Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu; từ đó giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn.
Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán cho từng nhóm đối tượng, các hệ thống bảng biểu đã được tổng họp. Luận văn sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu tương ứng trong cùng thời gian, và so sánh giữa các thời kỳ sau so với thời kỳ trước, đặc biệt là trong chương 3. Điều đó giúp nhìn rõ xu hướng vận động của hoạt động quản lý nhân lực tại Tổng cục Quản lý thị trường.
CHƯƠNG 3: THựC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN Lực TẠI TỎNG CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
3.1 Tông quan vê Tông cục Quản lý thị trường
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 03/07/1957, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký Nghị định số 290-TTg thành lập Ban Quản lý thị trường Trung ương và các Ban Quản lý thị trường các thành phố, tỉnh, khu tự trị. Đây là mốc son đánh dấu sự hình thành và phát triển của lực lượng Quản lý thị trường.
Năm 1982, theo Nghị quyết 188/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định số 190/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Ban chỉ đạo Quản lý thị trường trung ương được thành lập trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng để chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, các cấp tổ chức thực hiện công tác quản lý thị trường. Ban chỉ đạo Quản lý thị trường các tỉnh trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, các địa phương trong tỉnh tổ chức thực hiện công tác quản lý thị trường, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, trốn lậu thuế, kinh doanh trái phép.
Tiếp đó, theo Nghị quyết 249/HĐBT ngày 2/10/1985 của Hội đồng bộ trưởng đã hình thành lực lượng chuyên trách kiếm tra kiểm soát thị trường tức là các Đội Quản lý thị trường trực thuộc Ban chỉ đạo Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố, đặc khu và cấp huyện, quận, thị xã. Hệ thống tố chức quản lý thị trường đã hình thành lực lượng chuyên trách kiểm tra kiểm soát thị trường trên phạm vi cả nước với nhiệm vụ chủ yếu là chống buông lỏng thị trường tự do, quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và quản lý vật tư hàng hoá của nhà nước; đồng thời thiết lập trật tự trên thị trường, tập trung truy quét các hoạt động đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép theo
chỉ đạo của Ban Quản lý thị trường trung ương và Uy ban nhân dân các tỉnh, thành phố.
Đến năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/CP quy định chức năng nhiệm vụ và quyền hạn, hệ thống tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường trong đó xác định: Quán lý thị trường là lực lượng chuyên trách được tổ chức thống nhất từ trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương; có chức năng kiểm tra kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước. Từ thời điểm này, cơ cấu của lực lượng quản lý thị trường gồm Cục Quản lý thị trường (thuộc Bộ Công Thương), Chi cục Quản lý thị trường (trực thuộc Sở
Thương mại và Du lịch nay là Sở Công Thương) và Đội Quản lý thị trường (thuộc Chi cục Quản lý thị trường)
Trong hơn 60 năm hình thành và phát triển, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, của Bộ Công thương, các Bộ tiền nhiệm của
Bộ Công thương và cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng Quản lý thị trường thường xuyên phối hợp với các ngành, các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, chống sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm về an toàn thực phẩm, chống các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm về an toàn thực phẩm, chống các hành vi gian lận thương mại.
Do các thành tích xuất sắc, lực lượng Quản lý thị trường đã được Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, Huân chương lao động, Cờ thi đua, Bằng khen của Thủ tướng Chính phũ, Cờ thi đua và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công thương, Cờ thi đua và Bằng khen của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày 10/08/2018, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Tông cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương, trên cơ sở nâng cấp Cục Quản lý thị trường ở các địa phương.
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, 2019 là năm đầu tiên lực lượng quản lý thị trường hoạt động theo mô hình tổ chức mới - mô hình Tổng cục xuyên suốt từ trung ương tới địa phương (mô hình ngành dọc). Ngay từ đầu những ngày đầu thành lập đến nay, bộ máy tổ chức của Tổng cục đã cơ bản được kiện toàn, việc thay đối mô hình tổ chức của lực lượng là hợp
lý và bước đầu xây dựng được nền móng để phát triển.
Tính đến hết năm 2020, mô hình tổ chức lực lượng quản lý thị trường theo ngành dọc đã thể hiện rõ ưu điểm, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt trong điều hành, quản lý, nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát, phối hợp giữa các đơn vị trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Sự chỉ đạo xuyên suốt từ Bộ, Tổng cục xuống các Cục, Đội quản lý thị trường làm nên thành công của những vụ đánh trúng vào đường dây, ổ nhóm lớn hoặc địa bàn đặc biệt mà trước đây chưa bao giờ đụng vào được.
Trước những yêu cầu mới cùa xã hội, lực lượng quản lý thị trường nói chung và Tổng cục Quản lý thị trường nói riêng luôn đặt bản thân trong bối cảnh mới của thị trường, không chỉ gói mình trong nhiệm vụ quản lý thị trường trong nước, đảm bảo ốn định vĩ mô, lành mạnh thị trường, bào vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng, còn có nhiệm vụ mới liên quan đến hội nhập quốc tế, hợp tác quốc tế như chống gian lận xuất xứ, gian lận thương mại, hợp lực cùng các lực lượng chức năng chống buôn lậu qua biên giới.Có thể thấy, dù chỉ mới được thành lập nhưng với lịch sử hình thành lâu dài và các đóng góp không nhỏ của mình, Tổng cục Quản lý thị trường có một vai trò quan trọng, góp phần không nhở vào đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế đất nước.
3.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cư câu tô chức
3. ỉ.2.1. VỊ trí và chức năng
Tổng cục Quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc Bộ Công thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật.
Tống cục Quản lý thị trường có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
3.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Theo Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/08/2018, Tổng cục Quản lý thị trường có 16 nhiệm vụ và quyền hạn, cụ thế. Trong đó, có các nhiệm vụ và quyền hạn được nhóm thành các nhóm chính sau: (i) Tham mun, kiến nghị và trình cấp trên các vấn đề liên quan đến dự thảo luật, nghị quyết của quốc hội, chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia hay dự thảo thông tư, quyết định, chỉ thị, kế hoạch hành động năm và kiến nghị các biện pháp quản lý nhà nước liên tố chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường; (ii) Ban hành văn bản hướng dần chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Tống cục; (iii) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến
lược, kế hoạch, chương trình, các chế độ, chính sách đối với công chức và thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành hoặc nội bộ, xử lý vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo; (iv) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục; (v) nghiên cứu, xây
dựng, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiên trong hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường; (vi) Quản lý tồ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác cho nhân lực tại đơn vị; (vii) Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao, thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế theo sự phân công và Thống kê nhà nước về hoạt động quản lý thị trường; (viii) Thực hiện các nhiệm vụ khác do
Bộ trường Bộ Công Thương giao và theo quy định của pháp luật.
3.1.2.3. Cơ cấu tô chức
Tổng cục Quản lý thị trường là cơ quan quản lý nhà nước được tồ chức theo hệ thống ngành dọc từ trung ương tới địa phương theo đơn vị hành chính, đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất.
