Khái quát quá trình tham gia các FTA của Việt Nam

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 27)

8. Bố cục và cấu trúc luận văn

1.3 Khái quát quá trình tham gia các FTA của Việt Nam

Trong suốt hơn một thập kỷ sau khi đất nước thống nhất năm 1975, Việt Nam chỉ trao đổi thương mại với các nước thuộc Hội đồng tương trợ kinh tế (CMEA), đặc biệt là với Liên bang Xô-viết, nhập khẩu dầu và thực phẩm giá thấp, và xuất khẩu cao

26

su và các sản phẩm tiêu dùng. Cùng với đó, Việt Nam cũng nhận được những khoản vay ưu đãi từ Liên bang Xô-viết trong suốt một thời gian dài. Theo một nghĩa nào đó, CMEA giống như một thỏa thuận thương mại ưu đãi với mức độ mở không lớn. Vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình này đã tạo nên lạm phát cao, nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, đi kèm với việc thiếu hụt lương thực cùng các nguồn lực quan trọng khác, buộc nước ta phải thực hiện cải cách và đổi mới nền kinh tế.

Công cuộc đổi mới chính thức được thực hiện từ năm 1986, bắt đầu bằng việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo ra nhiều thay đổi trong các lĩnh vực xã hội, chính trị và kinh tế. Trong giai đoạn đầu, các cải cách chủ yếu tập trung trong nông nghiệp, ở giai đoạn tiếp theo quá trình “Đổi mới” hướng đến nhiều mục tiêu sâu hơn trong nền kinh tế. Nếu động lực đổi mới ban đầu xuất phát từ nhu cầu cấp bách phải cải cách sản xuất nông nghiệp thì quá trình cải cách tiếp đó lại càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh sụp đổ của Liên bang Xô-viết và sự đổ vỡ các hiệp định thương mại ký kết với Liên bang Xô-viết và các nước thuộc Hội đồng Tương trợ Kinh tế (COMECON). Kể từ khi thực hiện công cuộc "Đổi mới" đến nay, kinh tế và xã hội Việt Nam đã có những thay đổi mạnh mẽ. Trong hơn hai thập kỷ đó, Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Những thay đổi này đã tác động mạnh mẽ đến thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Để tham gia vào xu thế phát triển chung của thời đại, đón bắt các cơ hội phát triển mới, từ Đại hội VII (1991) đến nay Đảng ta đã đề ra các chủ trương nhất quán về hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng chủ động, đa phương hóa, đa dạng hóa, chú trọng đến các đối tác chiến lược và các nước có chung đường biên giới. Tháng 07/1995 Việt Nam đã ký kết các điều ước quốc tế gia nhập ASEAN và tham gia AFTA (tháng 01/1996). Tiếp đó, chúng ta đã tham gia một số FTA khu vực và song phương như Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) được thiết lập bởi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế ASEAN – Trung Quốc năm 2002 và Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACTIG) năm 2004, thực hiện từ 01/07/2005; riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Biên bản ghi nhớ Việt Nam – Trung Quốc (tháng 07/2005). Khu vực thương mại ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) được thiết lập bởi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKTIG) ký tháng 08 năm 2006, thực hiện từ 01/06/2007. Khu vực thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản (AJFTA) được

27

thiết lập bởi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) ký kết năm 2003, thực hiện từ năm 2008; riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) năm 2008, thực hiện từ 01/01/2009. Khu vực thương mại tự do ASEAN – Australia và New Zealand (AANZFTA) được thiết lập bởi Hiệp đinh thương mại tự do và quan hệ kinh tế thân thiện toàn diện ASEAN – Australia và New Zealand (AANZCERFTA), ký kết tháng 02/2009, thực hiện từ 01/01/2010. Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) bước đầu hình thành và thiết lập bởi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn Độ (AICECA) ký năm 2003 và Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG) ký kết năm 2009, thực hiện từ 01/06/2010. Khu vực thương mại Việt Nam – Chile được thiết lập bởi Hiệp định FTA song phương Việt Nam – Chile ký kết tháng 10/2011. Đến 2013, chúng ta đã tham gia thiết lập FTA với 16 nước trong khung khổ 6 FTA khu vực (AFTA, ACFTA, AKFTA, AJFTA, AANZFTA, AIFTA) và 2 FTA song phương (VJEPA, FTA Việt Nam – Chile) với phạm vi lĩnh vực tự do hóa khác nhau. Tỉ trọng thương mại hai chiều giữa Việt Nam với các đối tác đã có FTA chiếm gần 60% tổng giá trị thương mại quốc tế của Việt Nam, trong đó chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu và gần 70% kim ngạch nhập khẩu. Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán tham gia TPP, khởi động đàm phán FTA Việt Nam – EU; FTA Việt Nam – Hàn quốc và sẽ còn tiếp tục với một số đối tác khác.

