pháp luật đấu thầu và luật chuyên ngành đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ
Hiện nay, hệ thống chính sách của một số ngành, lĩnh vực cịn có quy định chồng chéo, chưa thống nhất với pháp luật về đấu thầu. Ví dụ, một số nội dung quy định tại Nghị định số 30/2015/NĐ-CP chịu sự điều chỉnh của nhiều luật khác như Luật Đầu tư, Luật Đất đai; nên trong quá trình triển khai thực hiện cịn những khó khăn, bất cập, cần có biện pháp tháo gỡ. Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn chưa phân định rõ trường hợp giao đất, cho thuê đất theo một trong ba hình thức bao gồm: (1) Đấu thầu; (2) Quyết định chủ trương đầu tư; (3) Đấu giá quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, thực tế cho thấy hiện nay vẫn cịn một số ngành, lĩnh vực cịn có quy định chồng chéo, chưa thống nhất với pháp luật về đấu thầu. Cụ thể như: trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày
18/6/2015 của Chính phủ vẫn còn quy định về việc giao thầu trong khi Luật Đấu thầu đã quy định chỉ có 08 hình thức lựa chọn nhà thầu, trong đó khơng có hình thức lựa chọn nhà thầu nêu trên; Hoặc Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 và Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 quy định việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị thơng qua hình thức chỉ định thầu hoặc Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 có quy định về một số các cơng trình, hạng mục cơng trình lâm sinh được áp dụng hình thức chỉ định thầu là chưa phù hợp với các trường hợp được chỉ định thầu quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu và Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
Xuất phát từ việc phân tích trên, để khẳng định được tầm quan trọng vai trò của đấu thầu mua sắm hàng hóa cũng như đấu thầu nói chung trong nền kinh tế, địi hỏi phải nhanh chóng hồn thiện pháp luật về đấu thầu, theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước và đồng thời đáp ứng được u cầu địi hỏi của tình hình kinh tế xã hội là nhu cầu cấp thiết đặt ra. Đồng thời, trong xu hướng hội nhập toàn cầu, hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật về đấu thầu cần phải hồn thiện hệ thống pháp của mình để phù hợp hội nhập về tất cả các lĩnh vực thế giới trong đó có lĩnh vực đấu thầu mua sắm hàng hóa. Để đưa pháp luật đấu thầu của chúng ta dần tương thích với hệ thống thơng lệ quốc tế thì chúng ta trước tiên cần tuân thủ và dựa trên các quy định, hướng dẫn cụ thể của các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực liên quan để tìm ra được nội dung phù hợp với tình hình trong nước mà vẫn đảm bảo tuân thủ pháp luật quốc tế. Có như vậy những quy định về đấu thầu nói chung và đấu thầu mua sắm hàng hóa nói riêng mới bền vững, phát triển và là cơng cụ hiệu quả của quản lý kinh tế xã hội, cụ thể là sẽ có những văn bản pháp luật, nghị định hướng dẫn thi hành tạo ra môi trường pháp lý ổn định hơn cụ thể hơn, đảm bảo mua trúng, mua đúng, mua đủ. Đồng thời cần phải đảm bảo được tính đồng bộ với các quy định của pháp luật liên quan như pháp luật về đầu tư, pháp luật kinh tế, thương mại…Vì vậy, để tránh tình trạng mâu thuẫn chồng chéo, khơng đúng thẩm quyền, cần sớm hài hòa, thống nhất giữa các pháp luật chuyên ngành liên quan và các quy định pháp luật về đấu thầu, trong đó có các quy định về đấu thầu MSHH theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ.