8. Bố cục và cấu trúc luận văn
2.2.3 Tác động của FTA đến thương mại nội địa
Thực hiện các cam kết trong các FTA, đặc biệt là WTO với việc công nhận quyền kinh doanh và mở cửa dịch vụ phân phối cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tác động khá mạnh đến hoạt động thương mại trên thị trường nội địa, làm thay đổi diện mạo của ngành bán lẻ Việt Nam. Nổi bật là:
Tạo ra thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại nội địa
Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu đã có tác dụng tăng giá mua hàng hóa của các nhà sản xuất trong nước, đặc biệt là giá nông sản và giảm giá bán hàng nhập khẩu, bảo đảm nâng cao lợi ích của nhà sản xuất và quyền lợi của người tiêu dùng nhưng cũng tạo ra sức ép rất lớn đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nội địa.
Đến năm 2010, đã có 50 tập đoàn, các công ty phân phối lớn nước ngoài có mặt tại thị trường Việt Nam. Doanh số bán lẻ của các doanh nghiệp này năm 2010 là 53.264,10 tỷ VNĐ, bằng 3,5% tổng doanh số bán lẻ của cả nước là 1.566.589 tỷ, chiếm 25% doanh số bán lẻ được thực hiện tại các mô hình kinh doanh hiện đại. Việc mở cửa dịch vụ phân phối góp phần tạo ra một thị trường bán lẻ có tính cạnh tranh cao, góp phần hiện đại hoá hệ thống phân phối, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hoá nhưng cũng tạo ra sức ép lớn đối với các nhà phân phối vốn còn
73
yếu kém của Việt Nam. Sự hình thành hệ thống phân phối hiện đại với sự dẫn dắt của các doanh nghiệp FDI cũng buộc các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nếu muốn hàng hoá của mình có mặt trong các hệ thống phân phối này.
Các mô hình phân phối hiện đại phát triển mạnh, làm thay đổi diện mạo của ngành bán lẻ Việt Nam
Việc các nhà phân phối nước ngoài đầu tư xây dựng các trung tâm phân phối hiện đại hoạt động bán lẻ ở Việt Nam đã tạo sức ép lớn buộc các nhà phân phối trong nước phải hiện đại hóa mô hình và phương thức kinh doanh. Các mô hình kinh doanh hiện đại, như Trung tâm thương mại, siêu thị cửa hàng tự chọn, có bước phát triển khá. Đến năm 2010, cả nước đã có 445 siêu thị và 78 trung tâm thương mại, trong đó doanh nghiệp FDI có 19 siêu thị và 17 trung tâm thương mại. Tỷ trọng hàng hoá phân phối qua các mô hình kinh doanh hiện đại (siêu thị và trung tâm thương mại) phát triển nhanh. Đến nay đã có 20% doanh số hàng hoá được bán trên hệ thống này, 50% số hộ gia đình sống ở thành thị mua sắm tại các trung tâm thương mại mỗi tháng. Tình hình này đang gây sức ép ngày càng lớn đối với các hộ kinh doanh cá thể ở các thành thị Việt Nam.
2.3 Tác động của FTA đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
2.3.1 Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và các cam kết trong FTA
Không dễ dàng có thể đánh giá định lượng trước tác động tiềm tàng của các FTA trong hiện tại và tương lai đối với tổng mức FDI vào Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân khác nhau và do quan hệ kinh tế giữa FTA và luồng đầu tư vào không rõ ràng, cũng như tình trạng thiếu số liệu về đầu tư nói chung (cả của phía đối tác và Việt Nam), vì việc thu thập số liệu về hoạt động của các công ty thực sự khó khăn, và thiếu một mô hình kinh tế có thể đánh giá định lượng trước quan hệ FDI - FTA.
