Chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 124)

vừa

Nhận thức được vai trò quan trọng của DNNVV, Chính phủ đã sớm có chủ trương hỗ trợ phát triển DNNVV. Chủ trương đó đã được cụ thể hóa thành các văn bản qui phạm pháp luật định hướng hỗ trợ phát triển DNNVV. Ngày 23 tháng 11 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV. Đó là cột mốc đầu tiên thể hiện chủ trương phát triển DNNVV của Việt Nam. Năm 2009, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 56/2009/NĐ-CP, qui định cụ thể hơn những giải pháp và nguồn kinh phí để trợ giúp phát triển DNNVV. Một số nội dung trong nhóm giải pháp về trợ giúp tài chính và thông tin được qui định cụ thể như sau:[14]

Giải pháp trợ giúp tài chính

Thứ nhất, khuyến khích thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV.

Thứ hai, ban hành cơ chế khuyến khích và dành một số dự án hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực cho các tổ chức tài chính phù hợp mở rộng tín dụng cho các DNNVV; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với DNNVV, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về tư vấn tài chính, quản lý đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ khác cho khách hàng là đối tượng DNNVV.

Thư ba, Nhà nước hỗ trợ DNNVV nâng cao năng lực lập dự án, phương án kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ chức tín dụng khi thẩm định hồ sơ vay vốn của DNNVV.

Thứ tư, thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Ủy thác cho các tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi các DNNVV có dự án đầu tư khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước và phù hợp với mục đích hoạt động của Quỹ.

118

Thứ nhất, cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật, các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV và các thông tin khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ tư vấn cho các DNNVV.

4.1.3 Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015

Một căn cứ quan trọng được sử dụng để hoàn thiện chính sách thuế hỗ trợ phát triển DNNVV là Kế hoạch phát triển DNNVV được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 1231/QĐ-TTg ban hành ngày 07 tháng 9 năm 2012.

Một số nội dung quan trọng của Kế hoạch phát triển DNNVV như sau:

Mục tiêu

Thứ nhất, số DNNVV thành lập mới giai đoạn 2011 - 2015 dự kiến đạt 350.000 doanh nghiệp.

Thứ hai, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực DNNVV chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc.

Thứ ba, đầu tư của khu vực DNNVV chiếm 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Thứ tư, khu vực DNNVV đóng góp khoảng 40% GDP; 30% tổng thu ngân sách nhà nước.

Thứ năm, DNNVV tạo thêm khoảng 3,5 - 4 triệu chỗ làm việc mới trong giai đoạn 2011 - 2015.

Nhiệm vụ chủ yếu

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện và đảm bảo tính ổn định khung pháp lý, cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng cho DNNVV phát triển.

Thứ hai, tạo bước đột phá để DNNVV tiếp cận vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho DNNVV.

139

KẾT LUẬN

Chính sách thuế, xét trên giác độ lợi ích doanh nghiệp, tạo gánh nặng thuế cho doanh nghiệp. Gánh nặng thuế của doanh nghiệp được phản ánh qua số thuế trực thu phải nộp và chi phí tuân thủ thuế. Số thuế trực thu phải nộp phụ thuộc hai yếu tố: thuế suất và cơ sở thuế. Thuế suất được qui định rõ ràng trong các văn bản pháp luật về thuế. Nó thể hiện mức độ điều tiết của chính sách thuế. Thuế suất phụ thuộc và chủ trương, định hướng phát triển của Nhà nước. Những qui định về kê khai, nộp thuế, quản lý thuế tạo gánh nặng chi phí tuân thủ thuế cho doanh nghiệp. Chi phí tuân thủ thuế tạo gánh nặng lớn cho DNNVV hơn các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, giảm chi phí tuân thủ có ý nghĩa quan trọng trong các chương trình phát triển DNNVV ở các quốc gia.

Hệ thống chính sách thuế của Việt Nam hiện nay dù đã có nhiều qui định ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư phát triển. Tuy nhiên những ưu đãi đó chưa thực sự hướng tới việc hỗ trợ phát triển DNNVV. Vì vậy để hỗ trợ DNNVV, chính sách thuế của Việt Nam cần có những qui định cụ thể ưu đãi thuế cho nhóm DNNVV.

