Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam (Trang 110)

5. Kết cấu của luận án

4.2.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh

thanh niên Vit Nam

4.2.5.1 Kết quả phân tích mô hình cấu trúc các nhân tố tác động đến dựđịnh KSKD của thanh niên Việt Nam

Để phân tích các mối liên hệ tác động trong mô hình nghiên cứu và khẳng định về các giả thuyết nghiên cứu đặt ra, tác giảđã sử dụng mô hình cấu trúc (SEM) và xử

lý dữ liệu bằng phần mềm AMOS với bộ dữ liệu khảo sát gồm 1298 quan sát. Các tham sốđánh giá sự phù hợp của mô hình được trình bày ở hình 4.2 cho thấy các chỉ sốđo lường (Model fit) cơ bản đạt ngưỡng chấp nhận (CMIN/DF = 4,74; Các chỉ số GFI = 0,911; TLI = 0,908; CFI = 0,920 đều lớn hơn 0,9 và RMSE = 0,054 < 0,08. Như vậy, mô hình kiểm định có ý nghĩa thống kê, có thể dùng để phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố.

Hình 4.2. Kết quả phân tích mô hình SEM đã chuẩn hóa (mô hình ban đầu)

Bảng 4.18. Kết quảước lượng mô hình SEM (mô hình ban đầu)

Mối liên hệ Hệ số hồi quy Sai số Thống kê T P_value

Estimate S.E. C.R. P TDK <--- GDK 0,487 0,038 12,708 *** TDK <--- KNK 0,276 0,029 9,394 *** DDK <--- GDK -0,008 0,062 -0,129 0,897 DDK <--- KNK 0,152 0,036 4,238 *** DDK <--- NCT 0,204 0,053 3,852 *** DDK <--- CCQ -0,045 0,04 -1,113 0,266 DDK <--- TDT -0,008 0,041 -0,202 0,84 DDK <--- TDK 0,347 0,042 8,271 *** DDK <--- KSH 0,421 0,039 10,696 ***

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SEM với phần mềm AMOS

Mặc dù về mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu nhưng có một số mối quan hệ không có ý nghĩa thống kê (xem Bảng 4.18). Cụ thể là mối quan hệ giữa giáo dục KSKD với Dự định KSKD không có ý nghĩa thống kê (giá trị p là 0,897); tương tự, Chuẩn chủ quan (CCQ) và Thái độ với tiền bạc (TDT) cũng không có mối quan hệ với Dự định KSKD (với giá trị p lần lượt là 0,266 và 0,840). Các mối liên hệ giữa Kinh nghiệm KSKD (KNK), Nhu cầu thành tích (NCT), Thái độ với KSKD (TDK) và Nhận thức kiểm soát hành vi (KSH) với Dự định KSKD (DDK) đều có ý nghĩa. Bên cạnh

đó, Kinh nghiệm KSKD (KNK) và giáo dục KSKD (GDK) có quan hệ dương với Thái

độ với KSKD (TDK) ở mức ý nghĩa thống kê 1%.

Như vậy, kết quả phân tích mô hình SEM ban đầu chưa cho thấy tác động 3 nhân tố TDT, GDK và CCQ đến DDK; biến GDK không tác động trực tiếp đến

DDK nhưng nó có tác động đến TDK nên biến này sẽđược giữ lại trong mô hình điều chỉnh dưới đây (để xem xét tác động trung gian của biến TDK).

Để có kết quảước lượng chính xác hơn, mô hình được điều chỉnh loại bỏ tất các mối quan hệ không có ý nghĩa thống kê và thực hiện phân tích lại. Kết quả thể hiện trong Hình 4.3. và Bảng 4.19 dưới đây.

Hình 4.3. Kết quả phân tích mô hình SEM (điều chỉnh) đã chuẩn hóa

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Hình 4.3. thể hiệnkết quả các chỉ số xác định độ phù hợp của mô hình: CMIN/DF = 5,258; các GFI, CFI và TLI đều lớn hơn 0,9; giá trị RMSEA = 0,057 < 0,08, do đó mô hình nghiên cứu sau khi được điều chỉnh vẫn phù hợp với dữ liệu khảo sát.