Cho tới gần đây vẫn chưa có thảo luận mang tính kinh nghiệm và học thuật về tác động của một hiệp định thương mại ưu đãi đối với luồng đầu tư đổ vào các nước thành viên hiệp định. Trong vòng 10 năm qua, các hiệp định về đầu tư, dưới hình thức Hiệp định Đầu tư song phương (BIT) hay các chương độc lập trong một hiệp định thương mại tự do, trở thành một trong những công cụ quan trọng nhất để thu hút đầu tư nước ngoài vào nước tham gia hiệp định. Trên khía cạnh này, xu hướng gần đây
74
của các FTA giữa các đối tác với ASEAN dường như đi theo hướng này, với việc tất cả các FTA đều có một chương về đầu tư độc lập hoặc chí ít quy định trong hiệp định khung về khả năng thêm một chương như vậy vào bản hiệp định FTA. Theo đó, cần phân tích tác động của các FTA đối với luồng đầu tư trong và ngoài phạm vi FTA của các nước thành viên. M ột vài nghiên cứu gần đây đã đều khẳ ng định mối quan hệ tích cực giữa FTA với đầu tư.
Theo đó, nhằm đành giá tác động tiềm tàng đối với luồng đầu tư đổ vào khi hình thành một khu vực mậu dịch tự do, phân tích sẽ chỉ giới hạn ở những ảnh hưởng mang tính lý thuyết và định tính. Trên khía cạnh này, về mặt khái niệm, cần phân biệt rõ giữa luồng đầu tư vào nhờ việc tự do hóa thương mại hàng hóa với luồng đầu tư vào nhờ các bước tự do hóa sâu hơn như tự do hóa thương mại dịch vụ. Trong phân tích này sẽ không tính tới các cải cách quy định nói chung hay việc hình thành các quy định liên quan đến đầu tư đặc biệt, cũng như những nội dung được đưa vào trong các Hiệp định Đầu tư song phương (như cơ chế giải quyết tranh chấp, đối xử công bằng, bình đẳng, không phân biệt đối xử...). Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, trừ khi cải cách quy định tạo hiệu ứng tự do hóa hoàn toàn thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (như trường hợp tự do hóa dịch vụ) hoặc tạo ra những động cơ khuyến khích từ góc độ tài chính hay quy định quản lý đối với nhà đầu tư nước ngoài, thì việc xây dựng các quy định tạo thuận lợi chung cho hoạt động kinh doanh hoặc hình thành nên cơ chế giải quyết tranh chấp chỉ có tác động rất nhỏ để thu hút thêm đầu tư.
Mặc dù ngày càng hình thành nhiều hiệp định thương mại tự do để tự do hóa thương mại dịch vụ hay để thể chế hóa các nghĩa vụ cải cách quy định như trong trường hợp quyền sở hữu trí tuệ, các điều khoản về cạnh tranh hay quy định về đầu tư, nhưng nội dung cắt giảm thuế và hàng rào phi thuế đối với thương mại hàng hóa vẫn là những nội dung chính nằm đằng sau mỗi khu vực mậu thương mại tự do. Tài liệu kinh tế cho thấy trải qua nhiều năm, kết quả chính của một FTA là cái được gọi là hiệu ứng “hình thành thương mại” hay “chuyển hướng thương mại”, nghĩa là FTA hình thành thương mại mới giữa các thành viên, đồng thời chuyển hướng thương mại từ các nước thứ ba sang các nước thành viên FTA. Đồng thời, việc hình thành khu vực thương mại tự do có tác động quan trọng tới tổng mức đầu tư nước ngoài trong và ngoài phạm vi FTA của các nước thành viên hiệp định.
75
phân biệt đối xử rõ ràng giữa các nước trong và ngoài FTA, đối với các nước thành viên FTA, cắt giảm tất cả thuế và hàng rào phi thuế gây cản trợ luồng luân chuyển hàng hóa tự do giữa các nước này, trong khi vẫn duy trì mọi rào cản thương mại đối với các nước không phải là thành viên FTA. Điều này áp dụng như thế nào đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài?
Một trong các nhân tố quyết định quan trọng nhất tại nước tiếp nhận đối với FDI là quy mô thị trường, cho phép các tập đoàn đa quốc gia (MNC) được hưởng lợi thế kinh tế nhờ quy mô, tăng hiệu quả và giảm giá thành sản xuất. Việc hình thành một FTA cơ bản sẽ tác động hình thành một thị trường rộng lớn hơn giữa các thành viên cho phép thương mại tự do giữa các công ty ở những nước này, nhưng lại có thể phân biệt đối xử chống lại các nước phi thành viên và công ty của những nước này. Nhằm đánh giá tác động mà sự phân biệt đối xử này đối với quyết định của công ty đa quốc gia (MNE) khi đầu tư vào nước tiếp nhận là thành viên của FTA, cần phân biệt giữa luồng đầu tư vào thuộc phạm vi trong và ngoài FTA.
