Mô tả các bước nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 96 - 101)

Như ở mục 2.3.2 đã nêu, luận án sử dụng phương pháp điều tra khảo sát để đánh giá gánh nặng thuế của DNNVV ở Việt Nam. Quá trình trên được thực hiện qua 3 bước (đã nêu). Thực tế các bước nghiên cứu được tiến hành như sau:

3.3.1.1 Xác định các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng tới chi phí tuân thủ thuế

Mục tiêu của bước này là xác định các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng tới gánh nặng thuế, để thiết kế phiếu điều tra. Để đạt được mục tiêu trên, luận án đã

90 nghiên cứu các qui định, yêu cầu của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ thuế và tiến hành phỏng vấn sâu một nhân viên kế toán thuế và một chuyên gia tư vấn thuế. Luận án chia ra hai nhóm đối tượng: DNNVV và DNSN. Kết quả thu được như sau:

Các yếu tố cấu thành chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp

Qua phỏng vấn sâu đối với nhân viên kế toán thuế và tư vấn thuế viên, để thực hiện nghĩa vụ thuế (kê khai nộp thuế GTGT và thuế TNDN), doanh nghiệp phải thực hiện các hoạt động cơ bản, gồm có:

Thứ nhất, tập hợp hóa đơn, chứng từ để chuẩn bị kê khai. Đây là bước đầu tiên và cũng quan trọng nhất trong quá trình kê khai thuế. Bởi nếu tập hợp thiếu hóa đơn, chứng từ thì doanh nghiệp sẽ tính toán sai số thuế phải nộp, dẫn tới rủi ro bị phạt tiền. Bà Nguyễn Thị Thanh Hà (kế toán trưởng công ty cổ phần phát triển kĩ thuật và đầu tư) cho biết: "...để kê khai lập hồ sơ kê khai thuế, đầu tiên phải tập hợp hóa đơn. Bước này rất quan trọng, tập hợp không theo thứ tự, hoặc thiếu sẽ làm cho việc điền thông tin rất vất vả...".

Thứ hai, điền thông tin và tờ khai. Sau khi tập hợp hóa đơn chứng từ, doanh nghiệp thực hiện việc điền thông tin vào tờ khai từng loại thuế. Đối với thuế GTGT thì phải điền thêm thông tin vào ít nhất 2 bảng kê hóa đơn đầu ra và đầu vào. Đối với thuế TNDN, tờ khai thuế phải kèm theo phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bà Hà: " ...sau khi tập hợp hóa đơn thì phải điền thông tin của các hóa đơn vào tờ khai thuế. Đối với thuế TNDN thì còn đỡ, đối với thuế GTGT thì rất vất vả. Phải điền thêm vào hai bảng kế hóa đơn đầu ra và đầu vào. Công việc này đòi hỏi phải làm rất cẩn thận và tỷ mỉ. Bây giờ nhập vào máy tính thì dễ sửa, chứ ngày trước ghi ra giấy, sai là phải viết lại từ đầu, mệt lắm...".

Thứ ba, tính toán số thuế phải nộp. Việc tính toán số thuế phải nộp cũng đòi hỏi nhiều thời gian, đặc biệt đối với thuế TNDN. Bà Hà cho biết: "...sau khi điền thông tin vào tờ khai thì phải tính số thuế phải nộp, đối với thuế GTGT thì việc này đơn giản, chỉ việc lấy tổng số thuế GTGT đầu ra trừ tổng số thuế GTGT đầu vào và số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết từ tháng trước. Đối với thuế TNDN thì vất vả

91

hơn chút nhất là khi quyết toán thuế cuối năm. Vì khi đó phải tập hợp tất cả khoản thu và chi từ đầu năm nên phải tính toán nhiều hơn...".

Thứ tư, nộp thuế. Doanh nghiệp có thể nộp thuế tại kho bạc địa phương hoặc chuyển khoản vào tài khoản của kho bạc. Bà Hà: "... khâu nộp thuế là đơn giản nhất, chỉ cần tới ngân hàng, viết ủy nhiệm chi, chuyển tiền vào tài khoản của kho bạc là xong. Nói vậy chứ, nộp thuế cũng phải mất thời gian đi lại, chờ đợi ở ngân hàng..." .

