Hiệp định Thương mại Tự do Việt Na m Chile (VCFTA)

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 46)

8. Bố cục và cấu trúc luận văn

1.4.8 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Na m Chile (VCFTA)

FTA Việt Nam - Chile được bắt đầu đàm phán từ tháng 10/2008 và kết thúc vào tháng 11/2011. Tuy nhiên, do thủ tục phê chuẩn nội bộ của mỗi nước mất nhiều thời gian nên đến tháng 01/2014 hiệp định mới chính thức có hiệu lực.

Với 14 chương bao gồm 104 Điều và 8 phụ lục, FTA Việt Nam - Chile chỉ đề cập đến khía cạnh hàng hóa, như các quy định về tạo thuận lợi cho tiếp cận thị trường, quy tắc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, kiểm dịch động thực vật, rào cản kỹ thuật, phòng vệ thương mại...

Theo đó, Việt Nam cam kết xóa bỏ 87,8% số dòng thuế (91,22% kim ngạch nhập khẩu tại thời điểm 2007) cho Chile trong vòng 15 năm. Đổi lại, Chile sẽ xóa bỏ thuế quan cho 99,62% kim ngạch xuất khẩu (ở thời điểm năm 2007) của Việt Nam trong vòng 10 năm, trong đó 81,8% kim ngạch và 83,54% dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay.

45

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sẽ được cắt giảm thuế ngay và nhanh từ mức 6% hiện tại là dệt may (203 dòng thuế giảm ngay về 0%, 17 dòng thuế giảm 0% sau 5 năm), thủy sản (36 dòng thuế giảm ngay về 0%, 28% dòng thuế giảm 0% sau 5 năm), thủy sản, cà phê, chè, máy tính và linh kiện (giảm thuế về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực).

Quy tắc xuất xứ của hiệp định cũng tương đối đơn giản, đa số hàng hóa chỉ cần có tỷ lệ nguyên vật liệu được sản xuất từ các nước thành viên (Việt Nam hoặc Chile) chiếm từ 40% trở lên hoặc qua chuyển đổi mã HS ở cấp 4 số là được hưởng ưu đãi thuế quan.

Chile là nước Mỹ La tinh đầu tiên Việt Nam ký kết FTA và đây cũng là FTA thứ 8 mà Việt Nam ký kết. Còn Chile hiện đã có tới 25 FTA, mua bán với các nước FTA chiếm tới 90% thương mại của nước này. Việt Nam và Chile hiện cũng đang đàm phán trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương gồm 12 nước.

46

Chƣơng 2: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC FTA ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và các FTA nói riêng, cơ hội và thách thức sẽ chia đều cho tất cả các bên, sẽ có những tác động hai chiều đối với mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, trong những năm qua, việc tham gia vào các FTA đã có những tác động mạnh mẽ đến quá hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội đất nước. Trong đó, những tác động nổi bật được thể hiện ở 03 lĩnh vực chủ yếu là tăng trưởng kinh tế vĩ mô, thương mại hàng hóa và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

2.1 Tác động của FTA đến tăng trƣởng kinh tế

Cho tới nay, chỉ có một số lượng ít các FTA trong khu vực Đông Á hiện đang trong quá trình thực thi và sự tác động của nó đến một số nước thành viên chưa thực sự rõ ràng. Do vậy, đa số các nghiên cứu định lượng tác động của các FTA chủ yếu sử dụng Mô hình cân bằng cổng thể tính toán được (CGE) và bộ số liệu thương mại GTAP với một số phiên bản khác nhau để phân tích xu hướng thay đổi phúc lợi tổng thể của một thành viên FTA nhất định hoặc sự thay đổi phúc lợi của từng ngành kinh tế khác nhau. Các công trình nghiên cứu đánh giá tác động của FTA ở Đông Á của Scollay và Gillbert (2001), Urata và Kiyota (2003), Kawasaki (2003) và Kiyota (2004 và 2006) đều đã thống nhất ở một điểm: Các kịch bản FTA đều mang lại tác động tích cực tới các thành viên, trong khi gây ra các tác động tiêu cực khá nhỏ hoặc hầu như không gây tác hại gì tới các nước không phải thành viên các FTA được xem xét trong nghiên cứu.

