Thực trạng các quy định pháp luật về hợp đồng với nhà thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ theo pháp luật đấu thầu ở việt nam (Trang 49 - 51)

đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ

Hợp đồng là văn bản thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu được lựa chọn

trong thực hiện gói thầu thuộc dự án; giữa bên mời thầu với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm thường xuyên; giữa đơn vị mua sắm tập trung hoặc giữa đơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm tập trung; giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn và doanh nghiệp dự án trong lựa chọn nhà đầu tư [16].

Hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu phải tuân thủ theo Mẫu hợp đồng quy định trong Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu. Chủ đầu tư căn cứ quy mơ, tính chất của gói thầu có thể bổ sung các điều, khoản liên quan trong hợp đồng theo quy định của pháp luật chuyên ngành nhưng phải đảm bảo tính logic, thống nhất và chặt chẽ của tồn bộ hợp đồng, tránh làm hạn chế quyền nhà thầu.

Về điều kiện giao kết hợp đồng, Điều 64, Luật đấu thầu 2013 có quy định: - Tại thời điểm ký kết, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực.

-Tại thời điểm ký kết, nhà thầu được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung tiến hành xác minh thông tin về năng lực của nhà thầu, nếu vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu thì mới tiến hành ký kết hợp đồng.

Về nguyên tắc, chủ đầu tư và nhà thầu có thể lựa chọn các loại hợp đồng cụ thể sau: (i) trọn gói; (ii) theo đơn giá cố định; (iii) theo đơn giá điều chỉnh (khoản 1, 2 và 3 Điều 62 Luật đấu thầu 2013).

Điểu 65 Luật đấu thầu 2013 có quy định các yêu cầu về trình tự, thủ tục, nội dung và hình thức của hợp đồng với nhà thầu như sau:

-Sau khi lựa chọn được nhà thầu, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua

sắm đối với mua sắm tập trung và nhà thầu được lựa chọn phải tiến hành ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu. Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng. Hợp đồng ký kết giữa các bên phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Một gói thầu có thể được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng; trong một hợp đồng có thể áp dụng một hoặc nhiều loại hợp đồng quy định tại Điều 62 của Luật đấu thầu 2013. Trường hợp áp dụng nhiều loại hợp đồng thì phải quy định rõ loại hợp đồng tương ứng với từng nội dung công việc cụ thể;

- Hợp đồng được ký kết giữa các bên phải phù hợp với nội dung trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, kết quả thương thảo hợp đồng, quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

- Giá hợp đồng không được vượt giá trúng thầu. Trường hợp bổ sung khối lượng cơng việc ngồi hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dẫn đến giá hợp đồng vượt giá trúng thầu thì phải bảo đảm giá hợp đồng khơng được vượt giá gói thầu hoặc dự tốn được phê duyệt; nếu dự án, dự tốn mua sắm gồm nhiều gói thầu, tổng giá hợp đồng phải bảo đảm khơng vượt tổng mức đầu tư, dự tốn mua sắm được phê duyệt.

- Theo Điều 63 của Luật đấu thầu 2013, hồ sơ hợp đồng bao gồm nhưng không hạn chế bởi các văn bản sau đây: (i) Văn bản hợp đồng; (ii) Phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi cơng việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có); (iii) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.Tùy theo quy mơ, tính chất của gói thầu, hồ sơ hợp đồng có thể bao gồm một hoặc một số tài liệu sau đây:

- Biên bản hoàn thiện hợp đồng; (ii) Văn bản thỏa thuận của các bên về điều kiện của hợp đồng, bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể; (iii) Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn; (iv) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; (v) Các tài liệu có liên quan (nếu có) [11, tr 37].

Để tăng cường sự công khai, minh bạch trong công tác đấu thầu, trong năm 2015, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khởi động thực hiện sáng kiến cơng khai hóa các hợp đồng đấu thầu, đồng thời với việc nghiên

cứu, xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá về đấu thầu. Trên những kết quả nhất định đã đạt được trong việc thực thi Luật đấu thầu mới trong thời gian vừa qua bằng những chủ trương đường lối chính sách cụ thể và các văn bản pháp luật hiện hành hoạt động đấu thầu sẽ ngày càng được thực hiện minh bạch, cạnh tranh và đem lại hiệu quả cao hơn cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ theo pháp luật đấu thầu ở việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)