Từ kinh nghiệm về quản lý nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước nói trên, có thể rút ra một số bài học cho Tống cục Quản lý thị trường như
sau:
- Hoàn thiện công tác hoạch định, kiện toàn bộ máy lãnh đạo (Tổng cục Thuế). Điều này chỉ có thể thực hiện được khi kế hoạch nhân lực và bản mô tả chi tiết các vị trí việc làm được xây dựng một cách đầy đủ, rõ ràng. Ngoài ra, tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo cũng cần phải được chuẩn hóa. Cơ cấu nhân lực phải được cân đối, sắp xếp lại cho phù hợp, tập trung đầy đủ nhân lực cần thiết cho những nhiệm vụ trọng tâm.
- Cần chú trọng trong công tác tuyển dụng nhân lực và sử dụng nhân lực sau tuyển dụng (Tổng cục Thống kê). Công tác tuyển dụng luôn luôn phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về tuyển dụng nhân lực, nhưng đồng thời phải lưu ý tới tính đặc thù của tổ chức để có thể đề xuất lên cấp trên cho phép tiến hành tuyển dụng theo cách thức phù hợp nhằm chọn được những đối tượng đáp ứng yêu cầu công tác thực tế của mình. Ngoài ra, cũng cần phải có kế hoạch sử dụng và đào tạo nhân lực sau tuyến dụng cho phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả của công tác tuyển dụng.
- Tăng cường công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ và kết hợp đào tạo với nước ngoài (Tống cục Thống kê, Tổng cục Hải quan). Công tác đào tạo phải kết hợp được cả lý thuyết và thực tế, cần tạo điều kiện để người lao động có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn và được thực hành trực tiếp với công việc của họ. Nội dung đào tạo phải chuyên sâu và các giảng viên phải là những người có kinh nghiệm thực tiễn
cũng như năm vững lý thuyêt. Ngoài ra, trong thời đại toàn câu hóa như hiện nay, cũng cần phải có sự kết hợp giữa đào tạo trong nước và đào tạo nước ngoài nhằm tạo điều kiện phát triển hơn nữa về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là đối với các cán bộ trẻ.
Tổng kết lại, từ kinh nghiệm của một số cơ quan quàn lý nhà nước đã phân tích cho thấy để xây dựng được đội ngũ nhân lực đảm bảo cả về số lượng và chất lượng cần phải áp dụng tổng hợp nhiều phương pháp gắn với các nội dung của quản lý nhân lực như hoạch định, tuyển dụng, và đào tạo nhân lực. Qua kinh nghiệm học hỏi từ các cơ quan nói trên, cỏ thể học hởi và
lựa chọn giải pháp phù hợp để tăng cường quản lý nhân lực tại Tổng cục Quản lý thị trường.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
Nghiên cứu là sự tìm tòi, khám phá bản chât quy luật của các sự vật, hiện tượng và sáng tạo các giải pháp tác động trở lại nhằm biến đổi sự vật, hiện tượng theo mục đích sử dụng của con người.
Trong nghiên cứu có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu về quản lý nhân lực cùa Tống cục Quản lý thị trường, luận văn đã sử dụng một số phương pháp như phương pháp thu thập tài liệu, số liệu; phương pháp nghiên cứu tại bàn; phương pháp thống kê mô tả; phương pháp phân tích và tổng hợp.
2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Nguồn tài liệu được sử dụng để nghiên cứu luận văn là tài liệu thứ cấp đã được công bố, bao gồm:
- Sách và giáo trình bao gồm các cuốn sách về quản lý nhân lực hay nhân sự cùa các tác giả trong và ngoài nước, giáo trình giảng dạy của các trường Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế (ĐHQGHN);
- Các bài viết về quản lý nhân lực qua các trang web điện từ và tìm kiếm tài liệu là các bài viết liên quan tới quản lý nhân lực trên các tạp chí...;
- Các bài luận văn thạc sĩ viết về quản lý nguồn nhân lực. Tác giả sử dụng nguồn tài liệu trên để:
- Xây dựng khung lý thuyết về quản lý nhân lực tại các cơ quan quản lý nhà nước.
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực tại các cơ quan quản lý nhà nước.
- Khảo cứu kinh nghiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý quản lý nhân lực.
Bên cạnh đó, tác giả sử dụng nguôn tài liệu là các báo cáo tông kêt năm của Tống cục Quản lý thị trường; Bảng tổng hợp và phân loại cán bộ do Vụ Tổ chức Cán bộ, Tổng cục Quản lý thị trường cung cấp.
Các nguồn tài liệu này được sử dụng để phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhân lực tại Tổng cục Quản lý thị trường, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại cơ quan này trong giai đoạn tiếp theo.
