5. Kết cấu của luận án
2.1 Các khái niệm liên quan đến khởi sự kinh doanh của thanh niên
2.1.2 Khởi sự kinh doanh và dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên
2.1.2.1 Khởi sự kinh doanh
Thuật ngữ “khởi sự kinh doanh” xuất phát từ khái niệm “entrepreneur” (người khởi sự kinh doanh) trong tiếng Pháp. Tuy nhiên, chưa thực sự có định nghĩa về
KSKD được chấp nhận rộng rãi. Theo quá trình tổng quan tài liệu cho thấy KSKD được định nghĩa trên các góc độ tiếp cận, bối cảnh và chủ đích nghiên cứu khác nhau:
- Dưới góc độ hình thành/bắt đầu một cái gì mới, thì khởi sự kinh doanh bao gồm
các hoạt động cần thiết để tạo ra hoặc hình thành một doanh nghiệp mới (Leibenstein,
1968 & 1979) hoặc tạo ra một tổ chức mới (Gartner, 1988; Cromie, 2000).
- Dưới góc độ doanh nhân/người chủ tổ chức (doanh nghiệp) mới, khởi sự kinh doanh là việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập doanh nghiệp mới và tự
làm chủ nhằm mục đích làm giàu (Wortman, 1987), hoặc KSKD là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới bằng đầu tư vốn kinh doanh, hay mở cửa hàng kinh
doanh (Macmillan, 1993). "Khởi sự kinh doanh là một sự lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình" hoặc “Khởi sự kinh doanh là lựa chọn nghề nghiệp của những người không sợ rủi ro tự làm chủ cơng việc kinh doanh của chính mình. Hơn nữa, Hisrich và Peters (2002) tuyên bố rằng KSKD có liên quan nhiều đến một số đặc điểm của cá nhân như khả năng sáng tạo, năng lực làm việc
độc lập và khả năng đối mặt với rủi ro.
- Dưới góc độ khai thác các cơ hội kinh doanh, KSKD là một quá trình một cá
nhân nhìn nhận và đánh giá các cơ hội kinh doanh, thu thập các nguồn lực cần thiết và bắt đầu các hành động thích hợp để khai thác hiệu quả các cơ hội kinh doanh
(Nwachukwu, 1990). KSKD cũng có thể hiểu là việc phát hiện ra cơ hội và tạo ra các hoạt động kinh tế mới, thường thông qua việc thành lập một tổ chức mới (Reynolds, 1995). Tương tự KSKD là việc xác định và khai thác có hiệu quả cơ hội kinh doanh
(Shane và Venkataraman, 2000), Khởi sự kinh doanh là một quá trình một cá nhân tìm kiếm cơ hội khơng cần xét đến những nguồn lực mà họ hiện đang kiểm soát (Baringer & Ireland, 2010); hay KSKD là sự sẵn lòng và khả năng của một cá nhân trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư; và có thể thành lập, điều hành một doanh nghiệp thành
công dựa trên việc nhận biết cơ hội trong một môi trường kinh doanh (Okpara, 2000). Khởi sự kinh doanh là một quá trình một cá nhân tìm kiếm cơ hội không cần xét đến những nguồn lực mà họ hiện đang kiểm soát (Baringer và Ireland, 2010).
- Dưới góc độ trách nhiệm xã hội, KSKD là quá trình làm mới và tạo ra sự
khác biệt với mục đích đem lại sự giàu có cho cá nhân và tạo ra các giá trị mới cho xã hội. Sự hiểu biết này phản ánh chức năng xã hội của kinh doanh là mang lại lợi ích cho cơng chúng chứ không chỉ đơn thuần theo đuổi lợi nhuận cá nhân (Kao, 1993). Điều
này liên quan đến khái niệm về doanh nghiệp xã hội, đề cập đến hoạt động sáng tạo
trong các hình thức cấu trúc kết hợp hai ngành này (Dees, 1998). Đồng quan điểm đó, Tan và cộng sự (2005), cho rằng cần nhận thức KSKD từ khía cạnh xã hội, cụ thể KSKD không chỉ với mục đích tạo ra sự giàu có cho cá nhân và mà cần nhìn nhận
KSKD ở những giá trị đem lại cho xã hội.