Kết quảở Bảng 4.19 cho thấy trong mô hình cấu trúc điều chỉnh, biến GDK và KNK đều có ảnh hưởng đến TDK. Các biến KNK, NCT, KSH và TDK đều có tác

động đến DDK và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Mặc dù GDK không tác động trực tiếp đến DDK, nhưng nó tác động đến TDK (tác động trung gian qua TDK). Các trọng số chưa chuẩn hóa đều mang dấu dương cho thấy các biến KNK, NCT, KSH và TDK

ảnh hưởng tích cực tới DDK.

Bảng 4.19. Bảng hệ số hồi quy của mô hình SEM điều chỉnh Mối liên hệ Hệ số

hồi quy Sai shệ sốố HQ của Thkê T ống P_value Hchuệ sốẩ hn hóa ồi quy

TDK <--- GDK 0,450 0,038 11,803 *** 0,423 TDK <--- KNK 0,281 0,03 9,386 *** 0,315 DDK <--- KNK 0,144 0,035 4,113 *** 0,152 DDK <--- NCT 0,179 0,037 4,832 *** 0,161 DDK <--- KSH 0,406 0,036 11,24 *** 0,378 DDK <--- TDK 0,344 0,037 9,38 *** 0,327 Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Kết quả hệ số hồi quy chuẩn hóa cho thấy giáo dục KSKD (GDK) có tác động rất mạnh đến Thái độ với KSKD (TDK). Đồng thời, trong các nhân tốảnh hưởng trực tiếp đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên thì Thái độ với KSKD (TDK) và Nhận thức kiểm soát hành vi (KSH) có tác động mạnh nhất đến Dự định KSKD (DDK). Yếu tố Kinh nghiệm KSKD (KNK) có tác động yếu nhất đến Dựđịnh KSKD (hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,152).

4.2.5.2. Phân tích mô hình cấu trúc đa nhóm

Sự khác nhau về dự định KSKD của thanh niên theo các đặc điểm giới tính, nghề nghiệp, kinh nghiệm và truyền thống gia đình (các biến kiểm soát) đã được xem xét ở phần phân tích khác biệt mục 4.4. Theo đó kết quả nghiên cứu đã chỉ ra dựđịnh KSKD của thanh niên có sự khác biệt theo các biến kiểm soát: giới tính, trình độ, trạng thái nghề nghiệp, nghề nghiệp của bố, mẹ hay nói cách khác dựđịnh KSKD của thanh niên có phụ thuộc vào các đặc điểm cá nhân, đặc điểm truyền thống gia đình của họ. Tuy nhiên, ở một giác độ tiếp cận khác, nếu như có sự khác biệt về dự định KSKD theo các biến kiếm soát này thì cần thiết phải xem xét thêm sự khác biệt về cơ chế tác

động của các yếu tố đến dựđịnh KSKD của thanh niên theo các nhóm đặc điểm này. Ví dụ, phân tích khác biệt ở trên đã chỉ ra rằng dự định KSKD có sự khác nhau giữa nhóm thanh niên nam và nữ nhưng cần biết rằng cơ chế tác động của các yếu tốđến dự định KSKD của thanh niên trong các nhóm này có thể khác nhau. Như vậy, việc phân tích và chỉ ra được sự khác biệt trong cơ chế tác động của các yếu tố đến dự định KSKD của thanh niên theo các nhóm kiểm soát sẽ giúp tác giả đưa ra các hàm ý, kiến nghị phù hợp với từng nhóm đối tượng thanh niên. Để thực hiện được điều này, trong nghiên cứu đã sử dụng kĩ thuật phân tích mô hình cấu trúc đa nhóm với tiêu chuẩn Chi-square () để kết luận về sự khác biệt này. Theo đó, với mỗi biến kiểm soát, tổng thể mẫu sẽđược chia làm nhiều nhóm phân loại tùy thuộc vào số lượng các biểu hiện của biến kiểm soát đó. Ví dụ biến kiểm soát là giới tính thì tổng thể mẫu sẽ được chia làm 2 bộ phận là nhóm nam và nhóm nữ. Sau đó, tác giả xây dựng 2 mô hình cấu trúc: mô hình khả biến (các hệ số tác động có sự khác nhau theo các nhóm) và mô hình bất biến (các hệ số tác động không có sự khác nhau theo các nhóm). Sau khi có kết quả 2 mô hình này, sai biệt giữa 2 mô hình sẽ được xác định và thông qua thống kê Chi- squre sẽ kết luận về sự khác biệt. Giả thuyết Ho trong kiểm định này là: Không có sự

khác biệt giữa 2 mô hình bất biến và khả biến (dùng kết quả mô hình bất biến). Các kết quả phân tích mô hình cấu trúc đa nhóm được trình bày cụ thểở các mục dưới đây.