Ngoài thời gian kê khai, nộp thuế, để thực hiện nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp phải thực hiện một số hoạt động khác như tập hợp, lưu giữ hóa đơn, in hóa đơn, lập hồ sơ xin hoàn thuế, khiếu nại và phục vụ thanh tra thuế. Bà Hà: "...liên quan tới việc nộp thuế thì còn có các việc khác như in hóa đơn bán hàng, tập hợp và lưu giữ hóa đơn. Thỉnh thoảng muốn xin hoàn thuế thì phải làm hồ sơ xin hoàn thuế và tiếp đón thanh tra thuế...".

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn phải bỏ ra các chi phí liên quan tới việc thực hiện nghĩa vụ thuế như: thuê tư vấn thuế bên ngoài, hoặc phải có nhân viên kế toán thuế riêng; tham gia các khóa học hoặc mua tài liệu để nâng cao hiểu biết về thuế. Bà Hà: "...vì có nhiều qui định về thuế không giống với qui định kế toán thông thường nên doanh nghiệp của tôi phải cử một nhân viên kế toán chuyên thực hiện công việc liên quan tới thuế... .Thỉnh thoảng, nghe cán bộ thuế nói có sự thay đổi hoặc có qui định mới về thuế là phải tìm mua tài liệu tập hợp các qui định mới về thuế...".

Bà Nguyễn Thị Cẩm Tú (chuyên viên tư vấn thuế của công ty tư vấn pháp luật Đức Năng) cho biết: "...hiện nay, nhu cầu thuê tư vấn thuế tăng nhanh. Cách đây 2 năm, một tháng chỗ tôi chỉ nhận được khoảng 4 hợp đồng, nhưng hiện nay trung bình một tháng có 8 hợp đồng thuê tư vấn thuế..."; "...có doanh nghiệp nhỏ không có nhân viên kế toán, nên cứ cuối tháng là họ lại thuê kế toán bên ngoài tập hợp sổ sách, hóa đơn và kê khai thuế...". Bà Tú cho biết thêm: "...hiện nay, cứ hai năm, những người làm nghề tư vấn thuế như chúng tôi lại phải tham gia khóa học cập nhật những qui định mới về thuế và được cấp chứng chỉ. Đây là qui định bắt

92

buộc của Bộ Tài Chính..."; "... có rất nhiều khóa học khác dành cho kế toán doanh nghiệp..."

Như vậy, qua kết quả trên có thể tổng hợp gánh nặng chi phí tuân thủ của doanh nghiệp gồm các bộ phận cấu thành: thời gian lưu giữ hóa đơn; tập hợp hóa đơn; kê khai thuế GTGT; kê khai thuế TNDN; tính toán số thuế phải nộp và nộp thuế; in hóa đơn; lập hồ sơ xin hoàn thuế; khiếu nại về thuế và chờ giải quyết; chi phí mua tài liệu hoặc tham gia khóa học về thuế; thuê tư vấn thuế bên ngoài; chi phí đi lại.

Các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp

Qua các câu trả lời trên có thể thấy một số yếu tố ảnh hưởng tới chi phí tuân thủ thuế bao gồm: sự thay đổi thường xuyên của chính sách thuế (khiến doanh nghiệp phải mua tài liệu về thuế, hoặc cử nhân viên tham gia khóa học về thuế), tần suất kê khai thuế, số lượng thông tin phải cung cấp; qui trình giải quyết hoàn thuế và khiếu nại, qui định nhiều mức thuế suất thuế GTGT.

Ngoài các yếu tố trên còn có các yếu tố khác như: qui định về các khoản tạm nộp; qui định miễn, giảm thuế phức tạp.

Bà Hà cho biết: "...qui định về tạm nộp thuế TNDN nhiều khi rất phiền toái vì có năm, đầu năm doanh nghiệp lãi, phải nộp thuế nhưng cuối năm lỗ, thế là phải làm hồ sơ xin hoàn thuế đã nộp. Thời gian hoàn thuế lâu nên cũng ảnh hưởng tới vốn kinh doanh của doanh nghiệp...".