2.2. Phuong pháp xủ' lý tài liệu, số liệu
Từ những số liệu thu thập được, tác giả đã sử dụng các phương pháp biện chứng duy vật và các quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm lịch sử để phân tích các số liệu nhằm loại bỏ những số liệu trùng lặp, không chính xác và chọn lựa số liệu cập nhật, có giá trị trong phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhân lực tại Tổng cục Quản lý thị trường. Luận văn cũng sử dụng các phương pháp tính toán để tìm ra được các chỉ tiêu, làm cơ sở cho sự đánh giá thành tựu và hạn chế trong hoạt động quản lý nhân lực của Tống cục Quản lý thị trường từ khi thành lập (năm 2018) đến nay.
2.2. ĩ. Phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu tại chỗ
Phương pháp nghiên cứu tồng quan tại chỗ hay còn gọi là phương pháp nghiên cứu tại bàn là một phương pháp thường được áp dụng trong nghiên cứu trên phương diện lý thuyết.
Chương 1 của luận văn chủ yếu tập trung vào các vấn đề lý luận hay lý thuyết tổng quát về nhân lực và quản lý nhân lực. Do đó, tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu tại chồ chủ yếu cho chương này để trình bày một cách khái quát những nội dung lý thuyết cơ bản về nhân lực và quân lý nhân lực.
Tác giả đã tiến hành đọc và nghiên cứu, phân tích tại chồ các tài liệu thu thập được về nhân lực và quản lý nhân lực, từ đó rút ra những vấn đề cơ
bản như khái niệm vê nhân lực, quản lý, quản lý nhân lực, cơ quan quản lý nhà nước, quản lý nhân lực trong các cơ quan quản lý nhà nước, các nội dung chính của quản lý nhân lực của chương 1 làm cơ sở để thực hiện chương 3 và chương 4.
2.2.2. Phương pháp thong kê, mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp được áp dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.
Phương pháp này được tác giả sử dụng từ chương 1, thông qua việc thống kê và mô tả các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhân lực tại các cơ quan quản lý nhà nước, qua đó rút ra được khoảng trống về lý luận và thực tiễn mà luận văn cần tiếp tục nghiên cứu.
Phương pháp thống kê, mô tả còn được sử dụng qua việc khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhân lực tại các cơ quan quản lý nhà nước, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Tống cục quản lý thị trường.
Tác giả còn sử dụng phương pháp này ở chương 3 đế thống kê các số liệu phản ánh thực trạng quản lý nhân lực tại Tống cục Quản lý thị trường, trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhân lực tại cơ quan quản lý nhà nước này.
2.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích và tổng hợp là hai hoạt động gấn bó chặt chẽ và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu. Tuy nhiên, phân tích là chia tách vấn đề nghiên cứu thành nhiều mảnh nhỏ, nhiều khía cạnh đế tìm hiểu từng khía cạnh, từ đó giúp hiểu được toàn bộ vấn đề một cách đơn giản hơn. Trong khi đó tổng hợp là khái quát các khía cạnh của vấn đề để hiểu được một cách tổng quan nhất về toàn bộ vấn đề nghiên cứu. Hai phương pháp này được sử dụng cụ thể trong
luận văn như sau:
- Đôi với phương pháp phân tích:
Trong chương 3, ngoài phần mô tả thực trạng nhân lực của Tống cục Quản lý thị trường còn có phần phân tích thực trạng các nội dung quản lý nhân lực để làm rõ những ưu điểm, nhược điểm, hạn chế của quản lý nhân lực hiện nay tại Tổng cục Quản lý thị trường. Do nội dung thực trạng nhân lực và quản lý nhân lực tương đối rộng nên tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích đế chia nhỏ các nội dung trên thành các khía cạnh chi tiết hơn, từ đó phân tích chúng để thấy được một cách chi tiết tình hình thực tế về nhân lực của Tồng cục Quản lý thị trường. Các nội dung thể hiện thực trạng nhân lực được thể hiện ở quy mô, cơ cấu và chất lượng nhân lực, trong đó cơ cấu nhân lực được chia thành cơ cấu nhân lực theo độ tuối, cơ cấu nhân lực theo giới tính, còn chất lượng nhân lực được thể hiện ờ trình độ chuyên môn, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ,... Đồng thời nội dung quản lý nhân lực trong chương này cũng được tách thành lập kế hoạch nhân lực, tổ chức thực hiện quản lý nhân lực, kiếm tra và giám sát hoạt động quản lý nhân lực.
Phương pháp phân tích còn được tác giả sử dụng đế nghiên cứu bối cảnh mới tác động đến công tác quản lý nhân lưc tại Tổng cục quản lý thị trường trong thời gian tới, từ đó đưa ra được những định hướng để hoàn thiện công tác này.