a. Kết qu phân tích mô hình cu trúc đa nhóm theo gii tính

Kết quả kiểm định khác biệt cho Chi-square = 10,58 với p-value = 0,158 > 0,05 cho thấy giữa mô hình bất biến và mô hình khả biến không có sự khác biệt (p>0,05). Do đó, mô hình bất biến được lựa chọn. Bảng 4.20. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình bất biến và khả biến Chi-square Df Mô hình khả biến 1431,719 436 Mô hình bất biến 1438,171 442 Sai biệt 10,579 7 Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả Hình 4.4. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến - nhóm nam Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Hình 4.5. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến - nhóm nữ

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Như vậy, mối liên hệ tác động của các nhân tố trong mô hình đến dự định KSKD của thanh niên không có sự khác biệt giữa nhóm nam và nữ. Các yếu tố KNK, NCT, TDK, KSH đều có ảnh hưởng trực tiếp đến dựđịnh KSKD của nam và nữ thanh niên và yếu tố GDK có ảnh hưởng gián tiếp đến dựđịnh KSKD qua yếu tố TDK. Đối với cả 2 nhóm giới tính, Nhận thức kiểm soát hành vi (KSH) và Thái độ với KSKD (TDK) đều là 2 yếu tố tác động mạnh nhất đến dựđịnh KSKD của thanh niên.

b. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc đa nhóm theo trạng thái nghề nghiệp

Kết quả phân tích sai biệt giữa hai mô hình bất biến và khả biến cho Chi-square = 18,908, bậc tự do Df = 6, giá trị p = 0,004 < 0,05 nên bác bỏ Ho, chấp nhận giả

thuyết có sự khác biệt giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến. Do vậy, mô hình khả biến được lựa chọn để làm sáng tỏ sự khác biệt này.

Bảng 4.21. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình theo nhóm tình trạng nghề nghiệp Chi-square Df Mô hình khả biến 1530,022 436 Mô hình bất biến 1548,93 442 Sai biệt 18,908 6 Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Mô hình khả biến của nhóm sinh viên và người đã đi làm thu được kết quả

như sau:

Hình 4.6. Kết quả mô hình cấu trúc khả biến với nhóm là sinh viên

Hình 4.7. Kết quả mô hình cấu trúc khả biến - nhóm đã đi làm

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Như vậy, ảnh hưởng giữa các nhân tốđến dựđịnh khởi sự kinh doanh có sự khác nhau giữa nhóm sinh viên và nhóm đã đi làm. Kết quả trọng số hồi quy trong mô hình cấu trúc của nhóm sinh viên và nhóm đã đi làm cho thấy sự khác biệt như sau: Đối với sinh viên, nhân tố Nhu cầu về tiền bạc không ảnh hưởng đến dựđịnh KSKD (p=0,602) và Thái

độ với KSKD có tác động tích cực nhất đến dự định KSKD của họ. Mặt khác, đối với nhóm đã đi làm, tất cả các nhân tố trong mô hình đều có ảnh hưởng đến dựđịnh KSKD và Nhận thức kiểm soát hành vi là yếu tố tác động mạnh nhất đến dựđịnh KSKD của họ.

c. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc đa nhóm theo trình độ chuyên môn

Kết quả phân tích khác biệt giữa hai mô hình cấu trúc bất biến và khả biến cho Chi-square của sai biệt là 19,83; bậc tự do df = 12; giá trị p = 0,07 cho thấy không có sự khác biệt giữa mô hình bất biến và mô hình khả biến giữa các nhóm theo trình độ

chuyên môn ở ba nhóm gồm (1) trung cấp, (2) cao đẳng, (3) đại học và sau đại học. Theo đó, mô hình bất biến được lựa chọn, và có thể kết luận rằng mối liên hệ tác động giữa các nhân tốđến dựđịnh KSKD không có sự khác nhau giữa các nhóm trình độ.

