8. Bố cục và cấu trúc luận văn
3.2 Một số giải pháp đối với việc tham gia các FTA của Việt Nam trong thời gian
gian tới
Cho đến nay, hầu như tất cả các thành viên WTO đều tham gia ít nhất một Hiệp định Thương mại khu vực (RTA) dưới dạng FTA hoặc Liên minh Thuế quan. Ở Đông Á, xu hướng hình thành các FTA/EPA cũng đang diễn ra sôi động. Ngay cả các thành viên WTO trung thành nhất với khung khổ tự do hoá đa phương như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã điều chỉnh sách sách thương mại theo hướng ưu tiên hình thành các FTA song phương và khu vực. Bản thân khối ASEAN mà Việt Nam là thành viên cũng đang thực hiện chính sách FTA ASEAN+1 của mình với một loạt các nước đối tác chủ chốt, trong khi từng thành viên riêng rẽ như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia hay Philippin đều đã triển khai chiến lược FTA song phương của riêng mình, với cả đối tác lớn như Hoa Kỳ. Trong bối cảnh hợp tác và hội nhập kinh tế sâu rộng ở Đông Á, vai trò trung tâm của ASEAN càng được thừa nhận và thể hiện rõ nét hơn.
Trước tình hình ấy, việc cải thiện đáng kể môi trường đầu tư - kinh doanh của Việt Nam trong những năm qua là một bước tiến quan trọng, song có thể là không đủ để duy trì sức hấp dẫn đầu tư của nền kinh tế và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam. Trong khi vòng đàm phán Đô-ha chưa có nhiều tiến triển, Việt Nam không thể đứng ngoài thực tế sống động này của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế nếu muốn tránh vị thế thua thiệt trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Chính sách FTA ngày càng trở thành một công cụ chính sách kinh tế đối ngoại hữu hiệu của nhiều nước lớn, nếu khéo léo tận dụng Việt Nam sẽ có cơ hội huy động thêm nhiều nguồn lực phát triển đất nước. Bên cạnh những lợi ích kinh tế về thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, tri thức, kỹ năng quản lý, xây dựng năng lực thể chế và học hỏi thực tiễn chính sách, việc hình thành có chọn lọc các FTA song phương với những đối tác chủ chốt sẽ góp phần nâng cao thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực, đảm bảo hài hoà hai mục tiêu phát triển kinh tế và xây dựng quốc phòng, an ninh.