thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ đảm bảo minh bạch và hiệu quả
Trong thời gian tới đấu thầu mua sắm hàng hóa trong nước và cả đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa cần phải thành lập các hiệp hội các nhà tư vấn Việt Nam một cách chuyên nghiệp, các công ty tư vấn đủ năng lực trong mọi lĩnh vực. Khi cần phải sử dụng nhà tư vấn nước ngồi thì bên chủ đầu tư, bên mời thầu cần hết
sức lưu ý và chặt chẽ hơn trong tất cả các điều khoản để tránh những vướng mắc tranh chấp, cũng nên lựa chọn những đơn vị tư vấn có uy tín để hợp tác. Do trình độ chun mơn kỹ thuật còn thấp, những cơ sở đảm bảo cho việc lập dự tốn là chưa hồn thiện nên khi thực hiện đàm phán chúng ta sẽ bỏ sót hoặc do trình độ kỹ năng đàm phán chưa cao gây ra những thiệt hại trong đấu thầu mua sắm hàng hóa.
Việc soạn thảo các văn bản hướng dẫn, các văn bản pháp luật điều chỉnh quy trình đấu thầu mua sắm hàng hóa phải đảm bào tính nghiêm minh của pháp luật, vừa phải hết sức chặt chẽ, ngắn gọn nhưng không làm giảm đi nguyên tắc tự do cạnh tranh, công khai, khách quan, cơng bằng trong đấu thầu mua sắm hàng hóa. Để tránh tình trạng chào giá thầu thấp nhà nước cần có quy định cụ thể về chống phá giá trong đấu thầu mua sắm hàng hóa. Có chăng nên xem xét đến việc có nên áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế trong đấu thầu mua sắm hàng hóa, mà chỉ nên áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong mua sắm hàng hóa để đảm bảo được tính cạnh tranh cơng bằng và công khai được phát huy cao trong mua sắm hàng hóa tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập. Vấn đề xử phạt trong đấu thầu phải rõ ràng cụ thể hơn và phải được nghiêm túc chấp hành, mức phạt phải vừa có tính giáo dục nhưng cũng phải mang tính răn đe, khơng nên q nhẹ để chỉ trở thành hình thức.
Với mỗi loại đối tượng trong đấu thầu phải xây dựng những quy trình riêng đạt chuẩn để trên cơ sở đó mà tùy vào hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu mà áp dụng cho phù hợp nhất. Đồng thời với các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế như WB, ADB, JBIC…khi thực hiện mua sắm bằng các nguồn vốn này việc tổ chức hoạt động đấu thầu vẫn phải thực hiện dưới sự kiểm soát của nhà tài trợ nên quy trình đấu thầu của Việt Nam phải hồn thiện và tương đồng với các quy trình đã được các tổ chức này đề ra.
Các nội dung của quy chế đấu thầu nhìn chung đã có rất nhiều tiến bộ, các quy định cơ bản đã đề cập được đến tất cả các yêu cầu của hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa, song trên thực tế đời sống kinh tế xã hội là vô cùng phong phú, thay đổi từng ngày đòi hỏi bắt buộc phải điều chỉnh, cải tiến và hồn thiện mang tính tổng thể và cụ thể cho từng ngành. Do đặc điểm mua sắm hàng hóa là rất khác nhau giữa các Bộ, ngành và địa phương, các đơn vị sự nghiệp cơng lập nên khó có thể có
cùng một quy chế hướng dẫn chung phù hợp cho tất cả các trường hợp. Vấn đề đặt ra là phải có sự đầu tư nghiên cứu chi tiết của các cơ quan bộ ngành, địa phương khác nhau để hình thành ra các quy định để vận hành áp dụng sao cho phù hợp linh hoạt, gọn nhẹ không chồng chéo mà vẫn đảm đảo được các yêu cầu mục đích của quy chế đấu thầu nói chung. Cơng tác đấu thầu mua sắm hàng hóa muốn thực sự đi vào nề nếp, trở thành một công cụ đắc lực không thể thiếu tại các đơn vị, tổ chức và góp phần vào việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cần sự thống nhất thực hiện và chung tay của mọi cơ quan và chủ thể thực hiện. Thực hiện được mục tiêu đó, địi hỏi hệ thống pháp luật về đấu thầu, đấu thầu MSHH cần đảm bảo sự minh bạch, đồng bộ.