Bà Tú cho biết: "... rất nhiều trường hợp doanh nghiệp đến đây thuê tư vấn thuế không biết doanh nghiệp mình được hưởng các ưu đãi về thuế như các khoản thu nhập miễn thuế, thuế suất nên chúng tôi phải làm hồ sơ xin ưu đãi thuế cho doanh nghiệp..."; "...một số trường hợp doanh nghiệp không biết hàng hóa của doanh nghiệp mình thuộc đối tượng chịu thuế 5% hay 10% nên kê khai sai, khi cơ quan thuế phát hiện thì đã muộn, khi đó doanh nghiệp phải chịu mọi tổn thất...'.

3.3.1.2 Thiết kế phiếu điều tra và thu thập dữ liệu

Trên cơ sở những thông tin thu được từ phỏng vấn sâu, luận án thiết kế hai loại phiếu điều tra: dành cho doanh nghiệp (có tư cách pháp nhân) và cá nhân,

93 doanh nghiệp . Do có nhiều qui định về kê khai, nộp thuế rất khác nhau giữa hai loại hình doanh nghiệp này. Bước này gồm hai công đoạn:

Thiết kế phiếu điều tra doanh nghiệp:

Hai loại phiếu điều tra doanh nghiệp đều gồm 4 phần (xem cụ thể trong phụ lục)

Thứ nhất, thông tin chung về doanh nghiệp. Thông tin quan trọng nhất là doanh thu trung bình hàng năm, vì đây là căn cứ để phân loại DNNVV theo mục đích quản lý thuế

Thứ hai, thông tin về các hoạt động của doanh nghiệp liên quan tới nghĩa vụ thuế. Những thông tin này được sử dụng để đánh giá gánh nặng thuế của doanh nghiệp.

Thứ ba, đánh giá của doanh nghiệp đối với các yếu tố ảnh hưởng tới gánh nặng thuế. Những thông tin ở phần này sẽ cung cấp cho luận án cơ sở để tìm ra những nguyên nhân tạo ra gánh nặng thuế của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư,đánh giá của doanh nghiệp đối với một số hỗ trợ của chính sách thuế hiện nay. Những thông tin thu được ở nội dung này sẽ gợi ý những hỗ trợ nào cần được phát huy, những hỗ trợ nào cần phải thay đổi.

Phát phiếu điều tra và thu thập

Chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên 400 DNNVV (các doanh nghiệp được chọn ngẫu nhiên), đảm bảo có khoảng 10% đến 15% doanh nghiệp có doanh thu trung bình hàng năm hơn 50 tỷ đồng. Doanh nghiệp được gửi phiếu điều tra nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa ở Hà Nội và quận Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh, Thủ Đức ở TP Hồ Chí Minh; 150 DNSN trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm tại Hà Nội.

Cách thu nhập: Phiếu điều tra được gửi tới doanh nghiệp thông qua cán bộ thuế ở chi Cục thuế địa phương. Cụ thể: mỗi quận phát 50 phiếu điều tra tới 50

94 doanh nghiệp. Phiếu điều tra của doanh nghiệp được gửi 75 doanh nghiệp trên mỗi quận Hai Bà Trưng và Hoàn Kiếm ở Hà Nội, thông qua cán bộ thuế địa phương.

Thời gian thu thập: Phiếu điều tra bắt đầu được gửi và thu thập từ ngày 1/3/2013 đến ngày 14/5/2013. Tổng số phiếu thu về lần lượt là 394 và 146 phiếu. Trong số 394 doanh nghiệp có 58 doanh nghiệp có doanh thu trung bình hàng năm hơn 50 tỷ đồng.

Sau khi thu thập được phiếu điều tra, dữ liệu được mã hóa và nhập vào phần mềm thống kê SPSS v.18.0 để có thể phân tích.

Sau đây là những kết quả và phân tích của luận án về gánh nặng thuế của DNNVV ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 96 - 101)