Bộ phận Marketing của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm, nó nghiên cứu những nhu cầu của thị trường đề ra những chính sách về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối…
Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng chính là nguồn sống của doanh nghiệp, số lượng khách hàng nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn vào công tác nghiên cứu và khai thác thị trường của doanh nghiệp. Hầu như tất cả các hoạt động Mareting đều bắt đầu từ việc tìm kiếm và khai thác
khách hàng.
Trong những năm gần đây, Công ty Dịch vụ dầu khí Nam Định đã tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm để trao đổi thông tin trực tiếp với khách hàng, giải quyết những thắc mắc của khách hàng trong các khâu dịch vụ để tìm ra các biện pháp nâng cao sản lượng bán hàng và đã thu được một số kết quả khả quan.
Hoạt động Marketing hiện tại của Công ty là đẩy mạnh công tác thị
trường và dịch vụ sau bán hàng nhằm vào các mục tiêu: giữ vững thị
định phân tích khách hàng để có đối sách phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Tuy nhiên các vấn đề này công ty mới chỉ làm ở mức độ hạn chế.
Công ty chưa có bộ phận chức năng chuyên nghiệp làm công tác marketing để thu thập và xử lý những thông tin cần thiết về thị trường và
tham mưu cho lãnh đạo hoạch định các chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.
Hoạt động nghiên cứu thị trường: Mục tiêu nghiên cứu thị trường của công ty là nghiên cứu về nhu cầu thị trường, phân tích các khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các nhân tố khác ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Công việc này được giao cho đội ngũ tiếp thị
phòng kinh doanh thương mại công ty thực hiện và hàng tháng phải phân tích thị trường thông qua báo cáo thị trường của từng cá nhân. Nhưng
nhìn chung kết quả đem lại là không cao do các nhân viên tiếp thị báo cáo không cụ thể có nhiều nội dung trùng lặp trong một khoảng thời gian dài.
2.4.5. Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Những thành công chủ yếu đạt được:
+ Thành công nổi bật là đã tạo được vị thế và uy tín của Công ty trong thị trường khu vực. Điều đó đã khẳng định phương hướng chiến lược phát triển của Công ty từ năm 2001 đến năm 2006 là đúng đắn và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty.
+ Công tác việc làm luôn được xác định là quan trọng hàng đầu và đã được các cấp uỷ Đảng, cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư. Trong hơn 5 năm, với doanh thu năm 2001 là 30 tỷ đồng và năm 2006 là 137 tỷ đồng. Tuy chưa thoả
mãn nhưng đó là một thành tích đáng ghi nhận của Công ty. Việc mở rộng ngành nghề kinh doanh như các hình thức: kinh doanh đa dạng hoá các sản phẩm dầu khí, đầu tư liên doanh liên kết với các đơn vị khác để mở rộng ngành nghề , đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng...bước đầu đãđược hình thành rõ
nét. Đây là vấn đề sẽ được nghiên cứu rõ nét hơn trong chiến lược kinh doanh của giai đoạn 2007-2015.
+ Công ty đã luôn nắm vững những quan điểm đổi mới của Đảng để củng cố và xây dựng lực lượng. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã vận dụng thành công những cơ chế chính sách và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, từ số liệu trên cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh trong 5 năm qua của Công ty là ổn định và có tăng trưởng kinh tế đáng kể. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế năm sau đều cao hơn năm trước từ 18-23%. Thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng cải thiện. Vốn sản xuất kinh doanh được bảo toàn và phát triển. Tuy nhiên, do đơn vị mới thành lập nên chi phí cho công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lớn kéo theo giá trị khấu hao tài sản hàng năm cao do đó Công ty hoạch toán chưa có lãi. Trong
công tác hạch toán luôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về chế độ kế toán, thống kê của Nhà nước. Tăng cường công tác hạch toán phụ thuộc của cấp Tổng Công ty . Công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra được tổ chức thường xuyên nên kịp thời phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm.
Những tồn tại
a). Tình hình hoạt động công tác tài chính
Mặc dù đã áp dụng máy máy thiết bị vào hoạt động tài chính kế toán của công ty như sử dụng phần mềm quản lý kế toán, đăng ký phát hành hoá đơn đặc thù. Nhưng nhìn chung Công ty chỉ mới thực hiện và chú trọng công tác kế toán, chưa thực sự quan tâm đến công tác tài chính của Doanh nghiệp điều này cũng là một vấn đề khó khăn cho công tác đầu tư phát triển sau này khi kinh doanh đa ngành và hợp tác liên doanh liên kết cần phải sử dụng các nguồn vốn linh hoạt.