Luồng đầu tư ngoài FTA
Sự phân biệt đối xử gắn liền với một FTA ngăn cản công ty đa quốc gia (MNE) nước ngoài được hưởng thị trường rộng lớn hơn mà FTA tạo ra. Điều này dẫn đến hệ quả chính là loại các công ty đa quốc gia (MNE) nước ngoài ra không được hưởng mọi lợi ích liên quan của một thị trường rộng lớn hơn (như lợi thế kinh tế nhờ quy mô, giảm giá thành, tăng hiệu quả), trong khi hậu quả đồng thời là việc mất thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh thuộc phạm vi FTA đang được hưởng lợi từ giá thành sản xuất giảm nhờ giảm thuế khi xuất khẩu trong FTA. Đồng thời, tác động
chuyển hướng thương mại của FTA sẽ khiến các công ty trong FTA chọn mua hàng
hóa thuộc phạm vi FTA do giá giảm, loại các công ty nước ngoài ra khỏi cuộc chơi. Nhằm giải quyết những tác động tiêu cực đó, các MNE bên ngoài thường tìm cách trốn thuế cao bằng cách chuyển sản xuất của họ tới lãnh thổ thuộc phạm vi FTA. Điều này đổi lại có tác động tích cực tới các nước thành viên FTA khi chứng kiến luồng đầu tư ngoài phạm vi FTA vào nước mình tăng lên. Hiệu ứng này đặc biệt phổ biến tại các công ty hoạt động trong những ngành có tính chất độc quyền nhiều nhà cung cấp, như ô tô, hóa chất hoặc điện tử.
76
thành khu vực mậu dịch tự do. Trên khía cạnh này, việc hình thành một thị trường lớn, giầu có và năng động hơn sẽ có thể thu hút nhiều tập đoàn đa quốc gia (MNC) tìm kiếm thị trường hơn đến từ bên ngoài khu vực FTA.
Luồng đầu tư trong FTA
Việc hình thành một thị trường rộng lớn hơn tác động phức tạp tới mọi công ty trong khu vực khiến các công ty trong dài hạn phải điều chỉnh trước sự năng động mới trong kinh doanh. Bên cạnh đó, những tác động nêu trên kết hợp với việc hình thành một khu vực mậu dịch tự do (có lợi thế kinh tế về quy mô, hiệu quả lớn hơn, giá thành sản xuất giảm), thị trường mở rộng sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh lên các công ty, buộc họ phải tổ chức lại mạng lưới của mình thành những đơn vị sản xuất chuyên môn hóa phục vụ cho toàn bộ thị trường khu vực và có thể chỉ tập trung vào sản phẩm cuối cùng đáp ứng nhu cầu của khu vực mậu dịch tự do hoặc tập trung sản xuất từng cấu phần đơn lẻ để chuyển sang lắp ráp bởi các công ty nhánh khác. Mặc dù khó đoán được tác động của việc tổ chức lại mạng lưới sản xuất đối với luồng FDI vào, trong trường hợp các FTA Bắc - Nam với các nước chuyên sản xuất các sản phẩm cần nhiều nhân công, việc tổ chức lại này có thể khiến chuyển hướng đầu tư từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, dẫn tới tình trạng đóng cửa các công ty nhánh hoạt động không hiệu quả ở một số nước và mở rộng hoặc thành lập các công ty nhánh mới ở các nước khác.