- Theo quan điểm của Hiệp hội khởi nghiệp toàn cầu GEM (Global
Entrepreneurship Monitor), khởi sự doanh nghiệp không phải là hành động bột phát,
hay là hành động nay nghĩ mai làm ngay. Đó là q trình ấp ủ ý định khởi nghiệp, tìm kiếm ý tưởng/cơ hội kinh doanh, khảo sát thị trường, xem xét điều kiện của bản thân, tính tốn khả năng huy động các nguồn lực,… trước khi thực sự bắt tay vào kinh
doanh (Trần Văn Trang, 2019). Theo nghiên cứu GEM, quá trình khởi nghiệp bao gồm 3 giai đoạn cơ bản là hình thành ý tưởng kinh doanh, khởi sự kinh doanh (dưới 3
tháng) và làm chủ/quản lý hoạt động kinh doanh mới (dưới 3,5 năm). Dù tiếp cận theo cách nào, quá trình khởi sự doanh nghiệp cũng được mô tả qua một số từ khoá bao
gồm: (1) “ý tưởng/cơ hội kinh doanh”, “nguồn lực”, “giá trị” và “sáng tạo”. Đây là
những thuật ngữ cơ bản mô tả đặc điểm của quá trình khởi nghiệp. Xác định ý tưởng hoặc/và tận dụng cơ hội kinh doanh Công việc kinh doanh thành công thường bắt đầu từ một ý tưởng kinh doanh tốt (thực tế và khả thi). Một ý tưởng kinh doanh tốt thường bao gồm hai yêu cầu cơ bản: có cơ hội kinh doanh tức là có nhu cầu thị trường và doanh nhân phải có đủ các kỹ năng và nguồn lực để tận dụng cơ hội. Tuy nhiên, ý
tưởng kinh doanh luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Điều quan trọng hơn là doanh
nhân dám làm và dám dấn thân để biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực. Đơi khi tính tốn kỹ quá sẽ dẫn đến việc chần chừ triển khai và đánh mất cơ hội; (2) Huy động nguồn lực cần thiết Quá trình khởi sự doanh nghiệp gắn với việc huy động các nguồn lực, trong đó hai nguồn lực quan trọng khi khởi nghiệp là tiền bạc và con người. Người khởi nghiệp phải có tiền để bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên cũng có nhiều doanh nhân thành đạt đều bắt đầu khởi nghiệp với số vốn ít ỏi. Ngồi tiền bạc, doanh nhân cần
biết huy động người có năng lực tham gia cùng với mình hoặc làm cho mình. Làm một mình có ưu điểm là được tự chủ thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình. Nhưng nếu gặp khó khăn, doanh nhân hãy nghĩ đến việc kêu gọi bạn bè, những người bạn tin
tưởng hoặc có chung niềm đam mê khởi nghiệp. Nếu hình thành một nhóm khởi
nghiệp, tốt nhất là tìm được những người có cùng quyết tâm và các kỹ năng/khả năng bổ trợ. Cần minh bạch và thống nhất cách hợp tác ngay từ đầu để tránh các mâu thuẫn và nguy cơ tan vỡ về sau này; (3) Tạo ra giá trị cho khách hàng Khi nghĩ về mơ hình kinh doanh, suy nghĩ thơng thường của doanh nhân sẽ là tơi sẽ làm gì (cung cấp sản phẩm/dịch vụ gì) và thu tiền bằng cách nào? Nhưng nếu đặt vào vị trí của khách hàng
tương lai, nên suy nghĩ xem khi khách hàng bỏ tiền ra mua sản phẩm/dịch vụ của, họ có đạt được lợi ích hay giá trị bằng hoặc cao hơn số tiền họ bỏ ra hay không; (4) “Khởi nghiệp” luôn gắn liền với “sáng tạo” đến mức nhiều người cho rằng đã là khởi nghiệp (startup) là phải đổi mới sáng tạo, phải là khoa học công nghệ và làm những điều mà thế giới chưa từng làm. Một q trình khởi nghiệp và kinh doanh thành cơng cần dựa trên sự đổi mới và sáng tạo liên tục. Ngay từ giai đoạn đầu, nếu sáng tạo ra một mơ
hình kinh doanh hồn tồn mới, dựa trên một ý tưởng kinh doanh độc đáo thì đó là điều tuyệt vời (trường hợp của taxi uber). Tuy nhiên, nếu bắt đầu với ý tưởng kinh
doanh phổ biến (như cà phê hay cửa hàng phở), người khởi nghiệp phải làm khác với những gì hiện có - tức là phải sáng tạo cách làm mới, sản phẩm mới, mới hy vọng thành cơng. Trong q trình kinh doanh, doanh nghiệp cũng cần liên tục cải tiến quy trình làm việc, cách tổ chức công việc, sáng tạo ra cách làm mới chất lượng hơn, nhanh hơn, ưu việt hơn. Dưới áp lực cạnh tranh, phải liên tục cải tiến sản phẩm hiện có và sáng tạo ra các sản phẩm mới. Tóm lại, muốn khởi sự doanh nghiệp và phát triển cơng việc kinh doanh thì phải đổi mới và sáng tạo. Khơng có khn mẫu nào hết,
người chủ có thể tìm thấy những điều có thể thay đổi, những thứ có thể cải tiến và các ý tưởng mới cho sản phẩm, dịch vụ của mình.
