Thứ nhất, xây dựng ngưỡng doanh thu thuế GTGT. Doanh nghiệp có qui mô khác nhau cần có những qui định riêng. Vì vậy, cần đưa ra một tiêu chi để phân loại cộng đồng DNNVV. Ngưỡng doanh thu là tiêu chí phổ biến nhất để phân loại DNNVV trong quản lý thuế GTGT. Xây dựng ngưỡng kê khai thuế GTGT hợp lý ở Việt Nam là cần thiết. Ngưỡng doanh thu cần linh hoạt, phân loại nhiều nhóm doanh nghiệp nhỏ, có thể có 2 ngưỡng doanh thu: Ngưỡng kê khai thuế GTGT và ngưỡng kê khai thuế GTGT theo phương pháp giản đơn.
Thứ hai, ưu đãi cho doanh nghiệp ghi chép sổ sách kế toán khi kê khai thuế GTGT theo phương pháp giản đơn. Mặc dù kê khai thuế GTGT theo phương pháp giản đơn là nhằm giảm gánh nặng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Nhưng việc ghi chép sổ sách kế toán sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý. Trình độ quản lý của DNNVV ở Việt Nam còn thấp, vì vậy việc khuyến khích doanh nghiệp ghi chép sổ sách kế toán, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý là cần thiết. Do đó cần có ưu đãi cho doanh nghiệp để bù đắp gánh nặng chi phí tuân thủ.
Thứ ba, giảm thiểu các mức thuế suất thuế GTGT. Việc qui định nhiều mức thuế suất thuế GTGT là nhằm mục tiêu khuyến khích sản xuất và tiêu dùng đối với
84 phương pháp tính thuế giản đơn (trực tiếp trên doanh thu). Nếu doanh nghiệp không đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì cơ quan quản lý thuế sẽ mặc định áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp giản đơn. Với qui định này, doanh nghiệp vẫn có thể phát hành hóa đơn khi giao dịch với doanh nghiệp lớn nhưng được nộp thuế GTGT theo phương pháp tính thuế giản đơn. Qui định này giúp doanh nghiệp giảm đáng kể gánh nặng chi phí tuân thủ thuế do qui định phải lưu giữ đầy đủ hóa đơn chứng từ nếu thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Thứ hai, áp dụng phương pháp tính thuế GTGT giản đơn (trực tiếp trên doanh thu). Phương pháp này được áp dụng cho DNSN và doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng. Doanh nghiệp vẫn có thể phát hành hóa đơn nhưng được áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp giản đơn này.
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x tỷ lệ% tính thuế.
Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định khác nhau đối với các ngành nghề:
+ Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu guyên vật liệu: 3%;
+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
Thứ ba, giảm tần suất kê khai: Theo Điều 11 Nghị định Số 83/2013/NĐ-CP qui định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế, DNNVV sẽ được ưu đãi, giảm tần suất kê khai, nộp thuế GTGT. Doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ 20 tỷ đồng trở xuống được kê khai, nộp thuế GTGT theo quí. Với qui định này, DNNVV sẽ được giảm tần suất kê khai thuế GTGT (giảm từ 12 lần/năm xuống 4 lần/năm), góp phần giảm chi phí tuân thủ thuế.
Thứ tư, áp dụng chế độ thuế khoán. Chế độ thuế khoán hiện nay được áp dụng cho các doanh nghiệp có mức doanh thu trên ngưỡng kê khai thuế GTGT và không đăng ký kinh doanh, thực hiện chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ; không đăng
85 ký thuế. Thuế khoán được áp dụng hiện nay thay cho các loại thuế gián thu, như thuế GTGT, thuế TTĐN, thuế tài nguyên.
Số thuế GTGT khoán = tỷ lệ tính thuế GTGT x Doanh thu khoán.
Căn cứ tài liệu kê khai của người nộp thuế về doanh thu, sản lượng và giá bán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, Chi cục Thuế phối hợp với hội đồng tư vấn thuế xã, phường ấn định doanh thu khoán. Số thuế khoán được xác định trong một năm và nộp theo tháng. (Điều 19 Thông tư 28/2011/TT-BTC)
3.2.2.2 Qui định hỗ trợ giảm gánh nặng thuế TNDN
Hiện nay, chính sách thuế mới chỉ có qui định ưu đãi thuế suất thuế TNDN cho DNNVV, chưa có qui định giảm cơ sở thuế.
Theo qui định của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, số 32/2013/QH13, DNNVV sẽ được hưởng mức thuế suất thấp hơn. Cụ thể: Với doanh nghiệp có tổng doanh thu hàng năm không quá 20 tỷ đồng nộp thuế TNDN với thuế suất 20% (so với mức thuế suất phổ thông là 22%).
Với qui định này, tiêu chí để xác định DNNVV trong luật thuế TNDN là doanh thu, giống như trong luật thuế GTGT. Đây cũng là một bước tiến quan trọng trong việc đặt nền móng xây dựng chính sách thuế TNDN hỗ trợ giảm gánh nặng thuế TNDN cho DNNVV.
3.2.2.3 Đánh giá của doanh nghiệp đối với một số qui định hỗ trợ
Có 345 doanh nghiệp (chiếm 87,5%) trả lời thường xuyên sử dụng dịch vụ hỗ trợ về thuế. Tuy nhiên để đánh giá mức độ hiệu quả của một số qui định hỗ trợ giảm chi phí tuân thủ thuế cho doanh nghiệp, luận án phát phiếu điều tra cho phép doanh nghiệp cho điểm đối với các qui định này.
Trong số các hoạt động hỗ trợ về thuế cho doanh nghiệp, qui định kê khai thuế điện tử và cho phép doanh nghiệp tự in hóa đơn được cộng đồng doanh nghiệp rất hoan nghênh với điểm số 4,48 và 4,45. Trong đó có tới 52% ý kiến rất hài lòng. Doanh nghiệp bàng quan về các hỗ trợ : Qui định về ưu đãi thuế; Hướng dẫn các qui
86 định về thuế mới; Qui định về trích lập quĩ khoa học-công nghệ được đánh giá với mức độ hài lòng đạt xấp xỉ 3 điểm. Trong đó có khoảng 30% ý kiến hài lòng.
Bảng 3. 4: Đánh giá các hoạt động hỗ trợ về thuế cho doanh nghiệp
Vấn đề Rất hài lòng hài lòng Bàng quan Ít hài lòng Không hài lòng Điểm
Qui định kê khai thuế điện tử 189 205 0 0 0 4,48 Cho phép doanh nghiệp tự in
hóa đơn
178 216 0 0 0 4,45
Qui định về ưu đãi thuế 0 48 59 37 0 3,07
Hướng dẫn các qui định về thuế mới
0 115 181 98 0 3,04
Qui định về trích lập quĩ khoa học- công nghệ
0 36 51 33 0 3,02
Hỗ trợ thủ tục kê khai, nộp thuế 0 52 129 116 27 2,63
Giải quyết hoàn thuế 0 6 20 15 5 2,58
Giải quyết khiếu nại 0 4 9 8 5 2,46
Qui định cho phép khấu hao nhanh 0 0 83 86 54 2,13
Nguồn: Kết quả khảo sát
Các hoạt động hỗ trợ khác: hỗ trợ thủ tục kê khai, nộp thuế; giải quyết hoàn thuế; giải quyết khiếu nại; qui định về khấi hao nhanh đều bị đánh giá ở mức dưới trung bình, có số điểm lần lượt là: 2,63; 2,58 và 2,46 với khoảng 30% ý kiến ít hài lòng.
Như vậy có thể nói hoạt động hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp hiện nay chưa thực sự tốt, đặc biệt là công tác giải quyết hoàn thuế và khiếu nại về thuế. Vì vậy, trong thời gian tới để giảm gánh nặng thuế cho doanh nghiệp nói chung và cho DNNVV nói riêng, ngành thuế cần nâng cao và hoàn thiện công tác hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp: từ thông tin, các qui định mới về thuế cho tới giải quyết việc hoàn thuế và khiếu nại.
87
3.2.3 Đánh giá chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
3.2.3.1 Những kết quả đáng khích lệ
Đối với những hỗ trợ giảm chi phí tuân thủ
Thứ nhất,doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận những thông tin mới nhất về những văn bản pháp luật qui định và hướng dẫn việc kê khai nộp thuế. Doanh nghiệp cũng được hỗ trợ về thủ tục kê khai nộp thuế. Đây là những qui định cho thấy chủ trương của chính phủ trong việc hỗ trợ DNNVV. Qui định này góp phần không nhỏ giúp các doanh nghiệp có thể hiểu rõ và kê khai thuế đúng qui định tránh được sai sót, giảm rủi ro bị xử phạt những lỗi không đáng có, góp phần giảm chi phí tuân thủ thuế cho DNNVV.