Bảng 1.4 – Tóm tắt các mốc hội nhập chính của nền kinh tế Việt Nam TT Các mốc hội nhập Thành viên Hiện trạng

1. AFTA ASEAN Ký năm 1992 (ASEAN-6), Việt Nam tham gia năm 1995 2. Việt Nam - Hoa Kỳ Việt Nam và Hoa Kỳ Ký năm 2000 và thực hiện từ

năm 2001 3. ASEAN - Trung

Quốc ASEAN và Trung Quốc Ký năm 2004 4. ASEAN - Nhật Bản ASEAN và Nhật Bản Ký năm 2008

5. ASEAN - Hàn Quốc ASEAN và Hàn Quốc Ký năm 2006, riêng Thái Lan ký năm 2009

6. ASEAN - Ấn Độ ASEAN và Ấn Độ Ký năm 2009 7. ASEAN - Australia

- New Zealand

ASEAN và Australia, New Zealand

Ký năm 2009

8. Việt Nam - Nhật

28

TT Các mốc hội nhập Thành viên Hiện trạng

9. Việt Nam - Chile Việt Nam và Chile Ký năm 2011, có hiệu lực từ năm 2014

10. Việt Nam - Lào Việt Nam và Lào Ký năm 2015 11. Việt Nam - Hàn

Quốc Việt Nam và Hàn Quốc Ký năm 2015 12. Việt Nam - EU Việt Nam và các nước EU Ký năm 2015 13. Hiệp định kinh tế

xuyên Thái Bình Dương (TPP)

New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản

Ký năm 2015

14. Việt Nam – Liên minh thuế quan

Việt Nam và các nước Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan

Ký năm 2015

15. ASEAN+6 ASEAN và 6 nước Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Australia và Trung Quốc

Đang đàm phán

16. Việt Nam - EFTA Việt Nam và các nước Thụy Sĩ, Na-uy, Ai-xơ-len, Lichteinsten

Đang đàm phán

Ghi chú: Các nước ASEAN-6 gồm: Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippins, Singapore

và Thái Lan. Nguồn: VCCI.

Với các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, Việt Nam đã chủ động tạo ra những cơ hội to lớn cho việc thu hút đầu tư nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm. Mặt khác, các hiệp định này cũng gây ra những thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Nếu như việc gia nhập WTO, sức ép lớn nhất là về mặt thể chế và dịch vụ thì các hiệp định FTA song phương và khu vực lại tác động trực tiếp nhất đến thương mại hàng hóa do mức độ cắt giảm mạnh thuế quan được thể hiện trong AFTA và một số hiệp định ASEAN+: có khoảng 90% số dòng thuế sẽ về 0% vào năm 2015, phần lớn trong số các biểu thuế còn lại sẽ về 0% vào năm 2018. Minh chứng rõ nhất cho thực tế này là để thực hiện các cam kết WTO, Việt Nam đã phải sửa đổi, ban hành nhiều Luật, Pháp lệnh, Nghị định liên quan tới thể chế, trong khi tất cả các cam kết trong AFTA và các hiệp định FTA ASEAN+ hầu như không có rằng buộc nào hướng tới điều chỉnh về mặt thể chế. Mặc dù cả cơ hội và thách thức cùng tồn tại song song, nhưng việc tận dụng cơ

29

hội đến đâu, vượt qua thách thức thế nào lại phụ thuộc vào thể chế và chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam.

1.4 Khái quát cam kết mở cửa thị trƣờng của Việt Nam trong các FTA song phƣơng và khu vực

Tính đến hết năm 2014, Việt Nam đã ký kết 8 FTA song phương và đa phương, ngoài ra còn đang tham gia đàm phán FTA với một loạt các đối tác khác như Hàn Quốc, Lào, Liên minh kinh tế Á - Âu (Nga, Belarus và Kazakhstan) và EU. Các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia trước đây chủ yếu là thông qua Hiệp định giữa ASEAN và đối tác ngoài ASEAN. Do vậy, quá trình tham gia của Việt Nam trong đàm phán được hình thành dựa trên sự đồng thuận của ASEAN nên mức độ cam kết của ASEAN có sự dung hòa với các nước có trình độ phát triển thấp hơn trong ASEAN.