+ Chất lượng thực tế về lao động ở Công ty nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu công việc đơn giản hàng ngày nhưng chưa có đủ số lượng cán
bộ quản lý để đáp ứng quản lý kinh tế - chiến lược ngày càng cao, đặc biệt là
phát triển kinh doanh sản phẩm mới.
+ Sự giao thoa giữa số cán bộtuổi cao, có kinh nghiệm và số cán bộ trẻ bổ sung đang là một khó khăn không nhỏ. Đặc biệt, số cán kinh doanh và
hoạch định chiến lược, phân tích tài chính đang thiếu nghiêm trọng. c). Hoạtđộng Marketing
+ Nguyên nhân cơ bản nhất là sự hạn chế trong công tác tìm thị trường của Công ty do chưa nắm bắtđúng, đủ thông tin.
+ Cách tiếp cận các cơ quan quản lý Nhà nước, tổng công ty chưa phù
hợp và chưa hiệuquả.
+ Việc hướng dẫn của các bộ, ngành của trung ương và địa phương chưa kịpthời, chưa đồngbộ, chưa hợp lý.
+ Việc mở rộng sản xuất tiến triển chậm, lúng túng do thực hiện còn
nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau.
+ Việc mở rộngthị trường hoặc tham gia các dịch vụ trong ngành Dầu
khí chưa được chuẩn bị và đầu tư. Nhiều điểm yếu đã bộc lộ là do thiếu trình
độ ngoại ngữ, thiếu trình độ hiểu biết pháp luật, qui định của nước sở tại và các thông lệquốc tế.
d). Công tác điều hành, quản lý sảnxuất kinh doanh
Như phần phân tích thựctrạng đã nêu, khó khăn nổicộm trong công tác
điều hành sản xuất kinh doanh là sự phân cấp giữa không rõ ràng gây ra một số công việc còn chồng chéo giữa các phòng ban. Mặc dù Công ty đã xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được DNV đánh giá cấp chứng nhận nhưng do nhận thức của người lao động chưa
cao do vậy mà Hệ thống không thường xuyên được khắc phục – phòng ngừa -
cải tiến.
Công tác giao kế hoạch công việc hàng tháng vẫn còn mang hình thức không chi tiết cụ thể ra từng mục công việc do đó kết quả công việc thực hiện của các bộ phận chưa cao, khó đưa ra tiêu chí để dánh giá nhận xét kết quả hoàn thành công việc trong tháng của từng bộ phận.
e). Công tác quản lý khoa học và công nghệ
Công tác khoa học công nghệ phục vụ sản xuất sản xuất kinh doanh
trong thời gian qua chưa đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất kinh doanh, chính vì thế năng lựccủa Công ty chưa phát huy tốiđa.
Công tác tổ chức và quản lý công nghệ và chất lượng từ Công ty xuống đơn vị cơsở chưa được hình thành một cách rõ nét.
Công tác huấn luyệnđào tạo đã được quan tâm nhưng còn thiếu so với
năng lực của Công ty, tài liệu phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và
hoạch định chiến lược không được cập nhật kịp thời không có sự vận dụng sáng tạo một phần cũng là do ý thức người lao động.
Nguyên nhân của những tồn tại
Thựctế xây dựng chiến lược kinh doanh ở Công ty còn nhiều tồn tại là do những nguyên nhân sau:
a). Xét về khách quan
Mặc dù nước ta chuyển sang cơ chế thị trường đã được hơn 10 năm nhưng những lý thuyết về chiến lược kinh doanh vẫn chưa được du nhập mạnhmẽ vào nước ta. Điều này được lý giải bởinhững lý do sau:
Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây tuy đã có quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh ở các tổng công ty cũng
lược” mà Đảng và Nhà nước chưa có những chính sách, biện pháp hữu hiệu
thúc đẩy sự du nhậpcủachiến lược kinh doanh.
Sau chiến tranh nền kinh tế nước ta đã trải qua hơn 10 năm cơ chế tập
trung, quan liêu, bao cấp. Do vậy, hiện nay các nhà lãnh đạo, các tổng giám
đốc cũng như các giám đốc còn chịu ảnh hưởng nặng nề của nó, cho nên họ rấtbảo thủ không chịutiếp nhận cái mới.
Các thông tin về chiến lược kinh doanh chưa được phổ biến một cách
rộng rãi về các doanh nghiệp. Hiện nay, ở hầu hết các sách báo tạp chí và các phương tiện truyền thông chưa đề cập đến vấn đề này, mà chủ yếu là một số
sách của nước ngoài đã được dịch và một số giáo trình của các trường đại học.