động quản lý thị trường tại Việt Nam. Chi tiêt như sau:
2
Tông cục Quản lý thị trường
Văn phòng *? Tông cuc• Vu• Tổ chức Cán bô• Vu• Thanh tra Kiểm tra Vụ Tổng hợp - Kế hoach-• Tài chính Vu• Chính sách Pháp chế Cue• Nghiệp VU• Quản lý thi• trường Cue• Quản lý thi• trường các tỉnh, phành phố
Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức của Tổng cục Quăn lý thị trường
(Nguồn: Tông cục Quản lý thị trường, 2020)
Trong luận văn này, tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu về nhân lực và quản lý nhân lực của các to chức Quản lý thị trường ở cấp trung ương của Tổng cục Quản lý thị trường, đây là bộ phận quan trọng, đầu não của các hoạt
Văn phòng Tông cục (Theo Quyêt định sô 3478/QĐ-BCT ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương):
Văn phòng Tổng cục là đơn vị trực thuộc Tống cục Quản lý thị trường có chức năng tham mưu giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo, điều phối, theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục thực hiện quy chế làm việc, các chương trình, kế hoạch công tác của Tổng cục; tố chức, quản lý công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác cải cách hành chính; công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ an ninh, quốc phòng; công tác thi đua khen thưởng; công tác quản trị, tài vụ và kế toán đơn vị dự toán cấp ba của cơ quan Tống cục; công tác thông tin, tuyên truyền; công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế; tổng hợp, thống kê, quản lý dữ liệu về hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm của lực lượng quản lý thị trường; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống tồ chức cơ quan quản lý thị trường; phát hành, biên tập, xuất bản tạp chí và các ấn phẩm về quản lý thị trường; công tác thông tin, cơ yếu của Tống cục Quản lý thị trường.
Văn phòng Tổng cục có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng; có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Văn phòng Tổng cục Quản lý thị trường có các phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm:
- Phỏng Tổng hợp - Hành chính; - Phòng Ke toán - Quản trị;
- Phòng Công nghệ thông tin;
- Trung tâm Thông tin truyền thông quản lý thị trường.
Vụ Tổ chức cán bộ (Theo Quyết định số 3481/QĐ-BCT ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương):
Vụ Tổ chức cán bộ là đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, có chức năng tham mưu giúp Tống cục trưởng Tồng cục quản lý thị trường về
tô chức bộ máy, công tác cán bộ, biên chê, chính sách lao động tiên lương, xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức của Tổng cục Quản lý thị trường theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ Công Thương.
Vụ Tổng họp - Kế hoạch - Tài chính (Theo Quyết định số 3482/QĐ- BCT ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương):
Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính là đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tống cục quản lý thị trường thực hiện công tác tổng họp tình hình thị trường, hoạt động của lực lượng quản lý thị trường; xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Tổng cục; tổ chức công tác phối hợp liên ngành; công tác tài chính,kế toán, tài sản, thống kê, đầu tư phát triến, xây dựng cơ bản, quản trị; công tác mua sắm tập trung và chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cùa ngành theo phân công, phân cấp của Tống cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường.
Vụ Chính sách - Pháp chế (Theo Quyết định số 3479/QĐ-BCT ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương):
Vụ Chính sách - Pháp chế là đơn vị trực thuộc Tống cục Quản lý thị trường, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tống cục quản lý thị trường thực hiện quản lý nhà nước bằng chính sách và pháp luật trong lĩnh vực quản lý thị trường, bao gồm: xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch; xây dựng pháp luật; rà soát, hệ thống hóa, họp nhất văn bản quy phạm pháp luật pháp điến hệ thống quy phạm pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật; công tác bồi thường của Nhà nước; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định cùa pháp luật.
Vụ Thanh tra - Kiểm tra (Theo Quyết định số 3480/QĐ-BCT ngày
26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương):
Vụ Thanh tra - Kiêm tra là đơn vị trực thuộc Tông cục Quản lý thị trường, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tống cục quản lý thị trường thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành; thực hiện kiếm tra việc thực hiện pháp luật trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của các đơn vị thuộc Tổng cục; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thực thi công vụ của lực lượng quản lý thị trường và các nhiệm vụ khác theo phân công của Tổng cục trưởng.
Vụ Thanh tra - Kiểm tra chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục trưởng Tồng cục Quản lý thị trường và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Công Thương.
Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường (Theo Quyết định số 3477/QĐ-
BCT ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương):
Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường là cơ quan trực thuộc Tống cục Quản lý thị trường, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo kiểm tra đối với các đơn vị trong lực lượng quản lý thị trường trong việc thực hiện đấu tranh phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phấm, bào vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật; trực tiếp thực hiện công tác kiếm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phụ trách đối với các vụ việc phức tạp, quy mô lớn,