Đến giai đoạn gần đây, Việt Nam đã chủ động hơn khi tham gia các hiệp định thương mại song phương, theo đó, các FTA mà Việt Nam tham gia đàm phán và ký kết có mức độ cam kết sâu hơn, phạm vi rộng, nội dung vượt ra ngoài cam kết về thương mại, dịch vụ và đầu tư, bao gồm cả các thể chế, pháp lý trong các lĩnh vực môi trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ… Lộ trình cắt giảm thuế quan trong các FTA đều được cam kết thực hiện trong vòng 10 năm cho từng giai đoạn và được quy định cụ thể đối với từng hiệp định.

1.4.1 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)

AFTA được hình thành qua một số hiệp định và nghị định thư, đầu tiên trong số đó là Hiệp định về Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung đối với Khu vực thương mại tự do ASEAN (dưới đây gọi tắt là CEPT), được ký ngày 28/01/1992. Sáu bên đầu tiên tham gia CEPT là Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Việt Nam tham gia CEPT ngày 15/12/1995 thông qua Nghị định thư về việc gia nhập của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào Hiệp định về Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung đối với Khu vực thương mại tự do ASEAN. Lào và Myanmar gia nhập ngày 23/07/1997 và Campuchia ngày 30/04/1999. Vào năm 2010, các nước ASEAN thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) thay thế Hiệp định CEPT. Thực hiện đúng yêu cầu của CEPT, ta đã đưa ra các Danh mục cắt giảm thuế:

30

Danh mục cắt giảm thuế quan (IL): là danh mục các sản phẩm mà các nước thành viên đã sẵn sàng cắt giảm thuế. Hàng năm, Chính phủ ban hành Nghị định thư công bố thực hiện CEPT/AFTA cho năm đó. Gần đây nhất, ngày 12/6/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện CEPT giai đoạn 2008 - 2013.

Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL): Danh mục loại trừ hoàn toàn là danh mục

các sản phẩm sẽ không đưa vào tham gia AFTA vì các lý do bảo vệ an ninh quốc gia; đạo đức xã hội; sức khoẻ, cuộc sống của con người và động thực vật; bảo vệ các tác phẩm có giá trị nghệ thuật, lịch sử và khảo cổ học. Hiện nay, Việt Nam còn hai mặt hàng mà các nước ASEAN đang đề nghị ta đưa ra khỏi Danh mục GEL để thực hiện cắt giảm thuế quan là xăng dầu và thuốc lá. Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42 vừa qua, Việt Nam đã thống nhất với các nước ASEAN về Lộ trình cắt giảm thuế quan đối với mặt hàng xăng dầu. Bên cạnh đó, nước ta cũng đã thỏa thuận sẽ đưa mặt hàng thuốc lá ra khỏi Danh mục GEL để cắt giảm thuế quan trước năm 2015.

Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) và danh mục nông sản chưa chế biến nhạy

cảm (SL): Hiện nay, ta đã chuyển hết các mặt hàng thuộc các Danh mục này sang Danh

mục IL để thực hiện cắt giảm thuế quan. Đến năm 2011, danh mục IL của Việt Nam gồm 10.455 dòng thuế. Cụ thể, lộ trình cắt giảm thuế quan theo CEPT/AFTA trong giai đoạn 2005-2013 như sau:

Bảng 1.5: Tổng kết tình hình cắt giảm thuế trong CEPT/AFTA

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Số dòng thuế 10.689 10.689 10.689 10.689 10.689 10.689 10.689 10.689 10.689 IL 10.455 10.455 10.455 10.455 10.455 10.455 10.455 10.455 10.455 0 - 5% 8.496 10.256 10.285 10.296 10.054 10.059 10.072 10.069 10.097 0% 3.277 5.447 5.478 5.511 5.488 5.488 5.488 5.488 5.491 GEL 234 234 234 234 234 234 202 202 202

Ghi chú: Từ năm 2011, Việt Nam đưa xăng dầu ra khỏi danh mục GEL để thực

hiện cắt giảm thuế quan theo Lộ trình riêng.

