Nguyên nhân của sự hạn chế, bất cập trong đấu thầu mua sắm hàng hóa một giai đoạn, hai túi hồ sơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ theo pháp luật đấu thầu ở việt nam (Trang 61 - 67)

hóa một giai đoạn, hai túi hồ sơ

Những hạn chế, bất cập trong đấu thầu nói chung, đấu thầu mua sắm hàng hóa một giai đoạn, hai túi hồ sơ nói riêng do nhiều nguyên nhân.

Một là, Ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong hoạt động đấu thầu.

Pháp luật về đấu thầu đã quy định cụ thể về việc phân cấp trách nhiệm trong đấu thầu. Theo đó, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương phải thực hiện đúng vai trị của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động đấu thầu của cơ quan, đơn vị do mình phụ trách. Mặc dù được giao thẩm quyền mạnh mẽ, song các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là người có thẩm quyền chưa đảm bảo thực hiện đầy đủ trách nhiệm tương xứng với thẩm quyền được giao. Việc buông lỏng quản lý, thiếu quyết liệt trong kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tồn tại của những tiêu cực và vi phạm trong công tác đấu thầu.

Thực tế cho thấy mức độ diễn ra các hành vi tiêu cực nêu trên (đặc biệt là tình trạng thơng đồng trong đấu thầu) tại các Bộ, ngành, địa phương phụ thuộc vào tính nghiêm túc, trách nhiệm trong thực thi pháp luật của người đứng đầu. Đối với các cơ quan, đơn vị có sự chỉ đạo, lãnh đạo nghiêm túc trong công tác đấu thầu của người đứng đầu thì hầu hết các hành vi tiêu cực được ngăn ngừa, hạn chế, các chủ đầu tư, bên mời thầu đều chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật thể hiện ở: tiến độ, chất lượng báo cáo tình hình hoạt động đấu thầu, tỷ lệ gói thầu áp dụng đấu thầu qua mạng cao và đặc biệt tỷ lệ tiết kiệm trong đấu thầu cao. Ngược lại, tại một số Bộ, ngành, địa phương thiếu sự quản lý chặt chẽ, buông lỏng kiểm soát, lãnh đạo thiếu quan tâm và trách nhiệm, hiệu quả công tác đấu thầu rất hạn chế, xuất hiện nhiều tồn tại, tiêu cực, vi phạm.

Hai là, Năng lực, trình độ của chủ thể tham gia hoạt động đấu thầu chưa đáp ứng yêu cầu.

Đấu thầu là lĩnh vực chun mơn sâu địi hỏi người thực hiện bên cạnh năng lực, trình độ, cần phải có đạo đức nghề nghiệp của chủ đầu tư, bên mời thầu và tư vấn đấu thầu. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, việc đẩy mạnh đấu thầu qua mạng địi hỏi cán bộ làm cơng tác đấu thầu phải được đào tạo, nâng cao năng lực, kỹ năng để vừa hiểu chun mơn vừa có thể tiếp cận với khoa học công nghệ mới. Tuy nhiên, năng lực của nhiều chủ đầu tư, bên mời thầu chưa đáp ứng yêu cầu, số lượng

cán bộ làm công tác đấu thầu còn thiếu nhưng lại phải làm kiêm nhiệm. Nhiều cán bộ chưa từng được đào tạo về đấu thầu cũng như đấu thầu qua mạng, nên khi triển khai gặp nhiều khó khăn, kéo theo đó là tâm lý ngại thay đổi, ngại tiếp cận với hình thức đấu thầu mới. Mặt khác, nhiều chủ đầu tư tuy được cử đi đào tạo, được cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu nhưng việc đào tạo chỉ là hình thức dẫn đến chưa nắm vững quy trình, thủ tục trong cơng tác đấu thầu, khi có tình huống xảy ra thì lúng túng, khơng biết cách xử lý.

Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư chưa làm hết trách nhiệm mà thường giao phó cho ban quản lý dự án hoặc tư vấn đấu thầu. Trong khi đó, đội ngũ chuyên gia về đấu thầu của rất nhiều đơn vị tư vấn chưa thực sự có đủ năng lực chun mơn, chưa đáp ứng được yêu cầu cũng như còn nhiều vấn đề về đạo đức hành nghề trong quá trình lựa chọn nhà thầu do vậy chất lượng một số cuộc thầu không bảo đảm.

Ba là, Xử phạt về đấu thầu chưa nghiêm minh, chưa đủ sức răn đe đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu.

Hiện nay, việc xử phạt vi phạm pháp luật về đấu thầu của cơ quan có thẩm quyền chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe đối với những nhà thầu có hành vi vi phạm như nhà thầu làm “quân xanh, quân đỏ”; nhà thầu thông đồng, dàn xếp để sắp đặt kết quả trúng thầu, lợi dụng kiến nghị trong đấu thầu để gây cản trở, khó khăn cho chủ đầu tư. Đối với những nhà thầu vi phạm như trên, chủ đầu tư/bên mời thầu tuy có phát hiện các sai phạm của nhà thầu nhưng chưa có biện pháp xử lý kịp thời hoặc chưa quyết liệt xử phạt nhà thầu làm ảnh hướng đến kết quả nhà thầu cũng như hiệu quả đầu tư. Với nhà thầu cố tình vi phạm, các chủ đầu tư cịn chưa mạnh dạn cơng khai hoặc chậm công khai theo quy định để góp phần hạn chế các nhà thầu có hành vi thiếu lành mạnh trong đấu thầu.

Bốn là, chế độ báo cáo tình hình hoạt động đấu thầu chưa nghiêm minh.

Thực tế, cho thấy cơng tác báo cáo tình hình hoạt động của nhiều đơn vị không đầy đủ và nghiêm túc. Khơng ít đơn vị chuẩn bị báo cáo mang tính hình thức, số liệu cập nhật khơng chính xác (Tỉnh Bình Định khơng thực hiện việc báo cáo số liệu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, số liệu báo cáo tại văn bản khơng chính xác), số liệu tổng hợp từ báo cáo bằng văn bản và số liệu tổng hợp trên Hệ thống

mạng đấu thầu quốc gia cịn có sự chênh lệch... ở một số địa phương, các đơn vị hoặc chủ đầu tư không thực hiện việc báo cáo hoặc báo cáo không bảo đảm về mặt thời gian như yêu cầu khiến số liệu tổng hợp thường không kịp thời, đầy đủ và chính xác (tỉnh Điện Biên có 29/86 đơn vị, Trà Vinh có 11/36 đơn vị, Vĩnh Long có 13/39 đơn vị và Sơn La có 5/34 đơn vị không báo cáo hoặc bảo đảm không bảo đảm về mặt thời gian, nội dung). Đặc biệt, Ủy ban dân tộc khơng thực hiện báo cáo trên cả 2 hình thức bằng văn bản và trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia [1].

Như vậy, việc khơng báo cáo tình hình thực hiện cơng tác đấu thầu hoặc có báo cáo nhưng nội dung không đầy đủ, chất lượng chưa đảm bảo tại một số Bộ, ngành địa phương đã làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác theo dõi và quản lý đấu thầu cũng như việc thực thi các chính sách về đấu thầu phục vụ công tác thực hiện pháp luật về đấu thầu trong tương lai.

Năm là, Công tác giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo còn yếu và chưa triệt để.

Bên cạnh các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt việc kiểm tra cơng tác đấu thầu vẫn cịn một số Bộ, ngành, địa phương chưa thực sự coi trọng công tác này. Qua rà sốt các báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2018 được gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy nhiều Bộ, ngành, địa phương trong năm qua thực hiện rất ít cuộc kiểm tra về đấu thầu hoặc chỉ thực hiện kiểm tra khi xảy ra kiến nghị, khiếu nại về các vi phạm pháp luật đấu thầu tại dự án, gói thầu. Một số cơ quan, đơn vị trong năm 2018 không thực hiện cuộc kiểm tra nào về đấu thầu như: Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm tốn nhà nước, Văn phịng Chính phủ, Thơng tấn xã Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Tập đồn cơng nghiệp Than – Khống sản Việt Nam, Tổng cơng ty xi măng Việt Nam, Tổng công ty đường sắt Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hải phịng, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng [1].