Thứ hai, qui định cho phép doanh nghiệp kê khai thuế điện tử và nộp thuế bằng phương thức chuyển khoản được cộng đồng doanh nghiệp rất hoan nghênh. Nó giúp DNNVV giảm đáng kể chi phí dành cho hoạt động kê khai và nộp thuế như: thời gian chờ đợi, chi phí đi lại, …
Thứ ba, đã đưa ra ngưỡng doanh thu để xác định DNNVV. Đây có thể coi là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng hệ thống thuế hỗ trợ cho DNNVV. Ngưỡng doanh thu cũng rất linh hoạt bao gồm: Ngưỡng doanh thu miễn kê khai, nộp thuế GTGT; ngưỡng doanh thu đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Thứ tư, xây dựng phương pháp tính thuế GTGT giản đơn, giảm đáng kể chi phí tuân thủ khi phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ.
Thứ năm, qui định mức thuế suất 0%, khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ và cho phép hoàn thuế GTGT đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, đã tạo động lực rất lớn cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
88
Đối với hỗ trợ giảm gánh nặng thuế TNDN
Thứ nhất, Luật thuế TNDN đã có nhiều qui định hỗ trợ doanh nghiệp về các khoản thu nhập miễn thuế và được ưu đãi thuế suất cho doanh nghiệp khi đầu tư và các vùng, ngành được Chính phủ khuyến khích.
Thứ hai, qui định về ưu đãi thuế suất cho doanh nghiệp có mức doanh thu hàng năm không quá 20 tỷ đồng đã cho thấy sự quan tâm thực sự của Đảng và Chính phủ tới việc hỗ trợ thuế cho DNNVV.
Thứ ba, qui định về trích lập quĩ khoa học công nghệ đã phán ánh đúng chủ trương, định hướng của chính phủ khuyến khích phát triển khoa học công nghệ, góp phần giảm gánh nặng thuế TNDN.
3.2.3.2 Những hạn chế cần khắc phục
Đối với hỗ trợ giảm chi phí tuân thủ
Thứ nhất, mặc có qui định ngưỡng doanh thu kê khai thuế GTGT là 100 triệu đồng/năm nhưng mức ngưỡng này chưa thực sự hợp lý. Ngưỡng kê khai thuế GTGT theo qui định cũ là mức lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp (thấp nhất là 1650000 đồng/tháng). Tỷ lệ thu nhập chịu thuế TNCN theo qui định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC trung bình là 12%. Với doanh thu là 100 triệu đồng/năm thì thu nhập trung bình của doanh nghiệp sẽ là 12 triệu đồng/năm tương đương 1 triệu đồng/tháng. Như vậy ngưỡng kê khai thuế GTGT theo qui định mới thấp hơn so với qui định cũ. Đây là điều không hợp lý. Do đó cần qui định ngưỡng doanh thu hợp lý hơn.
Thứ hai, phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp giản đơn (trực tiếp trên doanh thu) khuyến khích doanh nghiệp cố tình che giấu doanh thu để giảm gánh nặng thuế. Do vậy, để giảm rủi ro trốn thuế, cơ quan thuế thường ít áp dụng phương pháp này và quay sang sử dụng chế độ thuế khoán.
Thứ ba, chế độ thuế khoán không hoàn toàn làm giảm chi phí tuân thủ thuế cho doanh nghiệp khi thuế khoán không bao gồm thuế TNCN. Vì thế DNSN nộp thuế khoán vẫn phải tiếp tục nộp thuế TNCN. Do đó, chế độ thuế khoán hiện nay chưa thực sự làm giảm gánh nặng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.
89
Thứ tư, các hỗ trợ về hoàn thuế và giải quyết khiếu nại về thuế không tạo ra sự hài lòng cho cộng đồng doanh nghiệp. Vì thế, cần phải có giải pháp thay đổi qui trình, rút ngắn thời gian hoàn thuế, giải quyết khiếu nại về thuế.
Đối với hỗ trợ giảm gánh nặng thuế TNDN
Thứ nhất, những qui định về miễn thuế, ưu đãi thuế chưa thực sự rõ ràng khiến cho Luật thuế TNDN trở nên phức tạp. Điều này có thể làm tăng chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
Thứ hai, mức trích lập quĩ khoa học-công nghệ tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm cần phải được xem xét lại, bởi thực tế 10% thu nhập tính thuế khá khiêm tốn, trong khi chi phí nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ không hề nhỏ. Do đó qui định chưa thực sự khuyến khích DNNVV phát triển khoa học công nghệ.
