Thứ nhất, về lựa chọn nhà thầu
Kết quả lựa chọn nhà thầu năm 2017 và 2018 (triệu đồng)
683.599.878
559,156,753 Tổng giá gói thầu
Tổng giá trúng thầu Chênh lệch 647.676.143 520,119,942 39,036,811 35.923.735 Năm 2017 Năm 2018
Năm 2018, cả nước có tổng số 249.622 gói thực hiện theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (sau đây gọi là Luật Đấu thầu) (tăng 1,13% so với năm 2017), với tổng giá gói thầu là 683.599,878 tỷ đồng (tăng 1,22% so với năm 2017) và tổng giá trúng thầu là 647.676,143 tỷ đồng (tăng 1,28% so với năm 2017), chênh lệch giữa tổng giá gói thầu và tổng giá trúng thầu (giá trị tiết kiệm) là 35.923,735 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm là 5,26% thấp hơn so với tỷ lệ tiết kiệm năm 2017 (6,98%) [1].
Năm 2018 có 180.142 gói thầu sử dụng vốn nhà nước cho mục tiêu đầu tư phát triển (chưa bao gồm các gói thầu sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ) được thực hiện, tổng giá gói thầu là 369.413,577 tỷ động (chiếm tỷ lệ 54,04% về giá trị của tất cả các lĩnh vực) và tổng giá trúng thầu là 354.491,515 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm đạt 4,04%, thấp hơn so với năm 2017 (5,14%), trong đó, lĩnh vực hàng hóa (13.307 gói thầu) đứng thứ 2 về tổng giá gói thầu (65.636,033 tỷ đồng, chiếm 17,76%) và tổng giá trúng thầu (60.822,078 tỷ đồng, chiếm 17,15%) đồng thời có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất (7,33%, tương đương 4.813,955 tỷ đồng). Giảm cả về số lượng gói thầu, tổng giá gói thầu và tỷ lệ tiết kiệm so với năm 2017 (14.939 gói thầu, 82.130,634 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm 9,75%) [1].
Đối với hình thức lựa chọn nhà thầu (khơng bao gồm các gói thầu sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ), Đấu thầu rộng rãi có 38.193 gói thầu (chiếm 15,3%) là hình thức lựa chọn nhà thầu có tổng giá gói thầu (563.345,446 tỷ đồng, chiếm 82,4%) và tổng giá trúng thầu (531.360,603 tỷ đồng, chiếm 82,04%) cao nhất, tỷ lệ tiết kiệm đạt 31.984,843 tỷ đồng tương đương 5,68%. Trong khi đó, chào hàng cạnh tranh đứng thứ 3 cả về tổng số gói thầu (24.517 gói thầu, chiếm 9,82%), tổng giá gói thầu (29.455,912 tỷ đồng, chiếm 4,3%) và tổng giá trúng thầu (28.447,866 tỷ đồng, chiếm 4,39%), tỷ lệ tiết kiệm (3,42%) tăng nhẹ so với năm 2017 (3,36%). Tự thực hiện có tổng giá gói thầu (4.199,521 tỷ đồng, chiếm 0,61%) và tổng giá trúng thầu (3.954,399 tỷ đồng, chiếm 0,61%) thấp nhất nhưng có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất (5,84%, tương đương 245,122 tỷ đồng), và tăng so với năm 2017 (4,68%).
Đối với Dự án sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ cho mục tiêu đầu tư phát triển, trong năm 2018 có 13.108 gói thầu sử dụng nguồn vốn
ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ cho mục tiêu đầu tư phát triển được thực hiện (tổng giá trị gói thầu là 45.741,274 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 6,69% về giá trị trên tất cả các lĩnh vực đấu thầu) Các gói thầu này có tỷ lệ tiết kiệm khá cao (12,59%) so với mặt bằng chung và số lượng gói thầu tăng gấp 4 lần so với năm 2017 (3.167 gói thầu), trong đó, lĩnh vực hàng hóa có 2.453 gói thầu tăng gần 5 lần so với năm 2017 (490 gói thầu), chiếm 18,71% nhưng đứng thứ 2 về tổng giá gói thầu (13.789,924 tỷ đồng, chiếm 30,14%) và tổng giá trúng thầu (12.430,831 tỷ đồng, chiếm 31,09%) và có tỷ lệ tiết kiệm đạt 9,86% [1].