Như vậy, theo tác giả, khởi sự kinh doanh được hiểu là một quá trình mà một cá nhân nhìn nhận và đánh giá các cơ hội kinh doanh, thu thập các nguồn lực cần thiết
để hình thành một cơ sở kinh doanh/ doanh nghiệp mới với mục đích đem lại sự giàu
có cho cá nhân, đất nước và tạo ra nhiều giá trị cho xã hội.
2.1.2.2 Dự định khởi sự kinh doanh
Tương tự như KSKD, dự định KSKD cũng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:
Dự định được nghiên cứu dưới nhiều gốc độ khác nhau. Dự định được xác định là một trạng thái tinh thần, gắn với việc dự kiến thực hiện một hành động nhất định
trong tương lai (Bratman, 1987). Do đó, dự định thường liên quan đến việc lập kế
hoạch để thực hiện các dự định (Wibard, 2009) và cũng tạo động lực để thực hiện
những dự định mong muốn (Bagozzi và cộng sự, 1989). Dưới gốc độ này có thể suy diễn dự định khởi sự kinh doanh là những mong muốn có kế hoạch thực hiện hoạt động kinh doanh trong tương lại. Các cá nhân có dự định khởi sự ln có sự lựa chọn
và cân nhắc khi muốn thực hiện các hoạt động khởi sự kinh doanh (Bird, 1988). Dự định kinh doanh cũng thường được xem xét gắn liền với một quá trình từ việc nhận thức được cơ hội kinh doanh, sử dụng các nguồn lực sẵn có để tạo dựng nên
các kinh doanh riêng của mình trong những điều kiện môi trường kinh doanh nhất định. Dưới gốc độ này, dự định kinh doanh được xem xét dựa trên các cơ hội kinh
doanh được phát hiện. Tuy nhiên, khởi sự kinh doanh là điểm nhấn quan trọng đối với quá trình chuẩn bị và thực hiện khởi sự kinh doanh sau này của các cá nhân. Vì vậy, hầu hết các tác giả đều đồng quan điểm rằng: dự định khởi sự là yếu tố quan trọng để dự đoán đến hành động khởi sự (Bagozzi và cộng sự, 1989; Krueger và Brazel, 1994). Ngồi ra, dự định khởi nghiệp cịn được khái niệm theo nhiều khía cạnh khác như sau:
- Katz và Gartner (1988) cho rằng, dự định KSKD được hiểu là ý định tìm
kiếm thơng tin và các nguồn lực của một cá nhân để khởi sự, bắt đầu một doanh
nghiệp mới;
- Dự định KSKD thực chất là dự định các hành động được lên kế hoạch của một cá nhân để thực hiện một hoạt động KD (Tubbs và Ekeberg, 1991).
- Dự định KSKD cũng có thể được xem là sự cam kết của các cá nhân về việc khởi đầu kinh doanh (Reynolds và Miller, 1992) hoặc là cam kết thực hiện hành vi
kinh doanh (Krueger; 1993; Krueger với cộng sự, 1993).
- Engle và cộng sự (2010) cho rằng, dự định KSKD được hiểu là ý định của một cá nhân trong bắt đầu một doanh nghiệp mới.
- Dự định KSKD được định nghĩa là sự sẵn sàng của cá nhân để thực hiện
hành vi khởi sự kinh doanh, để tham gia vào hành động khởi sự kinh doanh, để tự làm chủ, hoặc để thành lập một công ty mới (Dell, 2008; Dhose và Walter, 2010).
- Hay như, Kuckertz & Wagner (2010) cho rằng dự định khởi sự kinh doanh của một cá nhân bắt nguồn từ việc họ nhận ra cơ hội, tận dụng các nguồn lực có sẵn và sự hỗ trợ của môi trường để tạo lập doanh nghiệp của riêng mình
Như vậy, dự định KSKD được hiểu là: (i) những mong muốn, ý định trong việc
tìm kiếm cơ hội và ý tưởng KD; (ii) ý định trong việc lên phương án thu thập và tiếp
cận nguồn lực; (iii) ý định trong việc chuẩn bị năng lực điều hành hoạt động KD; Các ý định trên có thể là riêng rẽ nhưng cũng có thể diễn ra đồng thời.
Trong nghiên cứu này, dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên được hiểu là:
những mong muốn, ý định tìm kiếm cơ hội và ý tưởng kinh doanh hoặc ý định trong
việc lên phương án thu thập, tiếp cận nguồn lực, chuẩn bị năng lực điều hành hoạt động kinh doanh của thanh niên.