Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại tổng cục quản lý thị trường (Trang 88)

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhân lực tại Tống cục Quản lý thị trường cấp trung ương vần còn tồn tại một số nhược điểm, hạn chế cần khắc phục. Cụ thể như sau:

- Vê kê hoạch nhân lực: bản mô tả công việc và khung năng lực chi tiêt của từng vị trí việc làm còn chưa được hoàn thiện, dẫn đến khó khăn trong việc phân công công việc, đánh giá người lao động.

- Công tác tuyển dụng chưa kịp thời, chậm so với kế hoạch bởi nhiều lý do khách quan và chủ quan như: do thi tuyển tập trung toàn ngành, thời gian thi tuyển không thường xuyên,... số lượng tuyển dụng chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của Tổng cục, gây hạn chế khá nhiều trong phân công công việc để đảm bảo hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó, nguồn tuyển dụng hạn chế. Cơ sở đào tạo và quy mô đào tạo còn ít, cả nước chỉ mới có Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang xây dựng đề án đào tạo chính quy ngành quản lý thị trường và dự kiến tuyến sinh năm 2021.

- Trong quản lý và sử dụng nhân lực thì quản lý thời gian và chất lượng kết quả công việc của người lao động chưa thật chặt chẽ, chưa có được nhũng căn cứ, biện pháp phù hợp để phân biệt một cách minh bạch giữa những người làm tích cực, hiệu suất công tác tốt với người làm việc thiếu tích cực, chểnh mảng, hiệu suất công tác thấp. Do đó chưa tạo được động lực mạnh mẽ khuyến khích những người gắn bó với công việc tích cực làm việc có năng

suất cao.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực gặp nhiều khó khăn vì nguồn kinh phí hạn chế. Thêm vào đó, hàng năm ngành quản lý thị trường phải dành một khoản kinh phí để đào tạo nghiệp vụ quản lý thị trường cho người lao động tuyển mới có chuyên ngành khác (trái ngành) gây lãng phí, chi phí này không đáng có nếu thực hiện quản lý nhân lực tốt, có chiến lược, số lượng cán bộ trẻ đi học sau đại học chuyên ngành quản lý thị trường còn chưa có. Nguyên nhân do sự hạn chế về cơ sở đào tạo và cơ chế động viên khuyến khích còn chưa tốt, thiếu sự hồ trợ về kinh phí và thời gian cho người đi học

- Chưa tạo được động lực đê người lao động găn bó và hài lòng với công việc. Các tiêu chí đánh giá nhân lực theo sát hướng dẫn của cấp trên nhung còn chung chung, chưa gắn nhiều với hiệu quả vị trí công việc được giao. Chu kỳ đánh giá không thường xuyên, phương pháp chưa khoa học, chỉ tiêu đánh giá ít. Công tác đánh giá vẫn còn chung chung chưa sát với thực tiễn, chưa thực sự phàn ánh đúng mức kết quả công tác của người lao động, chưa có tính phân loại, chưa khuyến khích được người lao động giòi và tạo

sức ép đối với người lao động trung bình hoặc yếu kém như mục tiêu đánh giá đặt ra. Tư tưởng cả nể, cào bằng trong đánh giá làm cho kết quả đánh giá sai lệch so với thực tiễn. Hơn nữa, kết quả đánh giá nhân lực sẽ ảnh hưởng tới kết quả chung của toàn đơn vị dẫn tới việc đánh giá không khách quan và thường sẽ là tất cả mọi người đều hoàn thành, hoàn thành tốt nhiệm vụ, cố gắng không để tình trạng người lao động không hoàn thành nhiệm vụ.

- Công tác kiểm tra giám sát hoạt động quản lý nhân lực chưa được thực hiện một cách hiệu quả. Công tác này chưa thật sự được lãnh đạo Tống cục coi trọng và đưa vào nhiệm vụ đánh giá trọng tâm. Bên cạnh đó, cũng chưa thực hiện hoạt động tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình quản lý nhân lực một cách thường xuyên tại Tổng cục cấp trung ương.

Những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý nhân lực tại Tống cục Quản lý thị trường cấp trung ương là do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất'. Biên chế được giao chưa đáp ứng nhu cầu theo vị trí việc làm

gây ra sự thiếu hụt thường xuyên, nguyên nhân chính là do: - Chưa xác định tốt nhu cầu nhân lực;

- Công tác quy hoạch và phát triển nhân lực còn hạn chế, nhất là trong giai đoạn chuyến giao, kiện toàn bộ máy mới sau thành lập;

- Quy định trong tuyển dụng của Nhà nước còn nhiều bất cập, thiếu tính chủ động cho đơn vị sử dụng nhân lực.

Bên cạnh đó, việc tuyên dụng nhân lực từ nhiêu nguôn khác nhau, không đúng chuyên ngành nên Tổng cục phải tốn chi phí đào tạo trái ngành cho người lao động và khi bố trí theo vị trí việc làm còn bất cập.

Khó khăn trong tuyển dụng nhân lực đúng chuyên ngành, do có ít người học, vì quăn lý thị trường là chuyên ngành hẹp, chưa có đơn vị đào tạo chính thức, sinh viên ra trường khó xin việc. Bên cạnh đó, chế độ chính sách của nhà nước, của ngành về thu hút và trọng dụng nhân tài cũng như chính

sách tuyển dụng nhân lực chất lượng cao chưa có hoặc chưa hấp dần.

Thứ hai: Nguồn kinh phí dành cho đào tạo người lao động phụ thuộc

hoàn toàn vào nguồn ngân sách được cấp, song nguồn này hạn hẹp nên khó chủ động trong thực hiện các kế hoạch, chương trình đặt ra.

Chưa xây dựng chính sách tạo động lực cho người lao động tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn như hỗ trợ kinh phí đào tạo, nâng bậc

lương, sắp xếp ở vị trí phù hợp hơn sau đào tạo...

Thứ ba: Quản lý thời gian và chất lượng kết quả công việc của người

lao động chưa thật chặt chẽ, chủ yếu vẫn dựa vào ý thức tự giác của người lao động. Do đặc thù của các cơ quan quản lý nhà nước là sự ốn định của tố chức về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tồ chức biên chế, cũng như sự gắn bó của

người lao động đối với tố chức, vừa là điếm mạnh giúp cho việc quản lý ít rủi ro song cũng chính là nguyên nhân làm cho sự trì trệ, ít đối mới trong tổ chức và hoạt động của tố chức, dễ làm cho công chức nảy sinh tư tưởng quá yên tâm, không lo mất việc làm nên hạn chế sự sáng tạo trong công tác.

Thứ tư: Công tác kiếm tra giám sát chưa được chú trọng, chưa nhận

được sự quan tâm của lãnh đạo, chưa đưa vào nhiệm vụ trọng tâm của các đon vị tại Tổng cục. Do vậy, các ưu điểm cúa hoạt động quản lý nhân lực chưa được khai thác để phát huy, các nhược điểm của hoạt động này chưa được tìm ra để khắc phục.

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNGVÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỤC TẠI TÔNG cục QUẢN

THỊ TRƯỜNG

4.1. Bối cảnh mói tác động đến công tác quản lý nhân lực tại Tổng cục Quản lý thị trường

Năm 2020 là một năm đặc biệt đối với lực lượng Quản lý thị trường khi vừa tập trung phòng, chống dịch, vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song công tác quản lý thị trường đã có nhiều đột phá sau khi tổ chức lại lực lượng quản lý thị trường theo hệ thống ngành dọc, góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiếm soát thị trường, phát hiện triệt phá nhiều vụ vi phạm lớn và đã đánh trúng, đánh đúng đường dây ổ nhóm, đối tượng cầm đầu.

Ngay từ những tháng đầu năm, 100% quân sổ tập trung vào việc phòng, chống dịch Covid-19, tăng cường quản lý địa bàn, phối hợp với các lực lượng chức năng kiếm tra việc niêm yết giá, ngăn chặn đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Đặc biệt, trong các đợt phòng chống dịch Covid-19, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương, Tổng cục Quản lý thị trường cũng nhanh chóng vào cuộc, yêu cầu các Cục địa phương chù động và phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiếm soát các hoạt động sản xuất, vận chuyến, buôn bán các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay, thiết bị y tế... Mặc dù gặp nhiều khó khăn do phải dàn mỏng nhân sự để thực hiện nhiều nhiệm vụ nhung việc tổ chức lại cơ cấu theo ngành dọc đã góp phần không nhỏ nâng cao sự phối kết hợp giữa các đơn vị quản lý thị trường các địa phương cũng như các đơn vị ở địa phương với Tổng cục cấp trung ương. Đây là một điều kiện rất thuận lợi không chỉ

trong công tác chuyên môn mà còn đôi với hoạt động quản lý nhân lực, đặc biệt trong công tác sử dụng nhân lực của Tổng cục Quản lý thị trường.

Hiện nay, hoạt động thương mại điện tử phát triến nhanh chóng, các đối tượng tham gia hoạt động thương mại điện tử nở rộ với nhiều thành phần nhung các đối tượng chỉ giao dịch nhỏ lẻ, thậm chí chỉ thực hiện rao bán, quảng cáo mà không có lượng hàng hoá thực tế tại địa điểm kinh doanh, giới thiếu sản phấm. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng vẫn chấp nhận tiêu thụ hàng lậu, hàng giả nhãn hiệu với giá rẻ, mua hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn. Do đỏ, công tác quản lý, xử lý các vi phạm gặp rất nhiều khó khăn.

Việc buôn bán online ngày càng trở nên phổ biến, một số thủ đoạn mới đang xuất hiện trên nền tảng thương mại điện tử tập trung vào nhóm hàng hoá có giá trị cao, những mặt hàng do nước ngoài sản xuất. Các thủ đoạn được các đối tượng sử dụng như: lập nhiều tài khoản facebook và chạy quảng cáo, ảnh chụp sản phẩm tương đối chuyên nghiệp và không có địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chi chung chung, khi khách hàng hỏi thì chỉ nhận inbox (nhắn tin riêng); một số người nối tiếng thường xuyên chia sẻ, livestream và đăng các bài quảng cáo các sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.

Đối với công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, năm 2020 cũng là năm đầu tiên, Tổng cục Quản lý thị trường thay đổi cách thức kiểm tra về hàng giả theo hướng cụ thể. Thay vì dàn trải như những năm trước, Tổng cục xây dựng kế hoạch tấn công vào những tụ điểm cụ thể, rõ ràng. Việc vận chuyển hàng lậu, hàng giả mạo nhãn hiệu xuất xứ từ bên kia biên giới vào sâu trong nội địa tiêu thụ diễn ra rất nhiều, đặc biệt là ở tỉnh Lạng Sơn do tỉnh có trên 231km đường biên giới với Trung Quốc, trên đó có 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính, 9 cửa khẩu phụ và hàng trăm đường mòn lối tắt.

Trong bôi cảnh những đôi tượng sản xuât, vận chuyên hàng giả, hàng gian lận thương mại sử dụng thủ đoạn ngày càng tinh vi, tình hình kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại không chỉ bùng phát trên kênh thương mại điện tử mà còn ở lĩnh vực bưu chính, vận tải hàng không, toàn lực lượng Quản lý thị trường cần trân trọng những gì đã làm được và cố gắng hơn trong các hoạt động năm 2021. Cũng chính vì vậy, Tổng cục càng phải chú trọng hơn nữa để hoàn thiện công tác quản lý nhân lực, nhất là trong việc hoàn thiện hoạch định nhân lực, xác định vị trí việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua tuyển dụng, sử dụng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Trong năm 2020, Tổng cục Quản lý thị trường tiếp tục đẩy mạnh nâng cấp, hoàn thiện, đưa vào áp dụng thêm nhiều phần mềm quản lý mới, như: Phần mềm quản lý cán bộ, thi đua khen thưởng; Phần mềm thật - giả; Phần mềm quản lý, tra cứu chứng từ điện tử... Dự kiến trong giai đoạn tới, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ tiếp tục triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng giả, hàng nhái, buôn lậu, gian lận thương mại và vi phạm sở hữu trí tuệ, tra cứu chứng từ điện tử, quản lý cán bộ, thi đua khen thưởng... Điều này đã tạo sự đột phá trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của Tổng cục; giúp lực lượng tổ chức thực hiện một cách tập trung, thống nhất, nhanh chóng, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung, công tác kiếm tra, kiểm soát thị trường, ứng phó kịp thời với các diễn biến bất thường, có tác động tiêu cực trên thị trường cả nước. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi nhân lực ngành Quản lý thị trường phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tin học và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc của mình.