Bên cạnh đó, chất lượng các cuộc kiểm tra cịn chưa đảm bảo u cầu, kiểm tra cịn mang tính hình thức, khơng phát hiện được các vi phạm hoặc có phát hiện vi phạm nhưng không xử lý nghiêm minh. Tại một số địa phương, khi kiểm tra không

phát hiện vi phạm, tuy nhiên khi đoàn kiểm tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra trực tiếp một số gói thầu đã phát hiện khơng ít tồn tại, vi phạm.

Theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, trong năm 2018, nội dung kiểm tra đấu thầu tiếp tục được triển khai độc lập, chuyên sâu tại một số bộ, ngành, địa phương. Tuy nhiên, xét trên tổng thể thì số lượng các cuộc kiểm tra về đấu thầu chưa nhiều, chưa được coi trọng đúng mức, nội dung kiểm tra đấu thầu vẫn chủ yếu được lồng ghép trong hoạt động giám sát, thanh tra tổng thể đầu tư hoặc kiểm tra, thanh tra về đầu tư xây dựng cơ bản. Đồng thời, các cuộc thanh tra, kiểm tra còn hạn chế về thời gian, nhân lực. Do đó, hiệu quả mà hoạt động thanh, kiểm tra mang lại chưa cao, ở nhiều địa phương, việc phát hiện và xử lý sai phạm trong công tác đấu thầu vẫn còn chưa triệt để.

Ngồi ra, cơng tác hậu kiểm sau thanh tra, kiểm tra cũng chưa được quan tâm, chú trọng. Sau quá trình thanh tra, kiểm tra, các đơn vị được thanh tra, kiểm tra đều báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, việc báo cáo còn chung chung, giải pháp đưa ra chưa cụ thể, công tác hậu kiểm sau kiểm tra chưa được thực hiện dẫn đến việc các vi phạm tiếp tục tài diễn. Việc quản lý, giám sát quá trình thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra chủ yếu thông qua việc báo cáo của đơn vị được kiểm tra, thanh tra nên chưa đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện công khai kết luận thanh tra [1].

Tiểu kết chương 2

Đấu thầu MSHH theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau với nội dung khá phức tạp và liên quan đến sự tham gia của các chủ thể khác nhau, như: nhà thầu, nhà đầu tư,…Để điều chỉnh hoạt động đấu thầu nói chung, trong đó có hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa nói riêng, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, như: Luật Đấu thầu 2014, Luật Thương mại 2005, Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư công 2014, Bộ Luật Dân sự 2015,… và các văn bản hướng dẫn thi hành, như: Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư, Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư,...Những văn bản pháp luật đã tạo được hành lang pháp lý ổn định, môi trường đầu tư lành mạnh cho hoạt động của các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh, góp phần ổn định trật tự kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều quy định của pháp luật đấu thầu về đấu thầu nói chung, đấu thầu MSHH theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ nói riêng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Những hạn chế, bất cập đó có thể do nhiều ngun nhân, có ngun nhân mang tính chủ quan và có ngun nhân mang tính khách quan. Điều đó đã làm ảnh hưởng và tác động xấu đến quá trình thi hành pháp luật về đấu thầu, đấu thầu MSHH theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ trên thực tế. Xuất phát từ những kết quả cũng như những hạn chế, bất cập trong hoạt động đấu thầu MSHH theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ đặt ra trong giai đoạn tới cần phải rà sốt, chỉnh sửa, bổ sung những quy định khơng cịn phù hợp. Vì vậy, một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần phải sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu, đấu thầu MSHH theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu cũng như bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ theo pháp luật đấu thầu ở việt nam (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)