Tốc độ tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế nước ta tăng dần kể từ năm 2001 cho đến năm 2005 và đạt ở mức cao, trên 8%, cho đến năm 2007. Đáng lưu ý, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, dòng vốn nước ngoài đổ vào nền kinh tế ngà y càng mạnh mẽ và đã có những tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ngay sau đó tác động tiêu cực lên nền kinh tế và làm cho tốc độ tăng trưởng suy giảm mạnh. Vì thế, tăng trưởng trung bình giai đoạn 2006 - 2010 lại thấp hơn so với giai đoạn 2001 - 2005. Trong giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 7,5%, nhưng đến giai đoạn 2006 - 2010

47

thì giảm còn 7,01%.

Đặc biệt, từ năm 2008 đến năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và thấp hơn nhiều so với 5 năm trước khi gia nhập WTO, do 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng theo 2 chiều trái ngược nhau. Quá trình tham gia các FTA và thực hiện các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn, phụ thuộc vào thương mại nhiều hơn nên giá nguyên liệu trên thế giới tăng cao trong các năm 2008, 2010 và 2011 tác động mạnh và nhanh hơn đến nền kinh tế, ở chừng mực nhất định tạo sức ép lạm phát cao và tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Từ tháng 10/2008, tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu tác động đến nước ta. Kinh tế các nước bạn hàng chính bước vào suy thoái hoặc tăng trưởng chậm ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và luồng vốn FDI vào Việt Nam. Biên độ lớn trong tỷ lệ giữa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và GDP cho thấy xuất khẩu và FDI là 2 yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế, do đó tăng trưởng kinh tế bị ảnh tiêu cực.

Để phân biệt rõ tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 do mặt trái của hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, và tác động của gói chính sách kích thích kinh tế vào đầu năm 2009, mô hình kinh tế lượng vĩ mô của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương được sử dụng để ước lượng mức độ sụt giảm tăng trưởng kinh tế nếu không có các giải pháp này. Kết quả mô phỏng trong Báo cáo Kinh tế Việt Nam năm 2008của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho thấy nếu Chính phủ không đưa ra gói kích thích kinh tế thì tăng trưởng GDP chỉ có thể đạt ở mức 4-4,5%, thấp hơn so với thực tế 1-1,5 điểm phần trăm, với điều kiện vẫn giữ nguyên các giả định khác.

Trong bối cảnh khủng hoảng và suy thoái kinh tế, nhiều cơ hội cũng như vô vàn thách thức từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã xuất hiện và tồn tại đan xen nhau tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế Việt Nam. Nhưng cũng từ đó, thực tế đã minh chứng cho tính đúng đắn của Nghị quyết số 08-NQ/TW của Đảng cũng như nhận định của nhiều nghiên cứu trước đây rằng một mặt hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế trong đó có tăng trưởng cao; mặt khác hội nhập kinh tế quốc tế cũng làm nền kinh tế dễ tổn thương hơn, những biến động bất lợi và bất ổn của nền kinh tế thế giới như luồng vốn đầu tư, thị trường tài chính, thị trường dầu thô,v.v... sẽ tác động lên thị trường trong nước nhanh hơn và mạnh hơn.

48

Về tốc độ tăng trưởng của từng ngành, ngành công nghiệp và xây dựng luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tiếp đến là ngành dịch vụ và cuối cùng là ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Một trong những lý do làm cho tăng trưởng trong ngành nông nghiệp giảm không đáng kể là do các sản phẩm nông nghiệp ít co giãn so với sự thay đổi của thu nhập. Các hàng nông sản thường là các mặt hàng thiết yếu. Trong khi đó, các mặt hàng công nghiệp có độ co giãn cao hơn, nên giảm thu nhập sẽ kéo theo sự sụt giảm mạnh hơn trong sản lượng công nghiệp.

Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tăng trưởng bình quân ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản trong 5 năm 2007 - 2011 sau khi Việt Nam gia nhập WTO là 3,4% hàng năm, tuy vượt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 3-3,2%, nhưng thấp hơn 0,6% so với giai đoạn 5 năm trước đó. Tăng trưởng của ngành từ 1992 đến nay có xu hướng giảm dần và tăng trưởng trong giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO cũng tiếp nối xu hướng này. Tốc độ tăng trưởng của ngành không ổn định, phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết, biến động của thị trường trong, ngoài nước đối với đầu vào và sản phẩm đầu ra của ngành. Tuy nhiên, tăng trưởng của ngành vẫn khá cao so với chuẩn quốc tế.

Ở mức độ nhất định, hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và quá trình tham gia các FTA nói riêng có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản do Việt Nam là một trong các nước dẫn đầu về xuất khẩu một số nông sản như cà phê, gạo, điều, cao su, hạt tiêu, và tiếp cận thị trường được cải thiện sau khi Việt Nam gia nhập WTO và tham gia các FTA. Tuy nhiên, rào cản thương mại tại các nước bạn hàng trước khi gia nhập WTO đối với nông sản Việt Nam nhìn chung không cao, và mức độ cắt giảm thuế quan theo cam kết WTO và FTA cũng không nhiều, do vậy cải thiện tiếp cận thị trường xuất khẩu nhờ tham gia WTO không phải là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng của ngành.

Đối với một số nông sản mà Việt Nam chưa có lợi thế so sánh, việc cắt giảm thuế nhập khẩu trong 5 năm qua tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trên thị trường nông sản trong nước giữa sản phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước. Một số sản phẩm như bông là sản phẩm với năng lực cạnh tranh yếu tuy vẫn được Nhà nước bảo hộ ở mức độ cao, đã và đang bộc lộ những mặt yếu kém, tỏ ra khó khăn, không phát triển được trong điều kiện cạnh tranh hơn khi mở cửa. Cùng trong nhóm này còn

49

có một số sản phẩm khác như dâu tằm, một số sản phẩm rau quả nhiệt đới, lạc, các loại đậu đỗ… Những sản phẩm này rất khó phát triển trên quy mô lớn vì năng lực cạnh tranh yếu hoặc không có. Trong khi đó, một bộ phận người sản xuất, doanh nghiệp chưa kịp chuẩn bị, điều chỉnh và thích ứng với tình hình này.

Đối với ngành thủy sản, do Việt Nam có lợi thế so sánh nên tuy lịch trình giảm thuế quan nhanh hơn so với cam kết, nhưng người sản xuất không bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong giai đoạn 2007 - 2011, ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng bình quân 6,0%, gấp 2 lần mức tăng trưởng của ngành nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, do tỷ trọng của ngành thủy sản trong toàn ngành còn nhỏ bé (dưới 20%) nên chỉ đóng góp ở mức độ khiêm tốn đối với tăng trưởng chung của toàn ngành.

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng có tác dụng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản về phía các ngành có thế mạnh xuất khẩu (nuôi trồng thủy sản, lúa gạo, cà phê, cao su, điều, hạt tiêu).

Từ khi gia nhập WTO và tham gia các FTA, với các yêu cầu cao từ đối tác nhập khẩu, người sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã có thái độ kinh doanh nghiêm túc hơn. Họ chăm lo hơn đến thương hiệu, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm các nông sản xuất khẩu do bắt đầu mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng và khó tính đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu. Họ cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn để chuẩn bị trước cho các vụ kiện chống bán phá giá. Đã bắt đầu hình thành được các vùng chuyên canh được cấp chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, đặc biệt là đối với các loại cây, rau, quả có thể xuất khẩu như vải, bưởi Năm roi, bưởi da xanh, sầu riêng hạt lép, v.v… Các mô hình sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, giống tốt đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm được nhân rộng hơn trước.

Ngành công nghiệp - xây dựng

Công nghiệp - xây dựng là ngành ảnh hưởng lớn nhất đến tăng trưởng GDP toàn nền kinh tế vì đây là ngành lớn nhất (tạo ra trên 40% giá trị GDP), đồng thời thường có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nền kinh tế. Trong giai đoạn 2007-2011, tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành là 7,0%, thấp hơn nhiều so với mức 10,2%/năm giai đoạn 2002-2006, không đạt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2010 là 9,5-10,2%. Trong

50

năm 2007, năm đầu mới gia nhập WTO, ngành công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng khá cao, tuy vậy cũng vẫn chỉ tương đương 2 năm ngay trước khi gia nhập WTO. Đến cuối năm 2008, tăng trưởng của ngành bắt đầu giảm khi khủng hoảng kinh tế giới bắt đầu tác động vào nền kinh tế.

Bảng 2.1: Tăng trƣởng khu vực công nghiệp-xây dựng theo ngành, giai đoạn 2002-2011

Ngành 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Công nghiệp - xây dựng

9,48 10,48 10,22 10,69 10,38 9,43 5,95 5,52 7,68 6,34

Công nghiệp 9,17 10,45 10,55 10,64 10,20 8,66 7,79 3,96 7,00 8,50 Khai thác 1,10 6,26 8,86 1,86 0,58 -4,71 -3,83 7,61 -3,69 -0,14 Chế biến 11,60 11,53 10,86 12,92 12,42 12,60 9,78 2,76 8,38 8,98 Điện, gas, cung cấp

nước

11,41 11,91 11,97 12,30 12,07 1,64 10,07 9,02 11,27 15,63 Xây dựng 10,57 10,59 9,03 10,87 11,05 12,14 -0,38 11,36 10,06 -0,97

Đóng góp vào tốc độ tăng GTGT khu vực II theo tỷ lệ % Công nghiệp -xây

dựng

100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Công nghiệp 75,72 77,78 80,55 77,86 76,79 71,73 101,44 56,52 70,79 103,48 Khai thác 2,08 9,90 13,81 2,74 0,81 -6,59 -7,39 14,38 -5,10 -0,21 Chế biến 65,57 60,13 58,64 67,05 67,70 77,06 97,46 30,74 65,31 85,32 Điện, gas, cung cấp

nước 8,07 7,76 8,10 8,08 8,28 1,26 11,36 11,40 10,58 18,38 Xây dựng 24,28 22,22 19,45 22,14 23,21 28,27 -1,44 43,48 29,21 -3,48

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Do Việt Nam là nền kinh tế mở, khủng hoảng kinh tế thế giới lan truyền khá nhanh, trước hết là thông qua giá cả nguyên, nhiên liệu trên thị trường thế giới tăng cao, tiếp đến là đầu tư (tăng thấp trong năm 2008) và xuất khẩu (giảm trong năm 2009). Sản xuất phục vụ xuất khẩu phải đối mặt với cầu nhập khẩu ở các nước bạn hàng suy giảm mạnh và xu hướng bảo hộ tăng. Trong khi đó, hàng công nghiệp chế biến phục vụ thị trường trong nước cũng chịu sức ép cạnh tranh của hàng nhập khẩu sau khi thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng giảm theo lộ trình các cam kết hội nhập FTA. Sản lượng nhiều ngành công nghiệp chế biến năm 2009 giảm sút mạnh so với năm 2008, khiến tốc độ tăng trưởng của ngành này thấp kỷ lục (2,8% năm 2009) kể từ năm 1991 đến nay. Khó khăn đối với hoạt động kinh doanh năm 2009 bộc lộ rõ hơn những điểm yếu của

51

ngành công nghiệp chế biến: hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh thấp và chậm được cải thiện; sản xuất mang tính gia công, phụ thuộc quá nhiều vào đầu vào nhập khẩu do ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển.

Lĩnh vực dịch vụ

Ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh hơn trong giai đoạn 2006 - 2010 so với giai đoạn 2001-2005. Rõ ràng, qua trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động đến ngành này. Mở cửa khu vực dịch vụ là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến bùng phát đầu tư trong khu vực này. Trong các năm đầu gia nhập WTO, các ngành có đầu tư tăng trưởng mạnh nhất trong nền kinh tế là các ngành kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, trong đó chủ yếu là kinh doanh bất động sản (tăng 263% vào năm 2007 và 16,5% vào năm 2008); các ngành mở cửa cho FDI như tài chính và tín dụng (tăng

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)