Trước thực trạng đó, luận án đề xuất một số định hướng hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ cho DNNVV như: xây dựng ngưỡng doanh thu, áp dụng phương pháp tính thuế giản đơn, ưu đãi thuế suất thuế TNDN, khuyến khích DNNVV đầu tư nghiên cứu, phát triển khoa học-công nghệ. Trong đó đặc biệt quan trọng là việc xây dựng ngưỡng doanh thu miễn kê khai, nộp thuế GTGT có căn cứ khoa học. Tuy nhiên để có thể hỗ trợ tốt hơn nữa cho DNNVV, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp trong việc tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Giúp người nộp thuế hiểu rõ được trách nhiệm và quyền lợi khi nộp thuế. Có như vậy thì hiệu quả quản lý thuế của nhà nước mới tăng lên, từ đó nâng cao hiệu quả thu ngân sách, giúp Chính phủ có điều kiện thực hiện các chương trình khác hỗ trợ DNNVV tốt hơn.

140 Mục tiêu nghiên cứu của luận án là rõ ràng, và luận án đã đạt được về cơ bản mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, nhìn chung luận án vẫn còn một số hạn chế sau:

Thứ nhất, đối tượng nghiên cứu của luận án chỉ tập trung vào hai loại thuế có phạm vi điều chỉnh lớn nhất đối với doanh nghiệp là thuế TNDN và thuế GTGT.

Thứ hai, chọn mẫu DNNVV chưa thực sự phổ biến. DNNVV được chọn điều tra đều nằm trên hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Thứ ba, luận án chưa đánh giá được ảnh hưởng cụ thể của việc áp dụng cấu trúc thuế suất lũy tiến từng phần trong thuế TNDN đến số thu ngân sách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những hạn chế này là do một số nguyên nhân chính, đó là:

Thứ nhất, quá trình nghiên cứu bị hạn chế về ngân sách nên ảnh hưởng tới qui mô mẫu và việc chọn mẫu DNNVV để điều tra.

Thứ hai, chính sách thuế thường xuyên thay đổi do vậy số liệu thứ cấp không đủ độ tin cậy để xây dựng mô hình kinh tế lượng để đánh giá ảnh hưởng của việc thay đổi thuế suất thuế TNDN tới số thu ngân sách là không thể.

Những hạn chế trên đây sẽ là những “khoảng trống” cần tiếp tục nghiên cứu nhằm mục đích hoàn thiện chính sách thuế góp phần hỗ trợ cho phát triển DNNVV nhưng cũng đáp ứng tốt những yêu cầu của quản lý thuế trong thời gian tới.

141

DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Phạm Xuân Hòa (5/2006), "Những bất cập trong khoán chi hành chính", Tạp chí Kinh tế Phát triển.

2. Phạm Xuân Hòa (5/2009), "Định hướng hoàn thiện chính sách thuế đến năm 2020", Tạp chí Kinh tế và Dự báo.

3. Phạm Xuân Hòa (10/2011), "Hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam", Tạp chí Kinh tế Phát triển.

4. Phạm Xuân Hòa (5/2012), "Kinh nghiệm quốc tế xây dựng chính sách thuế hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa", Kỷ yếu hội thảo: Các giải pháp đổi mới chính sách tài khóa với việc tái cơ cấu nền kinh tế, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc Hội.

5. Phạm Xuân Hòa (3/2013), "Vai trò của chính sách thuế trong việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa", Tạp chí Kinh tế Phát triển.

6. Phạm Xuân Hòa (10/2013), "Kinh nghiệm xây dựng hệ thống thuế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia", Tạp chí Tài chính.

142

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu Tiếng Việt:

1. Hồng Anh. 2007. Doanh nghiệp tốn nhiều thời gian cho thủ tục thuế. Việt Báo. Địa chỉ: http://vietbao.vn/Kinh-te/Doanh-nghiep-ton-nhieu-thoi-gian- cho-thu-tuc-thue/11018812/87/. [Truy cập: ngày 27/4/2013].

2. Nguyễn Thị Bất và Vũ Duy Hào (2002), Giáo trình quản lý thuế, NXB Thống kê.

3. Nguyễn Thị Hải Bình (2012), “Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới”, Tạp chí Tài chính, (6), tr. 25-29.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2006- 2010, Hà nội.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Báo cáo tình hình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2011, 2012, báo cáo thường niên.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Báo cáo năng lực cạnh tranh 2009-2010, Hà Nội.

8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Báo cáo phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.

9. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 06/2012/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.

10. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 130/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

11. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 28/2011/TT-BTC, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.

12. Bộ Tài chính (2011), Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020, NXB Tài Chính, Hà Nội.

143 13. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý,

sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

14. Bộ trưởng Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC về Quy chế hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế “một cửa”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Chính phủ (2013), Nghị định 92/2013/NĐ-CP, qui định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

16. Chính phủ (2009), Nghị định chính phủ số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

17. Chính phủ (2013), Nghị định Số 83/2013/NĐ-CP qui định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế.

18. Chính phủ (2013), Nghị định số 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.

19. Vũ Cương (2002), Kinh tế và Tài chính công, NXB Thống kê.

20. Nguyễn Thị Thùy Dương (2011), Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 21. La Xuân Đào (2009), “Thực trạng chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp

ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, (42), tr. 48- 53.

