân khỏi ruộng đất, nó còn thu hút thêm vào các vùng đô thị một số lượng lớn dân nhập cư tới trú ngụ và mưu sinh, khiến nhu cầu về đất đai đô thị ngày càng trở nên căng thẳng, trong khi quỹ đất lại không được sử dụng hiệu quả và bị đầu cơ. Trên phương diện nhà ở, hậu quả tất yếu là nảy sinh hiện tượng lấn chiếm đất công và xây dựng cơi nới trái phép gây phá vỡ cảnh quan đô thị, làm quá tải và xuống cấp hệ thống hạ tầng, gia tăng mức độ ô nhiễm và thoái hoá môi trường, đặt gánh nặng lên vai chính quyền đô thị phải giải quyết tranh chấp khiếu kiện và những vấn đề xã hội bức xúc.

1.1.3.2. Sự cần thiết phát triển nhà ở thu nhập thấp khu vực đô thị

Xuất phát từ những hệ quả của quá trình tăng trưởng kinh tế và quá trình đô thị hóa như phân tích trên cho thấy việc phát triển nhà ở thu nhập khu vực đô thị là hết sức cần thiết, có thể xem xét trên một số mặt sau:

a) Phát triển nhà ở thu nhập thấp khu vực đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở

đô thị.

Vấn đề nhà ở đô thị là một vấn đề lớn đòi hỏi một lúc không thể giải quyết được ngay. Để giải quyết được vấn đề này đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính phủ, sự kết hợp của nhiều ngành trong quản lý đô thị. Đa số các quốc gia đều phải đối đầu với vấn đề này và thường gặp vướng mắc khi giải quyết vấn đề. Xuất phát từ mối liên hệ có tính mật thiết của nhà ở với các quan hệ phức tạp khác nảy sinh trong lĩnh vực nhà ở vì vậy yêu cầu đặt ra khi giải quyết vấn đề này là chính phủ cần phải có các quyết định thận trọng. Chính phủ chiếm giữ trong lĩnh vực này là khía cạnh chủ đạo của chính sách nhà ở Quốc gia. Chính phủ có thể đóng một vai trò tích cực can thiệp trực tiếp hoặc vai trò tiêu cực chạy theo các lực lượng thị trường tư nhân và nhu cầu khách hàng cá nhân để xác lập mức độ sản xuất giá cả. Có vô số các chính sách mà chính phủ có thể áp dụng, chúng phản ánh cách thức mà chính phủ có nên can thiệp

hoặc không nên can thiệp của chính phủ mà những phương pháp đó đã được thể hiện rất khác nhau như: Chính phủ chỉ đạo việc lập quy hoạch kế hoạch phát triển nhà ở, Chính phủ giải quyết sự khan hiếm nhà ở, Chính phủ trợ giúp nhà ở cho những người có thu nhập thấp, Chính phủ cải thiện điều kiện nhà ở nói chung, Chính phủ giảm bớt gánh nặng chi phí về nhà ở, ổn định sản xuất…

Bên cạnh đó, phát triển nhà ở đô thị còn nhằm đáp ứng chỗ ở cho nhóm dân đô thị có khả năng thanh toán thấp trong khi giá nhà ở khu vực đô thị không ngừng tăng lên

Là một nước đang phát triển với dân số trên 90 triệu người, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân như nhà ở, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, y tế, giáo dục và môi trường. Với dân số đô thị hiện chiếm khoảng hơn 32 triệu người và tăng trưởng dân số đô thị dự kiến hàng năm vào khoảng 850-950 nghìn người trong thập niên tới, vấn đề nhà ở cho người dân tại các thành phố của nước ta đang ngày cảng trở nên bức thiết, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Để đáp ứng nhu cầu này, chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm tăng cường và cải tạo điều kiện nhà ở cho người dân.

Hiện có ba nguồn cung chính để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân đô thị tại Việt Nam. Nguồn cung đầu tiên cũng là nguồn cung phổ biến nhất là nhà ở do người dân tự xây vốn chiếm đến khoảng 60-70% diện tích sàn nhà ở trong thời kỳ sau Đổi mới. Nguồn thứ hai là phân khúc sôi động nhất đến từ các dự án phát triển bất động sản nhà ở thương mại với sự tham gia của chủ đầu tư đến từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau, từ doanh nghiệp nhà nước đến các công ty tư nhân cũng như các tập đoàn đầu tư quốc tế. Nguồn cung thứ ba, với sự hỗ trợ rất lớn từ Nhà nước nhằm đáp ứng cho các nhóm có điều kiện kinh tế hạn chế là nguồn cung từ các dự án nhà ở xã hội. Trong thời gian gần đây, vấn đề nhà ở cho người TNT được bàn thảo rất nhiều tại Việt Nam, với kỳ vọng rằng phân khúc nguồn cung này sẽ vừa giải quyết được nhu cầu xã hội về nhà ở của người dân, vừa đóng vai trò như một động lực tái phát triển cho thị trường bất động sản ở nước ta.

b) Phát triển nhà ở thu nhập thấp góp phần tăng cường quản lý phát triển đô thị

Đô thị được phát triển dựa trên cơ sở bền vững của các yếu tố chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường và kinh tế. Phát triển nhà ở TNT tại khu vực đô thị giúp dân cư hiện tại và những thế hệ tương lai đều có được cuộc sống hạnh phúc, có đầy đủ phúc lợi và các dịch vụ công cộng cơ bản, có sức khoẻ, được đảm bảo an toàn, giáo dục và đối xử công bằng. Được tận hưởng bản sắc văn hoá dân tộc, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, có quyền chăm lo, bảo vệ cảnh quan và môi trường.

Hiện nay ở Việt Nam, nhiều yếu tố thuận lợi thúc đẩy mọi mặt quá trình phát triển đô thị bền vững. Tuy nhiên bên cạnh đó, nhiều vấn đề còn cần phải nghiên cứu khắc phục, như: Quy hoạch đô thị đôi khi vẫn bị coi là một sản phẩm, chưa phải là một quá trình; Cơ chế, thể chế triển khai quy hoạch còn chưa rõ ràng, phương pháp lập quy hoạch chưa hiện đại; Vốn dành cho công tác quy hoạch đô thị còn ít, quá trình xây dựng theo quy hoạch còn chậm; Thiếu sự tham gia của cộng đồng trong suốt quá trình phát triển đô thị; Thiếu sự phối hợp giữa các chuyên ngành, thiếu sự đồng bộ giữa các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; và Công tác quản lý đô thị nói chung ở mọi khâu còn yếu kém.

c) Phát triển nhà ở TNT khu vực đô thị góp phần ổn định chính trị và công bằng xã hội

Nhà ở là một phần không thể thiếu của mỗi người, từ người giàu đến người nghèo, từ già đến trẻ… Xã hội phát triển mạnh theo cơ chế thị trường, người dân đổ xô đi các đô thị lớn để kiếm việc làm, các trường đại học, cao đẳng tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn, sinh viên ra trường muốn ở lại các đô thị làm việc không muốn về quê… gây nên sức ép đối với đô thị, vấn đề nhà ở cho người dân tại các thành phố của nước ta đang ngày cảng trở nên bức thiết, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Có lẽ không cần phải chứng minh dài dòng rằng công bằng từ ngàn xưa đã là

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển nhà ở thu nhập thấp khu vực đô thị Nghiên cứu thực tế Thành phố Hà Nội (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)