3.3.4.1 Đối với DNNVV
Qua phân tích kết quả khảo sát trên, luận án đưa ra kết luận và nhận định về gánh nặng thuế của DNNVV ở Việt Nam hiện nay như sau:
Thứ nhất: Hàng năm doanh nghiệp nhiều thời gian để thực hiện nghĩa vụ thuế. Thời gian trung bình để thực hiện các hoạt động thường xuyên gồm có: thời gian kê khai thuế GTGT, thời gian kê khai thuế TNDN và thời gian tập hợp, lưu giữ hóa đơn, chứng từ là 247 giờ/năm; đối với doanh nghiệp có doanh thu dưới 5 tỷ đồng là 190,7 giờ/năm; đối với doanh nghiệp có doanh thu từ 5 đến 50 tỷ đồng là
111 279,1 giờ/năm; đối với doanh nghiệp có doanh thu trên 50 tỷ đồng là 373,3 giờ/năm. Ngoài thời gian thực hiện những công việc trên, doanh nghiệp còn phải tiêu tốn thời gian cho các hoạt động khác như nộp thuế vào kho bạc, thời gian xin hoàn thuế, khiếu nại về thuế, thời gian phục vụ thanh tra thuế.
Bên cạnh những hoạt động trên, doanh nghiệp còn phải mất thời gian thu thập thông tin phục vụ cho công tác thanh tra, thời gian chờ đợi các quyết định về khiếu nại hoặc hoàn thuế. Có tới 20,8% doanh nghiệp cho rằng chi phí về thời gian để thực hiện nghĩa vụ thuế là rất nhiều và 45,3% doanh nghiệp đánh giá là nhiều.
Thứ hai: Ngoài chi phí về thời gian, doanh nghiệp cũng phải trả chi phí bằng tiền để thực hiện nghĩa vụ thuế. Trong đó đáng kể nhất là chi phí trả lương cho nhân viên kế toán thuế, thuê tư vấn bên ngoài, chi phí cử nhân viên kế toán tham gia các khóa học liên quan tới thuế. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, mặc dù có sự khác biệt về qui mô nhưng chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp không có sự khác biệt nhiều. Điều đó cho thấy chi phí tuân thủ thuế sẽ tạo gánh nặng lớn cho doanh nghiệp nhỏ (khi xét tỷ lệ chi phí tuân thủ thuế/số thuế phải nộp; hoặc tỷ lệ chi phí tuân thủ thuế/doanh thu).
Thứ ba: "Thời gian tập hợp hóa đơn, chứng từ" được doanh nghiệp đánh giá là đóng góp nhiều nhất trong cơ cấu chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Tiếp đó là thời gian kê khai thuế GTGT, thời gian chờ đợi quyết định khiếu nại và hoàn thuế, thời gian kê khai thuế TNDN. Điều này gợi ý rằng để giảm chi phí tuân thủ thuế cho DNNVV cần giảm thời gian kê khai thuế GTGT, TNDN và giảm thời gian giải quyết quyết các khiếu nại và hoàn thuế.
Thứ tư: Có tới 37,07% ý kiến cho rằng "tần suất kê khai" có ảnh hưởng rất lớn tới thời gian kê khai thuế GTGT. Tần suất kê khai cũng được cho là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới thời gian kê khai thuế GTGT. Điều này gợi ý rằng cần phải giảm tần suất kê khai thuế GTGT để giảm chi phí tuân thủ thuế cho doanh nghiệp
Thứ năm: "Số lượng thông tin phải cung cấp" có mức ảnh hưởng lớn thứ hai tới thời gian kê khai thuế GTGT. Một trong những nguyên nhân là do doanh nghiệp vẫn phải kê khai thuế GTGT đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và
112 dịch vụ không chịu thuế GTGT. Vì vậy, dù doanh nghiệp không phải nộp thuế GTGT đối với các hoạt động này, nhưng theo qui định vẫn phải kê khai. Điều này làm tăng số lượng thông tin doanh nghiệp phải kê khai, góp phần làm tăng chi phí tuân thủ.