22. La Xuân Đào (2009), Phân tích tác động của chi phí tuân thủ đối với đối tượng nộp thuế ở Đồng bằng Sông Cửu Long, đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Cần Thơ.

23. La Xuân Đào (2012), Chính sách thuế đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam,

luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

24. Trần Thị Vân Hoa (2003), Tác động của các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

144 25. Phạm Văn Hồng (2007), Phát triển DNNVV ở Việt Nam trong quá trình hội

nhập quốc tế, luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

26. Lê Thị Mỹ Linh (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong DNNVV ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

27. Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Văn Hiệu (2009), Giáo trình thuế, NXB Tài chính.

28. Bùi Văn Na (2011), Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, đề tài nghiên cứu cấp bộ, Hà Nội.

29. Ngọc Minh (2012), “Giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường”, Tạp chí Tài chính, (6), tr. 18-20.

30. Quách Đức Pháp (2008), Cải cách hệ thống thuế phục vụ phát triển KT-XH 2011-2020, đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Hà Nội.

31. Nguyễn Văn Phụng (2012),Chính sách thuế góp phần thúc đẩy phát triển giáo dục đại học”, Tạp chí Tài chính, (12), tr 46-49.

32. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (2010), Báo cáo5 năm DNNVV 2006-2010, Hà nội.

33. Quốc Hội (2008), Luật thuế giá trị gia tăng, số 13/2008/QH.

34. Quốc Hội (2013), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, số 31/2013/QH.

35. Quốc Hội (2008), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, số 14/2008/QH12.

36. Quốc Hội (2013), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, số 32/2013/QH13.

37. Quốc Hội (2012), Luật số 21/12/QH13 ra ngày 20/11/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.

38. Quốc Hội (2006), Luật Quản lý thuế, số 78/2006/QH11.

39. Quốc Hội (2012), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, số 21/12/QH13.

145 40. Nguyễn Cẩm Tâm (2012),Phát triển dịch vụ thuế tư ở Việt Nam”, Tạp chí

Tài chính, (12), tr. 54-57.

41. Tô Đình Thái (2004), Kinh nghiệm quốc tế hỗ trợ DNN&V: cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chiến lược hỗ trợ DNN&V ở Việt Nam từ nay đến năm 2010, đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

42. Tổng cục Thuế (2012), “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan để hỗ trợ doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính, (6), tr.20-23.

43. Tổng cục Thuế (2011), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, NXB Tài Chính, Hà Nội.

44. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính.

45. Nguyễn Phước Tiên (2010), Định hướng hoàn thiện chính sách thuế Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

46. Nguyễn Quang Tiến (2011), Nghiên cứu tiêu chí và phương pháp phân loại doanh nghiệp để giảm tần suất kê khai thuế, đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Hà Nội.

47. Nguyễn Minh Tuấn (2007), “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện hội nhập”, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, (1), tr. 17-18.

48. Nguyễn Minh Tuấn (2008), Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

49. Nguyễn Ngọc Tú (2009), Các giải pháp về Thuế nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, luận án tiến sĩ, Học viện Tài Chính, Hà Nội.

50. Phạm Thị Minh Tuệ (2012), “Thuế giá trị gia tăng: Những vấn đề cần trao đổi”, Tạp chí Tài chính, (10), tr. 48-50.

146 51. Vũ Quốc Tuấn, Hoàng Thu Hoà (2001), Phát triển DNNVV, kinh nghiệm

nước ngoài và phát triển DNNVV ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

B. Tài liệu Tiếng Anh:

52. Ahmet Salik Ikiz (2002), Shadow Economy in Bulgaria: Small and Medium Enterprises and Taxation.

53. ATAX University New South-Wales (2006), Tax compliance costs of New Zealand small and medium sized businesses.

54. Buenos Aires (2007), taxation of small and mediun enterprises.

55. Business New Zealand-KPMG (2003), First Compliance Cost Survey.

56. Canadian Federation of Independent Business (CFIB) (2005), Canada’s Revenue Agency Five Years After.

57. Das-Gupta (2003), The Income Tax Compliance Costs of Corporations in India, 2000–2001, Goa Institute of Management.

58. Engelschalk (2005), “Small-Business Taxation in Transition Countries”, Tax Notes International.

59. European Commission (2004), European Tax Survey, Working paper n° 3/2004.

60. FIAS (2007), Tax Compliance Burden for Small Businesses: A Survey of Tax Practitioners in S. Africa.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 124)