- Đối với phương pháp tổng hợp:
Phương pháp tổng hợp được sừ dụng trong phần đánh giá chung về quản lý nhân lực của Tổng cục Quản lý thị trường, từ các phân tích, nhận định ở phần trên về thực trạng nhân lực và quản lý nhân lực khái quát nên những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân cùa công tác quản lý nhân lực, làm cơ sở việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực ở chương 4.
2.2.4. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu; từ đó giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn.
Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán cho từng nhóm đối tượng, các hệ thống bảng biểu đã được tổng họp. Luận văn sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu tương ứng trong cùng thời gian, và so sánh giữa các thời kỳ sau so với thời kỳ trước, đặc biệt là trong chương 3. Điều đó giúp nhìn rõ xu hướng vận động của hoạt động quản lý nhân lực tại Tổng cục Quản lý thị trường.
CHƯƠNG 3: THựC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN Lực TẠI TỎNG CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
3.1 Tông quan vê Tông cục Quản lý thị trường
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 03/07/1957, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký Nghị định số 290-TTg thành lập Ban Quản lý thị trường Trung ương và các Ban Quản lý thị trường các thành phố, tỉnh, khu tự trị. Đây là mốc son đánh dấu sự hình thành và phát triển của lực lượng Quản lý thị trường.
Năm 1982, theo Nghị quyết 188/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định số 190/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Ban chỉ đạo Quản lý thị trường trung ương được thành lập trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng để chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, các cấp tổ chức thực hiện công tác quản lý thị trường. Ban chỉ đạo Quản lý thị trường các tỉnh trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, các địa phương trong tỉnh tổ chức thực hiện công tác quản lý thị trường, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, trốn lậu thuế, kinh doanh trái phép.
Tiếp đó, theo Nghị quyết 249/HĐBT ngày 2/10/1985 của Hội đồng bộ trưởng đã hình thành lực lượng chuyên trách kiếm tra kiểm soát thị trường tức là các Đội Quản lý thị trường trực thuộc Ban chỉ đạo Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố, đặc khu và cấp huyện, quận, thị xã. Hệ thống tố chức quản lý thị trường đã hình thành lực lượng chuyên trách kiểm tra kiểm soát thị trường trên phạm vi cả nước với nhiệm vụ chủ yếu là chống buông lỏng thị trường tự do, quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và quản lý vật tư hàng hoá của nhà nước; đồng thời thiết lập trật tự trên thị trường, tập trung truy quét các hoạt động đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép theo
chỉ đạo của Ban Quản lý thị trường trung ương và Uy ban nhân dân các tỉnh, thành phố.
Đến năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/CP quy định chức năng nhiệm vụ và quyền hạn, hệ thống tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường trong đó xác định: Quán lý thị trường là lực lượng chuyên trách được tổ chức thống nhất từ trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương; có chức năng kiểm tra kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước. Từ thời điểm này, cơ cấu của lực lượng quản lý thị trường gồm Cục Quản lý thị trường (thuộc Bộ Công Thương), Chi cục Quản lý thị trường (trực thuộc Sở
Thương mại và Du lịch nay là Sở Công Thương) và Đội Quản lý thị trường (thuộc Chi cục Quản lý thị trường)
Trong hơn 60 năm hình thành và phát triển, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, của Bộ Công thương, các Bộ tiền nhiệm của
Bộ Công thương và cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng Quản lý thị trường thường xuyên phối hợp với các ngành, các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, chống sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm về an toàn thực phẩm, chống các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm về an toàn thực phẩm, chống các hành vi gian lận thương mại.
Do các thành tích xuất sắc, lực lượng Quản lý thị trường đã được Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, Huân chương lao động, Cờ thi đua, Bằng khen của Thủ tướng Chính phũ, Cờ thi đua và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công thương, Cờ thi đua và Bằng khen của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày 10/08/2018, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Tông cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương, trên cơ sở nâng cấp Cục Quản lý thị trường ở các địa phương.
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, 2019 là năm đầu tiên lực lượng quản lý thị trường hoạt động theo mô hình tổ chức mới - mô hình Tổng cục xuyên suốt từ trung ương tới địa phương (mô hình ngành dọc). Ngay từ đầu những ngày đầu thành lập đến nay, bộ máy tổ chức của Tổng cục đã cơ bản được kiện toàn, việc thay đối mô hình tổ chức của lực lượng là hợp
lý và bước đầu xây dựng được nền móng để phát triển.
Tính đến hết năm 2020, mô hình tổ chức lực lượng quản lý thị trường theo ngành dọc đã thể hiện rõ ưu điểm, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt trong điều hành, quản lý, nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát, phối hợp giữa các đơn vị trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại