Khung phân tích của luận án

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 55 - 56)

Qua những phân tích kể trên, luận án xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về gánh nặng thuế của DNNVV. Trên cơ sở đó đề xuất hướng hoàn thiện chính sách thuế giảm gánh nặng thuế, hỗ trợ phát triển DNNVV.

Phạm vi nghiên cứu của luận án là hai loại thuế có phạm vi điều chỉnh lớn nhất, phức tạp nhất và cũng là hai loại thuế chủ yếu mà doanh nghiệp phải nộp là: thuế TNDN và thuế GTGT. Vì thế trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chính sách thuế bao gồm thuế TNDN và thuế GTGT.

Thuế TNDN là loại thuế trực thu điển hình. Thuế GTGT là thuế gián thu điển hình và có phạm vi điều chỉnh lớn nhất, phức tạp nhất. Vì vậy, gánh nặng thuế của doanh nghiệp bao gồm số thuế TNDN phải nộp và chi phí tuân thủ thuế.

Hình 2: Khung phân tích của luận án

Sơ đồ trên cho thấy:

Số thuế TNDN phải nộp = cơ sở thuế (thu nhập tính thuế) x thuế suất thuế TNDN.

Vì vậy số thuế TNDN phải nộp phụ thuộc trực tiếp vào cơ sở thuế và thuế suất. Sự phụ thuộc này được thể hiện ở mối quan hệ cùng chiều. Cơ sở thuế và thuế suất càng lớn thì số thuế phải nộp càng cao và ngược lại.

Chính sách thuế Thuế TNDN Thuế GTGT Thuế suất Cơ sở thuế Qui định về quản lý thuế (+) (+) (+) Chi phí tuân thủ thuế Số thuế TNDN phải nộp (-) Lợi nhuận giữ lại dành cho tái đầu tư và phát triển của DNNVV Gánh nặng thuế

49 Các qui định về quản lý thuế GTGT và thuế TNDN sẽ tạo ra chi phí tuân thủ thuế. Các yếu tố trong quản lý thuế ảnh hưởng tới chi phí tuân thủ của doanh nghiệp là: sự phức tạp của các qui định; tần suất kê khai, nộp thuế; qui định về mẫu, biểu tờ khai, số lượng thông tin phải cung cấp; thanh tra thuế; xử phạt vi phạm qui định về thuế; qui trình giải quyết khiếu nại và hoàn thuế. Qui định quản lý thuế càng phức tạp thì chi phí tuân thủ thuế càng cao và ngược lại. Các mối quan hệ cùng chiều được thể hiện bởi dấu (+) trong hình.

Gánh nặng thuế sẽ làm giảm lợi nhuận giữ lại, nguồn lực chủ yếu để phát triển của DNNVV. Mối quan hệ ngược chiều này được thể hiện bởi dấu (-) trong hình.

Khung lý thuyết cho thấy để hỗ trợ phát triển DNNVV cần thiết phải giảm gánh nặng thuế cho doanh nghiệp. Những cách thức có thể làm giảm gánh nặng thuế cho DNNVV cơ bản gồm có: giảm số thuế TNDN phải nộp bằng cách giảm cơ sở thuế (thu nhập tính thuế) và thuế suất; giảm chi phí tuân thủ thuế bằng cách đơn giản hóa các qui định về quản lý thuế.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 55 - 56)