8. Bố cục và cấu trúc luận văn
2.2.1 Những thay đổi trong chính sách thương mại của Việt Nam dưới tác động của
động của các FTA và hội nhập kinh tế quốc tế
Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, cơ chế, chính sách thương mại hướng tới mục tiêu khuyến khích xuất khẩu, bảo đảm nhập khẩu đáp ứng yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng, bảo vệ, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất trong nước; mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới và trong khu vực. Mục tiêu sâu xa nhất chính là hướng tới phân bổ nguồn lực hiệu quả vào các ngành hàng có lợi thế,
53
tạo nguồn thu ngoại tệ và việc làm cho người lao động, đồng thời tạo cơ hội cho các ngành hàng phát triển. Theo đó, chính sách thương mại đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, đồng thời hạn chế các biện pháp can thiệp mang tính hành chính.
Trong giai đoạn 2001 - 2005, hoạt động xuất nhập khẩu được quản lý theo quy định tại Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005. Thời kỳ này, Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 44/2001/NĐ-CP (ngày 02/8/2001) về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP (ngày 31/7/1998) quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của Nghị định 57/1998. Như vậy, giai đoạn này là lần đầu tiên cơ chế xuất nhập khẩu được ban hành ổn định trong thời gian 5 năm. Điều này đã làm tăng tính tiên lượng của chính sách thương mại. Theo đó, doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh mang tính dài hạn hơn. Bản thân các cơ quan Nhà nước cũng có khung khổ chính sách có tính hiệu lực cao và thuận lợi cho công tác quản lý điều hành xuất nhập khẩu.
Trong giai đoạn từ 2006 – 2010, cùng với quá trình chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) đã tiến hành rà soát các cơ chế, chính sách liên quan đến thương mại đã ban hành nhằm bảo đảm phù hợp với các quy định của WTO, đồng thời phát huy hơn nữa những mặt tích cực và loại bỏ những mặt còn hạn chế trong điều kiện mới. Quốc hội đã thông qua Luật Thương mại vào năm 2005 thay thế cho Luật Thương mại năm 1997, sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2006/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 12) vào đầu năm 2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài. Các Bộ, ngành hữu quan cũng ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định này. Cùng với các văn bản này, các Pháp lệnh đối xử quốc gia, tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp đã lập thành một hệ thống văn bản pháp quy tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với các cam kết của Việt Nam với WTO. Đây chính là cơ sở để đổi mới đáng kể công tác điều hành quản lý xuất nhập khẩu của cơ quan nhà nước.
Về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu: Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đã dần dần được mở rộng. Nghị định số 44/2001/NĐ-CP năm 2001 cho
54
phép doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được quyền xuất khẩu tất cả hàng hóa, không phụ thuộc ngành nghề, ngành hàng ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu. Đây là một bước tiến mới so với Nghị định số 57/1998 trước đó.
Từ năm 2006, theo quy định tại Nghị định 12, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều thực sự bình đẳng trước pháp luật và đều được quyền tham gia trực tiếp vào hoạt động xuất nhập khẩu, cụ thể là:
- Doanh nghiệp 100% vốn trong nước được xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Chi nhánh của doanh nghiệp được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có vốn FDI, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài được xuất khẩu, nhập khẩu theo lộ trình phù hợp với cam kết quốc tế. Bộ trưởng Bộ Công Thương đã công bố lộ trình và phạm vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vốn FDI.
Về chính sách mặt hàng xuất nhập khẩu: Năm 2001, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg (sau đây gọi là Quyết định 46) ban hành danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định cho giai đoạn 2001-2005 thay cho việc công bố danh mục hàng năm như trước kia. Những mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu là nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn môi trường, an toàn lao động, về cơ bản là phù hợp với những điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết, tham gia. Quyết định 46 cũng loại bỏ một số mặt hàng ra ngoài danh mục hàng nhập khẩu có giấy phép, xác định lộ trình loại bỏ giấy phép đối với các mặt hàng nhập khẩu trong thời kỳ 2001- 2005 và xác định các nguyên tắc quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quản lý chuyên ngành. Vào thời kỳ này, Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại và các Bộ chuyên ngành đã được ban hành một cách ổn định và có lộ trình loại bỏ rõ ràng, đã hạn chế tình trạng chồng chéo của hệ thống văn bản.
Mặt khác, Quyết định 46 bãi bỏ cơ chế giao hạn ngạch xuất khẩu gạo, nhập khẩu phân bón và việc quy định doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hai mặt hàng này; xoá bỏ việc phê duyệt và phân bổ hạn mức gỗ rừng tự nhiên để sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu, xoá bỏ giấy phép nhập khẩu gỗ nguyên liệu, v.v. Điều này đã
55
thực sự tạo ra một môi trường pháp lý mới thông thoáng, bình đẳng và hiệu quả cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Từ năm 2006, các quy định về quản lý xuất nhập khẩu được hoàn thiện theo hướng thông thoáng và minh bạch hơn. Việc cấp phép chỉ còn là công cụ để thực hiện quản lý nhập khẩu đối với những mặt hàng nhập khẩu có điều kiện.