Những nghiên cứu thực tiễn đã khẳng định giả thuyết này là đúng. Trong lĩnh vực này, Velde và Bezemer (2004) nhận thấy quốc gia càng lớn so với các nước thành viên khác, thì càng thu hút được nhiều FDI hơn nhờ hội nhập khu vực vì các nhà đầu tư sẽ tìm cách tiếp cận với các thị trường có nhu cầu lớn nhất. Hệ quả tức thì sẽ là các nước có vị trí địa lý xa nước thành viên lớn nhất của FTA sẽ thu hút ít FDI hơn. Trong bối cảnh FTA EU-Việt Nam trong tương lai, việc ký kết ngay hiệp định có khả năng sẽ làm tăng đầu tư cho phía EU. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là, theo kênh thương mại hàng hóa, Việt Nam còn có tư cách thành viên của ASEAN (thị trường với 600 triệu người tiêu dùng) cùng với tổng cộ ng 5 FTA khác mà ASEAN và Việt Nam đã ký kết với các nước đối tác. Số FTA của Việt Nam mang lại cho các nhà đầu tư EU tại Việt Nam một thị trường lên tới 3 tỷ người kéo từ Ấn Độ sang Nhật Bản và xuống phía nam tới tận New Zealand và Australia. Hệ quả tức thì là các nước ở xa thành
77
viên lớn nhất của FTA sẽ thu hút lượng FDI ít hơn.
Phân tích kinh tế ở trên cùng với xu hướng thu hút FDI ổn định của ngành chế tạo Việt Nam dường như cho thấy ngành sản xuất hàng hóa sẽ là nam châm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sau khi ký hiệp định ASEAN là rất lớn, vì các nước này mang lại các công ty nước ngoài sản xuất tại Việt Nam một thị trường “thuế suất bằng 0” với 3 tỷ người. Cùng với các điều kiện cần thiết để cải thiện năng lực sản xuất của các công ty (công nghệ, lao động rẻ và hạ tầng cơ sở tốt hơn), trong tương lai trước mắt, Việt Nam có thể dễ dàng trở thành công xưởng xuất khẩu hàng chế tạo và công nghiệp ở khu vực châu Á, thách thức Trung Quốc đại lục truyền thống.
Nói như vậy để có thể thấy câu hỏi chính đặt ra là liệu việc tiếp tục ký kết hiệp định thương mại tự do với các đối tác như EU, Liên minh Kinh tế Á – Âu, TPP,…có thể có tác động tăng hơn nữa FDI, vốn đã ở mức cao, vào các ngành công nghiệp và liệu các khoản đầu tư FDI này có đem lại thêm lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam không.
Ví dụ với EU, các công ty châu Âu đã hiện diện tại Việt Nam trong nhiều ngành khác nhau (như ô tô, xe máy, dệt, may mặc, giầy dép, điện tử...). Việc giảm các rào cản thương mại giữa EU và Việt Nam sẽ không thay đổi đáng kể mô hình sản xuất của các MNE châu Âu vì vẫn còn những động lực chính thu hút FDI ở Việt Nam (lực lượng lao động rẻ, quy mô thị trường lớn và giá thành sản xuất nói chung thấp). Ngoài ra, Việt Nam sẽ không còn thu hút được những ngành cần cơ sở hạ tầng đầy đủ và công nghệ cao với lực lượng lao động tay nghề cao (như công nghệ sinh học hay dược phẩm) khi ký FTA, thay vào đó, các ngành này sẽ lựa chọn sản xuất ở những môi trường thuận lợi hơn, chí ít trong tương lai trước mắt. Trên thực tế, việc giảm rào cản thương mại sẽ có 3 tác động chính:
Nó sẽ tạo thêm một thị trường xuất khẩu cho Việt Nam với 600 triệu dân. Thị trường này sẽ dành “khu vực thuế suất bằng 0” cho Việt Nam với 3,5 tỷ người tiêu dùng. Trở ngại ở đây là khoảng cách địa lý xa xôi ngăn cách châu Âu với Việt Nam. Trên khía cạnh này, việc cải thiện thuận lợi hóa thương mại và giảm chi phí vận tải chắc chắn sẽ là một lợi thế.
78
kiện công nghệ cao hoặc máy móc) sau đó xuất sang Việt Nam. Đây có thể có hai tác động tiềm tàng: một là, công nghệ rẻ hơn của châu Âu có thể thúc đẩy năng lực sản xuất của các công ty và nhìn chung cải thiện trình độ công nghệ ở Việt Nam với mọi tín hiệu tích cực gắn liền theo đó. Điều này quay trở lại có thể thu hút thêm FDI để nâng cấp công nghệ hoặc dẫn tới việc hình thành các ngành mới (như đã diễn ra với ngành công nghệ sinh học ở Ma-lai-xi-a). Hai là, Việt Nam có thể nhập khẩu từ châu