Thứ sáu: Trong khi đó "thuế suất" và "chế độ sổ sách kế toán phức tạp" và "qui định ưu đãi thuế chưa rõ ràng" được cho là ba yếu tố lớn nhất tạo ra gánh nặng thuế TNDN. Vì vậy cần có những ưu đãi về thuế suất, áp dụng chế độ kế toán giản đơn áp dụng cho DNNVV và qui định cụ thể hơn nữa các ưu đãi thuế.
Thứ bảy: Trong những qui định hỗ trợ giảm chi phí tuân thủ thuế cho doanh nghiệp, qui định "kê khai thuế điện tử" và "cho phép doanh nghiệp tự in hóa đơn" là hai qui định được doanh nghiệp đánh giá cao nhất. Những hỗ trợ về các thủ tục quản lý thuế và giải quyết khiếu nại bị đánh giá thấp nhất. Doanh nghiệp kém hài lòng nhất với công tác giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý thuế. Do đó trong thời gian tới để góp phần giảm chi phí tuân thủ thuế cho DNNVV, cơ quan quản lý thuế cần nâng cao hiệu quả quản lý, hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp trong việc giải quyết khiếu nại.
3.3.4.2 Đối với DNSN
Thứ nhất: Có tới 58% DNSN không tự nguyện đăng ký thuế với lý do chủ yếu là không biết phải đăng ký thuế. Điều đó cho thấy công tác tuyên truyền hỗ trợ thuế đối với nhóm doanh nghiệp này còn có nhiều hạn chế và hoạt động chưa hiệu quả.
Thứ hai: 100% DNSN được hỏi nộp thuế GTGT theo phương thức thuế khoán. Mức thuế khoán và căn cứ tính thuế khoán được DNSN đánh giá là khá hợp lý. DNSN hài lòng với mức thuế khoán cũng tạo ra những bất cập. DNSN vì thế sẽ không có động lực thực hiện đầy đủ chế độ kế toán để tiến tới kê khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Số lượng DNSN nộp thuế khoán càng lớn thì rủi ro trốn thuế cũng tăng lên. Khi đó các doanh nghiệp lớn hơn, nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên doanh thu, bán hàng hóa, dịch vụ cho những DNSN này họ có thể cố
113 tình khai giảm doanh thu. Do đó cần có những qui định khuyến khích DNSN ghi chép sổ sách kế toán.
Thứ ba: Có tới 60,2% DNSN cho rằng số thuế phải nộp là nhiều, vì thế làm tăng chi phí tuân thủ thuế. Vấn đề này là do thuế khoán hiện nay không bao gồm thuế TNCN. Vì vậy, DNSN vừa phải nộp thuế khoán, vừa phải nộp thuế TNCN. Để giải quyết vấn đề này, cần xây dựng thuế khoán bao gồm cả thuế TNCN.
Kết luận Chương 3
Thực trạng gánh nặng thuế đối với DNNVV đã được thể hiện qua chi phí bằng tiền và chi phí thời gian mà doanh nghiệp phải chi ra để thực hiện nghĩa vụ thuế. Nhưng hỗ trợ làm giảm gánh nặng thuế của DNNVV cũng được thể hiện qua những qui định trong chinh sách thuế bao gồm các hỗ trợ giảm chi phí tuân thủ thuế và các hỗ trợ giảm gánh nặng thuế TNDN. Bên cạnh đó, với kết quá khảo sát thực tế, luận án đã tổng hợp, đánh giá gánh nặng chi phí tuân thủ đối với thuế GTGT và TNDN ảnh hưởng đến DNNVV. Cũng trên cơ sở điều tra khảo sát, luận án đã đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí tuân thủ và số thuế TNDN phải nộp và đã tìm ra được nguyên nhân của hiện tượng đến gánh nặng của việc chấp hành chi phí tuân thủ mà các DNNVV phải chịu từ chính sách thuế hiện hành làm căn cứ đưa ra hướng hoàn thiện chính sách thuế và giải pháp ở Chương 4.
114
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ NHẰM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020