Theo Quy định trong Hiệp định ATIGA, tới năm 2015 các nước ASEAN sẽ đưa thuế suất xuống 0% đối với tất cả các mặt hàng, trừ những mặt hàng nằm trong Danh mục GEL hoặc những mặt hàng trước đây nằm trong Danh mục GEL, sau đó được đưa

31

ra để thực hiện cắt giảm thuế quan theo Lộ trình riêng. Riêng các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (các nước CLMV) được hưởng linh hoạt bảo lưu 7% số dòng thuế tới năm 2018. Danh mục chi tiết 7% dòng thuế này sẽ được các nước CLMV đưa ra vào năm 2013, không phải thông qua đàm phán với các nước ASEAN khác. Như vậy, nước ta có thể chủ động đưa các mặt hàng muốn bảo hộ vào Danh mục 7% này.

1.4.2 Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)

Hiệp định ACFTA được ký kết ngày 29/11/2004 tại Viêng Chăn, Lào. Theo thỏa thuận, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 01/01/2005 và các nước bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế từ 01/07/2005. Trong giai đoạn đàm phán Hiệp định ACFTA, Việt Nam đồng thời đàm phán song phương với Trung Quốc về tiếp cận thị trường trong khuôn khổ đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN - Trung Quốc đề ra các quy định đối với hầu hết tất cả các khía cạnh liên quan đến thương mại hàng hoá giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, từ lịch trình cắt giảm thuế, các quy tắc cho hưởng ưu đãi, các biện pháp phi thuế, các quy tắc đối với việc áp dụng các biện pháp quản lý thương mại hàng hoá như chống bán phá giá và tự vệ, đến các quy định về cơ cấu thể chế. Hiệp định hàng hóa ASEAN - Trung Quốc đưa ra Lộ trình cắt giảm thuế quan theo ACFTA gồm 4 nhóm khác nhau: Chương trình “Thu hoạch sớm” (EHP); Danh mục giảm thuế thông thường (NT); Danh mục nhạy cảm (SL); và Danh mục nhạy cảm cao (HSL).

Do sự khác biệt về trình độ phát triển, các lộ trình giảm thuế của Việt Nam chậm và linh hoạt hơn lộ trình giảm thuế của Trung Quốc và các nước ASEAN 6. Lộ trình cắt giảm thuế cụ thể như sau:

Chương trình “Thu hoạch sớm” (EHP):

Chương trình (Danh mục) Thu hoạch sớm (EHP) là một cơ chế ưu đãi thuế quan hẹp, được thực hiện từ năm 2004, ngay sau khi Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc được ký kết. Phạm vi của EHP gồm các mặt hàng nông sản chưa chế biến (gồm các chương từ 1 đến 8 trong biểu thuế nhập khẩu) với lộ trình loại bỏ thuế quan trong 3 năm đối với các nước ASEAN-6 và Trung Quốc và 5 năm đối với Việt Nam bắt đầu từ năm 2004. Theo đó, từ ngày 01/01/2006, Trung

32

Quốc và ASEAN sẽ áp dụng thuế 0% cho tất cả mặt hàng trong EHP. Việt Nam bắt đầu áp dụng mức thuế 0% từ 01/01/2008.

Danh mục giảm thuế thông thường (NT)

Danh mục giảm thuế thông thường (NT) bao gồm 90% tổng số dòng thuế với lộ trình giảm thuế xuống 0% vào năm 2010 đối với ASEAN-6 và Trung Quốc; Việt Nam có lộ trình dài hơn 5 năm, tức là đến năm 2015, nước ta mới phải hoàn thành nghĩa vụ này. Cụ thể:

Bảng 1.6: Lộ trình giảm thuế theo NT của ASEAN-6 và Trung Quốc

Nhóm mặt hàng Ở thời điểm không muộn hơn ngày 1/1 của năm

(%) 2005* 2007 2009 2010

Nhóm 1 có thuế suất > 20% 20 12 5 0

Nhóm 2 có 15% < thuế suất < 20% 15 8 5 0

Nhóm 3 có 10% < thuế suất < 15% 10 8 5 0

Nhóm 4 có 5% < thuế suất < 10% 5 5 0 0

Nhóm 5 có thuế suất < 5% Giữ nguyên 0 0

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)