Thứ nhất, Sự thiếu đồng bộ, thống nhất giữa chính sách của một số ngành, lĩnh vực với pháp luật đấu thầu
Đến nay vẫn còn một số ngành, lĩnh vực cịn có quy định chồng chéo, chưa thống nhất với pháp luật về đấu thầu. Cụ thể như: trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ vẫn cịn quy
định về việc giao thầu trong khi Luật Đấu thầu đã quy định chỉ có 08 hình thức lựa chọn nhà thầu, trong đó khơng có hình thức lựa chọn nhà thầu nêu trên; Hoặc Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 và Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 quy định việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đơ thị thơng qua hình thức chỉ định thầu hoặc Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 có quy định về một số các cơng trình, hạng mục cơng trình lâm sinh được áp dụng hình thức chỉ định thầu là chưa phù hợp với các trường hợp được chỉ định thầu quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu và Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Thứ hai, xung đột pháp luật giữa luật Đấu thầu và các văn bản pháp luật liên quan.
Hiện nay, những vướng mắc giữa pháp luật đấu thầu và xây dựng đã ảnh hưởng tới hoạt động đấu thầu. Theo quy định của pháp luật về đấu thầu, hồ sơ thiết kế kỹ thuật được chủ đầu tư phê duyệt là một trong các cơ sở quan trọng để xây dựng HSMT. Tuy nhiên, trên thực tế hồ sơ thiết kế các hệ thống thiết bị được xây dựng trên cơ sở chủng loại, đặc tính kỹ thuật của mã hiệu sản phẩm cụ thể. Vì vậy, hồ sơ thiết kế sau khi đã được chủ đầu tư phê duyệt thì việc lập HSMT nếu đưa cụ thể các yêu cầu kỹ thuật nêu trên có thể làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu; trường hợp không đưa các yêu cầu kỹ thuật đã được phê duyệt thì khơng tn thủ đầy đủ pháp luật về đấu thầu; Về hợp đồng, các gói thầu xây lắp và tư vấn khi lập HSMT đều theo mẫu quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó có mẫu hợp đồng. Khi nhà thầu trúng thầu, các bên tiến hành kí hợp đồng phải theo mẫu đã được duyệt tại HSMT. Tuy nhiên, trong hoạt động xây dựng, khi ký hợp đồng cũng phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng nên có sự khó khăn trong việc áp dụng các loại mẫu hợp đồng chưa thống nhất.
Thứ ba, việc ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành cơng tác đấu thầu cịn yếu, chưa hiệu quả.
Hiện nay, việc ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành về công tác đấu thầu tại nhiều Bộ, ngành, địa phương vẫn chỉ mang tính chất thơng báo về việc mới ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu, chưa có những hướng
dẫn cụ thể, phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương mình. Điều này dẫn tới tình trạng nhiều chủ đầu tư, bên mời thầu vẫn chưa nắm chắc các quy định hoặc có cách hiểu, áp dụng quy định pháp luật về đấu thầu chưa được rõ ràng, một số tình huống phát sinh trong quá trình triển khai đấu thầu vẫn có những cách hiểu và áp dụng khác nhau. Ví dụ như: Việc tính doanh thu của các đơn vị mới thành lập được 01 năm trong trường hợp HSMT yêu cầu doanh thu trung bình trong 03 năm; Việc cộng dồn các hợp đồng tương tự có phải là quy định bắt buộc khi yêu cầu nhà thầu có kinh nghiệm từ 02 hợp đồng trở lên... dẫn đến việc xây dựng hồ sơ mời thầu, đánh giá lựa chọn nhà thầu chưa theo đúng quy định hiện hành [1].
Thứ tư, việc cung cấp thơng tin và minh bạch hóa thơng tin trong đấu thầu mua sắm hàng hóa cịn nhiều bất cập.
Trách nhiệm cung cấp thông tin cũng như cách thức thực hiện được quy định rõ trong Thông tư số 06/2017/TT-BKHĐT ngày 05/12/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp thơng tin về đấu thầu, báo cáo tình hình hoạt động đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, tuy nhiên, qua q trình triển khai vẫn cịn những tồn tại, hạn chế làm giảm tính cạnh tranh, minh bạch trong đấu thầu. Nhiều chủ đầu tư/bên mời đăng tải chưa đúng loại gói thầu theo danh mục phân loại trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia làm hạn chế, gây khó khăn cho nhà thầu trong việc tìm kiếm thơng tin. Các gói thầu được phân loại theo lĩnh vực mua sắm hàng hóa, xây lắp, tư vấn, hỗn hợp, dịch vụ phi tư vấn dựa trên tính chất cơng việc của gói thầu. Tuy nhiên, bên mời thầu cố tình hoặc chưa hiểu đúng tính chất cơng việc của gói thầu, dẫn đến đăng tải sai loại gói thầu như gói thầu tư vấn đăng vào danh mục gói thầu dịch vụ phi tư vấn, gói thầu xây lắp đăng vào danh mục gói thầu mua sắm hàng hóa… trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Thứ năm. Về công tác tổng hợp, báo cáo hoạt động đấu thầu.
Việc tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu theo quy định tại Thông tư số 06/2017/TT-BKHĐT. Theo quy định tại khoản 8 Điều 74, điểm k khoản 2 Điều 75 và khoản 2 Điều 84 Luật Đấu thầu và khoản 13 Điều 129 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu hàng năm. Tuy
nhiên, qua nhiều năm, việc thực hiện công tác báo cáo này vẫn chưa được đảm bảo. Ví dụ, về tiến độ báo cáo, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư số 06/2017/TT-BKHĐT, định kỳ hàng năm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tập đồn kinh tế nhà nước, Tổng cơng ty 91 phải gửi báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 01/02 năm tiếp theo (báo cáo trực tiếp bằng văn bản và thông qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia). Tuy nhiên, đến hạn 01/02/2019 chỉ có 19/120 đơn vị gửi báo cáo theo đúng yêu cầu và 61/120 đơn vị đăng tải báo cáo trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Đến ngày 02/4/2019 sau 02 tháng kể từ ngày hết hạn báo cáo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới nhận được đầy đủ báo cáo của các cơ quan [1].
Thứ sáu, Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết kiến nghị, xử lý vi phạm còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Nhìn chung, cơng tác thanh tra, kiểm tra về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư hầu như chưa được thực hiện ở các Bộ, ngành, địa phương nên trong báo cáo của các đơn vị đều không phản ánh nội dung này. Một phần nguyên nhân là công tác lựa chọn nhà đầu tư tại các Bộ, ngành, địa phương chưa được triển khai rộng rãi hoặc các cuộc thanh tra, kiểm tra về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư được lồng ghép trong các cuộc thanh tra, kiểm tra về quản lý thực hiện dự án đầu tư.
Thực tế cho thấy, hoạt động giải quyết kiến nghị và xử lý vi phạm chưa đạt được kết quả mong muốn. Ví dụ, trong năm 2018, mặc dù Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được văn bản kiến nghị về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư của một số địa phương nhưng theo tổng hợp thông tin trong báo cáo các đơn vị gửi về, chỉ có tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện xử lý 01 kiến nghị đối với kết quả sơ tuyển dự án Khu đơ thị mới Mai Pha. Do đó, việc kê khai thông tin về giải quyết kiến nghị và xử lý vi phạm về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư vẫn chưa được thực hiện công khai, nghiêm túc.