Bảng 4.22. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình theo nhóm trình độ chuyên môn

Chi-square Df Mô hình khả biến 1843,5 654 Mô hình bất biến 1863,335 666 Sai biệt 19,835 12 Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả Hình 4.8. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến - nhóm trung cấp Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Hình 4.9. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến - nhóm cao đẳng

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Hình 4.10. Kết quả mô hình bất biến - nhóm trình độĐại học và sau Đại học

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Các kết quả này hàm ý dù ở trình độ chuyên môn nào thì dự định KSKD của thanh niên đều chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các nhân tố Nhu cầu thành tích (NCT),

Kinh nghiệm KSKD (KNK), Thái độ với KSKD (TDK), Nhận thức kiểm soát hành vi (KHS) và bịảnh hưởng gián tiếp từ nhân tố Giáo dục KSKD (GDK).

d. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc đa nhóm theo nghề nghề nghiệp của bố, mẹ

Theo ngh nghip ca b

Kết quả Chi-square = 17,541, bậc tự do df = 12, giá trị p_value = 0,13 > 0,05 cho thấy mô hình bất biến được lựa chọn là phù hợp, kết quả kiểm định xem ở bảng 4.23 Dưới

đây. Bảng 4.23. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình theo các nhóm nghề nghiệp của bố Chi-square Df Mô hình khả biến 1800,375 654 Mô hình bất biến 1817,916 666 Sai biệt 17,541 12 Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Như vậy, mối liên hệ tác động của các nhân tố trong mô hình đến dự định KSKD không có sự khác nhau giữa các nhóm nghề nghiệp của bố. Hay nói cách khác, những thanh niên xuất phát từ gia đình có bố làm kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau đều chịu ảnh hưởng của tất cả các yếu tố trong mô hình đến dựđịnh KSKD của họ. Kết quả mô hình SEM theo từng nhóm được thể hiện rõ hơn ở các hình: Hình 4.15, Hình 4.16 và Hình 4.17. dưới đây.

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Hình 4.12. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến - nhóm có bố làm nhân viên KD trong doanh nghiệp

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Hình 4.13. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến- nhóm có bố hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp khác

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Theo ngh nghip ca m

Kết quả Chi-square = 12,279; bậc tự do Df = 12, giá trị P_value = 0,139 >0.05 cho thấy mô hình bất biến được lựa chọn là phù hợp trong phân tích cấu trúc đa nhóm theo nghề

nghiệp của mẹ. Điều này cũng có nghĩa rằng, mối liên hệ tác động của các nhân tố trong mô hình đến dựđịnh KSKD không có sự khác nhau theo các nhóm nghề nghiệp của mẹ.

Bảng 4.24. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình theo nhóm nghề

nghiệp của mẹ Chi-square Df Mô hình khả biến 1751,586 654 Mô hình bất biến 1768,865 666 Sai biệt 17,279 12 Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Như vậy, mối liên hệ tác động của các nhân tố trong mô hình đến dự định KSKD không có sự khác nhau giữa các nhóm nghề nghiệp của mẹ. Hay nói cách khác, những thanh niên xuất phát từ gia đình mà có mẹ làm kinh doanh, mẹ làm nhân viên kinh doanh trong DN hay mẹ hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp khác đều bị ảnh hưởng của các yếu tố (trong mô hình) đến dựđịnh KSKD của họ. Kết quả mô hình SEM theo từng nhóm

được thể hiện rõ hơn ở các hình: Hình 4.18, Hình 4.19 và Hình 4.20. dưới đây.

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Hình 4.15. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến - nhóm có mẹ làm nhân viên hoặc quản lý trong doanh nghiệp

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Hình 4.16. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến - nhóm có mẹ hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp khác

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

CHƯƠNG 5 BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THANH NIÊN VIỆT NAM

KHỞI SỰ KINH DOANH 5.1. Bình luận kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu này đã củng cố thêm phần tổng quan nghiên cứu về thúc đẩy khởi sự nói chung và đối với thanh niên Việt Nam về vấn đề này nói riêng. Cụ thể như sau:

5.1.1 Các gi thuyết chưa được khng định

Giả thuyết 1: Thái độ đối với tiền bạc có ảnh hưởng tích cực đến dựđịnh khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

Trong phần tổng quan, nghiên cứu này đã giả định thái độ với tiền bạc có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam. Giả thuyết này được đưa ra là dựa trên quan điểm cơ bản từ nghiên cứu của Fishbein và Azjen (1975), Ajzen và Fishbein (2000), Trevelyan (2009), và Sagiri và Appolloni (2009) về

mối quan hệ giữa thái độ và hành vi của một cá nhân. Thông thường một cá nhân có thái độ tích cực, họ sẽ có động lực thực hiện vấn đề đó. Trong cấu trúc thái độ có

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)