Thứ hai, về lựa chọn nhà đầu tư
Năm 2018, trên cả nước có tổng số 434 dự án (90 dự án PPP và 344 dự án đầu tư có sử dụng đất). Việc thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất được triển khai khá phổ biến trên phạm vi cả nước. Trong năm 2018, có 27 địa phương thực hiện 344 dự án đầu tư có sử dụng đất, trong đó tập trung chủ yếu ở các địa phương như Quảng Ninh (48 dự án), Hải Dương (39 dự án), Thanh Hóa (33 dự án), Bắc Ninh (30 dự án), Hà Nam (30 dự án).
Đối với dự án PPP, số lượng dự án được triển khai thực hiện tăng 37 dự án so với năm 2017, số địa phương triển khai thực hiện dự án PPP cũng tăng từ 15 đơn vị (năm 2017) lên 24 đơn vị (năm 2018). Số lượng dự án PPP được triển khai thực hiện chủ yếu tập trung ở các tỉnh như Quảng Ninh (11 dự án), Bắc Ninh (9 dự án), Nghệ An (8 dự án), An Giang (7 dự án), Bắc Giang (7 dự án), Thanh Hóa (7 dự án). Theo tiến độ thực hiện dự án: Trong tổng số 90 dự án thực hiện năm 2018, số dự án đã ký kết hợp đồng là 34 dự án, số dự án đã lựa chọn được nhà đầu tư là 23 dự án, số dự án đang trong giai đoạn lựa chọn nhà đầu tư là 24 dự án và 9 dự án đã công bố danh mục dự án (chưa tiến hành đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư). Theo lĩnh vực đầu tư, trong số 90 dự án PPP nêu trên, có 44 dự án thuộc lĩnh vực giao thơng (chiếm 49%), 7 dự án thuộc lĩnh vực cung cấp nước sạch (chiếm 8%), 5 dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng đô thị (chiếm 5%), 5 dự án thuộc lĩnh vực giáo dục (chiếm 5%), cịn lại là lĩnh vực khác (văn hóa, y tế, du lịch…) [1].
Để có được những kết quả trên là do tác động của nhiều yếu tố. Có những yếu tố mang tính chủ quan, có yếu tố mang tính khách quan. Đặc biệt, cơng tác phổ
biến, quán triệt việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư tiếp tục được tăng cường. Ngày 03/01/2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 30/2015/NĐ-CP (tại tờ trình số 52/TTr-BKHĐT). Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 30/2015/NĐ- CP được 26/26 thành viên Chính phủ thống nhất ban hành, được các Bộ thảo luận tại 06 cuộc họp do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì (30/6/2017, 15/11/2017, 14/3/2018, 24/5/2018, 13/6/2018, 09/8/2018). Gần đây nhất, dự thảo Nghị định trên đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hồn thiện và trình ban hành tại văn bản số 2683/BKHĐT-QLĐT ngày 25/4/2019 [1]. Ngoài ra, trong năm 2018, thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành nghiên cứu xây dựng dự thảo Luật Đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư, trong đó bao gồm các quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án đối tác cơng tư. Bên cạnh đó, cơng tác phổ biến văn bản quy phạm pháp luật. Thực tế cho thấy, một số địa phương đã tích cực, chủ động thực hiện cơng tác phổ biến, quán triệt việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Việc phổ biến, quán triệt thực hiện pháp luật về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo phổ biến và góp ý văn bản quy phạm pháp luật, các khóa đào tạo về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Một số đơn vị chưa có điều kiện tổ chức hội nghị, hội thảo đã lồng ghép nội dung này vào các cuộc họp giao ban, cuộc họp về đầu tư xây dựng hay các buổi hội nghị trực tuyến ở địa phương như tỉnh Sơn La, Kon Tum... Ngồi ra, các địa phương cũng tích cực cử các cán bộ tham gia các khóa đào tạo về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu nhằm tăng cường năng lực và kiến thức về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho cán bộ.