Về chính sách thuế quan: Trong giai đoạn 2001-2005, đối với các nước có hiệp
định thương mại với nước ta,hàng hóa nhập khẩu từ các nước này đều được hưởng mức thuế suất nhập khẩu MFN. Mức thuế suất này được điều chỉnh liên tục. Tuy nhiên, khác với các dòng thuế được ban hành nhằm thực thi các cam kết CEPT-AFTA, ACFTA và AKFTA, mức thuế này thay đổi theo những chiều hướng khác nhau. Mức thuế suất MFN trung bình của tất cả các dòng thuế đã tăng dần từ 16,25% năm 2001 lên gần 16,5% năm 2002 và lên trên 18,5% năm 2003. Diễn biến tăng này chủ yếu là do nước ta đã thuế quan hóa nhiều công cụ phi thuế quan khác (tức là áp dụng các rào cản thuế quan để thay thế các rào cản phi thuế quan đối với nhập khẩu của một số mặt hàng). Thêm vào đó, nhiều dòng thuế cũng được ban hành mới, điều chỉnh tăng để hạn chế thương mại và/hoặc tạo dư địa cho đàm phán cắt giảm thuế quan. Trong các năm tiếp theo đó, thuế suất MFN trung bình đã giảm liên tục xuống còn gần 17,6% năm 2006. Tuy nhiên, không phải mức thuế trung bình của mọi nhóm hàng phân theo HS đều tăng và giảm như trên. Trên thực tế, thuế suất nhập khẩu đối với nhiều nhóm hàng phân theo hệ thống HS thậm chí còn giảm liên tục.
Từ năm 2006, chính sách thuế quan đã tiếp tục được dần dần điều chỉnh và hoàn thiện, phù hợp với cam kết quốc tế, ngày càng rõ ràng, minh bạch. Mức thuế suất được quy định hợp lý hơn, không quá chi tiết, dàn trải. Thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu được tách ra khỏi thuế nhập khẩu.
Về một số chính sách hỗ trợ xuất khẩu:
Thứ nhất, theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 10/9/2001 về Chương trình hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, doanh nghiệp được hưởng tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thông qua tín dụng trung, dài hạn (vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư) và tín dụng ngắn hạn (cho vay ngắn hạn, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng).
56
đã ban hành các chính sách thưởng theo kim ngạch xuất khẩu. Việc khen thưởng xuất khẩu được Bộ Thương mại tiến hành từ năm 1998, số doanh nghiệp và số tiền khen thưởng đều tăng nhanh qua mỗi năm theo sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung cả nước.
Các mặt hàng thuộc đối tượng thưởng xuất khẩu bao gồm: gạo, cà phê, thịt lợn, rau quả, điều, tiêu, chè, lạc nhân, thủ công mỹ nghệ, mây tre lá, đồ nhựa, cơ khí. Đối tượng được thưởng xuất khẩu là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả hộ kinh doanh cá thể trực tiếp xuất khẩu.
Thứ ba, trong bối cảnh các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế mới, xúc tiến thương mại là biện pháp hiệu quả và được coi là phù hợp. Theo đó, Nhà nước hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại thông qua các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, khuếch trương mặt hàng xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm, mở rộng thị trường, thâm nhập các thị trường mới, thúc đẩy xuất khẩu và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2010/QĐ- TTg ngày 15/11/2010 về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia (trên cơ sở sửa đổi, hoàn thiện Quy chế cũ từ năm 2006). Theo đó, các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia được xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển xuất khẩu; thị trường trong nước và thương mại miền núi, biên giới và hải đảo, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ, nhằm tăng cường xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường trong nước, phát triển thương mại miền núi, biên giới và hải đảo, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Nhìn chung, trong những năm qua, những điều chỉnh trong chính sách thương mại đã đóng vai trò quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Công tác quản lý xuất nhập khẩu đã dần được điều chỉnh phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế, tự do hoá thương mại. Hệ thống chính sách và các văn bản pháp luật thương mại nói chung, xuất nhập khẩu nói riêng được điều chỉnh theo hướng tự do hóa và tương thích với chuẩn mực quốc tế. Kết quả là môi trường kinh doanh nói chung và môi trường hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đã được cải
57
thiện đáng kể, góp phần đáng kể vào những thành tựu lớn về thương mại. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng trưởng nhanh, và ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP ngày càng tăng, từ mức 96,5% năm 2000 lên 130,8% năm 2005, và 153,2% năm 2010. Điều này cũng phản ánh nền kinh tế nước ta ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường bên ngoài.