Định hướng về lộ trình tham gia các FTA

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 95 - 97)

8. Bố cục và cấu trúc luận văn

3.2.3 Định hướng về lộ trình tham gia các FTA

Việt Nam cũng cần thúc đẩy hình thành FTA với những thị trường phát triển nhất như Hoa Kỳ và EU để phát huy lợi thế so sánh tĩnh đồng thời hình thành tiền đề cho các lợi thế so sánh “động” vì đây là các thị trường có “thực tiễn ưu việt nhất” về thể chế chính sách và môi trường kinh doanh. Chúng ta cần dành “lợi thế của người đi trước” cho các đối tác phát triển và tiên tiến nhất thì mới có thể vươn lên cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực. Việt Nam cũng có thể tham gia FTA với những thị trường rộng lớn có khả năng bổ trợ cho nhau như Nga và liên minh thuế quan gồm: Nga, Belarus và Kazakhstan.

Với định hướng, hiện trạng chính sách đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và những phân tích về xu hướng chính sách FTA của các nước Đông Á ở trên, Việt Nam phải thiết kế lộ trình chính sách FTA một cách khoa học, có tính chủ động, tính hệ thống, tính chọn lọc, đặt trong một lộ trình hội nhập quốc tế và khu vực tổng thể, không để bị dẫn dắt bởi các lộ trình mang tính ứng phó, bị động, chi phối bởi đề xuất của các nước đối tác. Về lâu dài, Việt Nam cần tính tới việc đẩy sâu có chọn lọc một số lộ trình FTA song phương của mình lên thành các Liên minh thuế quan hay Liên minh kinh tế vì mức độ phúc lợi xã hội và hiệu quả tổng thể nền kinh tế của các Liên minh này lớn hơn FTA.

Nhìn từ lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế tổng thể, vì khung khổ đa phương WTO mang tính ràng buộc cao và các thành viên WTO lại thực thi cam kết theo cách tiếp cận

nhiều nhất có thể”, Việt Nam vẫn phải coi khung khổ đa phương WTO là nền tảng của

94

hoá quan hệ kinh tế đối ngoại trên thế giới cũng như ở Đông Á đòi hỏi trong giai đoạn tới, Việt Nam cần thực hiện hài hoà cách tiếp cận chính sách hội nhập trên cả bốn cấp độ đa phương, khu vực, song phương và đơn phương.

Bảng 3.1: Tiếp cận chiến lƣợc FTA đa cấp độ của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020

Nguồn: Bùi Trường Giang (2010).

Trong khi các cam kết bên ngoài đóng vai trò động lực cho quá trình cải cách bên trong, để thực sự chủ động trong hội nhập, một số cải cách đơn phương bên trong cần “đi trước” các cam kết bên ngoài để không rơi vào tình trạng ứng phó hay “chạy theo” các cam kết quốc tế như hiện nay.

Về cơ bản, có thể phác họa một số nét chính của lộ trình hình thành đối tác FTA của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020 như sau:

Thứ nhất, ưu tiên hình thành FTA các đối tác thương mại phát triển, chủ chốt

như Hoa Kỳ và EU. Với riêng Hoa Kỳ, sau khi ký kết Hiệp định khung về Đầu tư và Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, cần sớm thúc đẩy việc tham gia đàm phán tiến tới hình thành TPP vì đối tác quan trọng nhất ở đây chính là Hoa Kỳ.

Thứ hai, lộ trình hội nhập khu vực của Việt Nam không thể tách rời tiến trình

tăng cường hội nhập và xây dựng Cộng đồng ASEAN. Trên cơ sở lộ trình hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN và các lộ trình FTA ASEAN+ để phối hợp hành động, thống nhất phương thức tiếp cận, tiến trình đàm phán và nội hàm các FTA ASEAN+3, FTA ASEAN+6 hay các FTA ASEAN+X khác.

Thứ ba, tiến hành nghiên cứu và đàm phán FTA với một số nước bạn hàng truyền thống, là đối tác chiến lược hoặc đối tác hợp tác chiến lược của Việt Nam như

95

FTA với Nga và liên minh thuế quan Nga, Kazakhstan, Belarus; FTA với EU hay FTA với Hàn Quốc...

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)