Việc nghiên cứu về chiến lược kinh doanh ở các cơ quan nghiên cứu, các trường học hầu như không đáng kể. Việc nghiên cứu ứng dụng vào các ngành kinh tế-kỹ thuật khác nhau chưa được triển khai và đặc biệt trong các ngành xây dựngvấn đề này chưa đượcđề cậpđến.
b). Xét về chủ quan
+ Cán bộ lãnh đạo trong Công ty chưa thực sự chú ý đếnvấnđề này, mà
chủ yếu là tập trung vào các kế hoạch ngắn hạn. Họ cho rằng chiến lược kinh doanh là viển vông, xa rời thực tế do vậy họ nản chí. Chính vì điều này mà
những cán bộquản lý chiến lược chưa thựcsựđượcđào tạobồi dưỡngkịpthời. + Mặt khác ngay trong đội cán bộ công tác hoạch định chiến lược của
Công ty cũng chưa hiểubiết nhiềuvềvấn đề này.
Tóm lại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty có một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ như sau:
Điểm mạnh
• Có sự uy tín trong kinh doanh.
• Có các Trạm Kinh doanh nhiên liệu trên trục đường lớn và khu công nghiệp.
• Có thể liên kết với các Doanh nghiệp mạnh khác.
• Chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn.
• Có thể bán hàng trên bất kỳ thị trường nào (không bị hạn chế thị
trường)
Điểm yếu
• Cơchế quản lý kém, thiếu cán bộ kinh doanh và quản lý giỏi.
• Hệ thống bán lẻ còn mỏng.
• Môi trường cạnh tranh gay gắt
• Do thị trường tiêu thụ rộng nên còn yếu khâu quản lý về vận chuyển
• Công tác marketing còn chưa được xem trọng đúng mức như vai
trò quan trọng của nó trong môi trường kinh doanh hiện nay
• Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm mới còn yếu so với các sản phẩm cùng loại do các Công ty khác kinh doanh.
• Nhận thức của cán bộ nhân viên của Công ty về kinh doanh trong
cơchế thị trường còn chưa đạt theo yêu cầu.
• Một số phương tiện, thiết bị của Công ty đãcũ, lạc hậu, hay hỏng hóc ảnh hưởng đến việc bán hàng.
• Không có quyền quyết định giá.
• Số lượng cán bộ CNV trong Công ty phân bố chưa hợp lý, chất
lượng không cao.
• Luôn bị ảnh hưởng bởi giá nhiên liệu thế giới, do đa số các loại sản phẩm phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Cơ hội
• Là một đơn vị trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia .
• Việt Nam chuẩn bị có Nhà máy lọc dầu do Tập đoàn Dầu khí đầu
tư.
• Sự xuất hiện của các khu công nghiệp.
• Sản phẩm dầu khí là nhu cầu tiêu dùng tất yếu và ít sản phẩm thay thế.
Nguy cơ
• Đối thủ cạnh tranh mạnh.
• Chính sách phát luật của Nhà nước thay đổi thường xuyên.
• Có sự biến động về giá theo giá của thị trường thế giới.
Như vậy: xét về cả chủ quan và khách quan thì hiện nay quá trình
hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh ở Công ty Dịch vụ Dầu khí Nam Định còn đang gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, với sự đóng góp nhỏ của
mình trong luận văn tốt nghiệp này, em xin trình bày một vài giải pháp nhằm khắc phục tình trạng nói trên, từ đó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Nội dung chương 2 tập trung vào việc phân tích tình hình hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Dầu khí Nam Định. Nhìn chung, hoạt động của Công ty khá ổn định trong những năm qua, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của nhân viên và các yếu tố kinh tế, xã hội đạt mức tăng trưởng cao.
Công ty cũng đã chuyển đổi cơ chế hoạt động từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty TNHH một thành viên từ tháng 03/2007 là một công ty con của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí. Qua hơn 5 năm hoạt động tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty tăng trưởng ổn định, tuy nhiên cũng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn đe dọa sự phát triển thị trường của doanh nghiệp.
Tóm lại, nội dung của chương 2 chủ yếu đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và phântích tổng hợp toàn bộ các yếu tố môi trường, các yếu tố nội bộ doanh nghiệp và các khái quát thực trạng để xây dựng chiến lược, từ đó rút ra các định hướng căn bản cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty sẽ được đề cập chi tiết trong chương 3.
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY DỊCH VỤ DẦU KHÍ NAM ĐỊNH GIAI
ĐOẠN 2008-2015.