Dự báo hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và tình hình dịch bệnh, thiên tai trong năm tới sẽ còn diễn biến phức tạp, do vậy, năm 2021, lực lượng Quản lý thị trường tập trung triển khai 02 nhiệm vụ chính, đó

là tiêp tục kiêm tra, kiêm soát trên thương mại điện tử và triên khai đâu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Trước tình hình mới, lực lượng quản lý thị trường tự nhìn nhận và luôn đặt bản thân mình trong bối cảnh mới của thị trường. Bởi vậy, không chỉ gói mình trong nhiệm vụ quản lý thị trường trong nước, đảm bảo ồn định vĩ mô,

lành mạnh thị trường, bảo vệ doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn cỏ nhiệm vụ mới liên quan đến hội nhập quốc tế, hợp tác quốc tế như chống gian lận xuất xứ, gian lận thương mại, họp lực cùng các lực lượng chức năng chống buôn lậu qua biên giới.

Trong bối cảnh đó, Tổng cục Quản lý thị trường cần không ngừng đổi mới, cải thiện lại cơ cấu tổ chức, tinh gọn bộ máy nhân sự theo hướng “Chính quy - Chuyên nghiệp - Hiện đại” theo đúng “Chiến lược phát triền lực lượng Quản lý thị trường giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030” để ngày càng hoàn thiện và phát triến, bắt kịp xu hướng chung của Việt Nam và thế giới.

4.2. Định hướng hoàn thiện công tác quăn lý nhân lực ở Tống cục Quản lý thị trường

Quản lý nhân lực của Tổng cục Quản lý thị trường cần phải phù hợp với quy định chung của Đảng và Nhà nước, đồng thời phải phù họp với mục tiêu phát triển và đặc điếm hoạt động của ngành quản lý thị trường. Vì vậy, quản lý nhân lực của Tống cục Quản lý thị trường tại cấp trung ương cũng cần có định hướng hoàn thiện phù hợp với xu thế phát triển, cụ thể như sau:

- về kế hoạch nhân lực',• cần hoạch định nhân lực phù họp với nhiệm• • • X • A •

vụ được giao và chiến lược, mục tiêu phát triển của Tổng cục. Hoàn thiện bản mô tả công việc và khung năng lực cho từng vị trí việc làm.

- về tổ chức thực hiện kế hoạch nhân lực: Đảm bảo tính công khai,

minh bạch, tuân thủ đúng quy định. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng cụ thể, rõ

ràng trước khi tuyên dụng, đảm bảo tuyên dụng đúng người, đúng việc, phù họp với trình độ chuyên môn và đáp ứng được nhu cầu của Tống cục. Bố trí đúng người, đúng việc, căn cứ đúng theo Đe án vị trí việc làm. Xây dựng chính sách thu hút nhân tài và giữ chân nhân tài. Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng. Xây dựng cơ chế động viên, khuyến khích người lao động, đặc biệt là lao động trẻ, tiếp tục tham gia các khoá đào tạo sau đại học. Đặc biệt chú trọng đào tạo trình độ ngoại ngữ, trình độ công nghệ thông tin của người lao động nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của thị trường. Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể hơn nhằm đánh giá đúng về chất lượng, hiệu quả làm việc của người lao động.

- Công tác kiếm tra giám sát hoạt động quản lý'. Công tác kiếm tra

giám sát được thực hiện thường xuyên, trung thực. Chỉ ra được những thiếu

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại tổng cục quản lý thị trường (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)