Thứ ba, căn cứ để xác định DNNVV hưởng ưu đãi thuế suất thuế TNDN à doanh thu chưa thực sự hợp lý vì căn cứ để tính thuế là thu nhập, không phải doanh thu. Vì vậy, qui định này sẽ làm phát sinh chi phí quản lý đối với cơ quan thuế, khi họ phải tìm thông tin về doanh thu của doanh nghiệp. Hơn nữa, với cùng mức doanh nghiệp, một số ngành nghề có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ có thu nhập cao hơn. Khi đó, những doanh nghiệp này sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ qui định này. Do đó cần qui định ngưỡng thu nhập thay vì ngưỡng doanh thu sẽ hợp lý và công bằng hơn cho doanh nghiệp.
3.3 Thực trạng gánh nặng thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Nam
3.3.1 Mô tả các bước nghiên cứu
Như ở mục 2.3.2 đã nêu, luận án sử dụng phương pháp điều tra khảo sát để đánh giá gánh nặng thuế của DNNVV ở Việt Nam. Quá trình trên được thực hiện qua 3 bước (đã nêu). Thực tế các bước nghiên cứu được tiến hành như sau:
3.3.1.1 Xác định các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng tới chi phí tuân thủ thuế
Mục tiêu của bước này là xác định các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng tới gánh nặng thuế, để thiết kế phiếu điều tra. Để đạt được mục tiêu trên, luận án đã
90 nghiên cứu các qui định, yêu cầu của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ thuế và tiến hành phỏng vấn sâu một nhân viên kế toán thuế và một chuyên gia tư vấn thuế. Luận án chia ra hai nhóm đối tượng: DNNVV và DNSN. Kết quả thu được như sau:
Các yếu tố cấu thành chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp
Qua phỏng vấn sâu đối với nhân viên kế toán thuế và tư vấn thuế viên, để thực hiện nghĩa vụ thuế (kê khai nộp thuế GTGT và thuế TNDN), doanh nghiệp phải thực hiện các hoạt động cơ bản, gồm có:
Thứ nhất, tập hợp hóa đơn, chứng từ để chuẩn bị kê khai. Đây là bước đầu tiên và cũng quan trọng nhất trong quá trình kê khai thuế. Bởi nếu tập hợp thiếu hóa đơn, chứng từ thì doanh nghiệp sẽ tính toán sai số thuế phải nộp, dẫn tới rủi ro bị phạt tiền. Bà Nguyễn Thị Thanh Hà (kế toán trưởng công ty cổ phần phát triển kĩ thuật và đầu tư) cho biết: "...để kê khai lập hồ sơ kê khai thuế, đầu tiên phải tập hợp hóa đơn. Bước này rất quan trọng, tập hợp không theo thứ tự, hoặc thiếu sẽ làm cho việc điền thông tin rất vất vả...".
Thứ hai, điền thông tin và tờ khai. Sau khi tập hợp hóa đơn chứng từ, doanh nghiệp thực hiện việc điền thông tin vào tờ khai từng loại thuế. Đối với thuế GTGT thì phải điền thêm thông tin vào ít nhất 2 bảng kê hóa đơn đầu ra và đầu vào. Đối với thuế TNDN, tờ khai thuế phải kèm theo phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bà Hà: " ...sau khi tập hợp hóa đơn thì phải điền thông tin của các hóa đơn vào tờ khai thuế. Đối với thuế TNDN thì còn đỡ, đối với thuế GTGT thì rất vất vả. Phải điền thêm vào hai bảng kế hóa đơn đầu ra và đầu vào. Công việc này đòi hỏi phải làm rất cẩn thận và tỷ mỉ. Bây giờ nhập vào máy tính thì dễ sửa, chứ ngày trước ghi ra giấy, sai là phải viết lại từ đầu, mệt lắm...".
Thứ ba, tính toán số thuế phải nộp. Việc tính toán số thuế phải nộp cũng đòi hỏi nhiều thời gian, đặc biệt đối với thuế TNDN. Bà Hà cho biết: "...sau khi điền thông tin vào tờ khai thì phải tính số thuế phải nộp, đối với thuế GTGT thì việc này đơn giản, chỉ việc lấy tổng số thuế GTGT đầu ra trừ tổng số thuế GTGT đầu vào và số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết từ tháng trước. Đối với thuế TNDN thì vất vả
91
hơn chút nhất là khi quyết toán thuế cuối năm. Vì khi đó phải tập hợp tất cả khoản