sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
Đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được thực hiện theo nhiều hình thức đấu thầu khác nhau, bao gồm: đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế.
2.1.2.1. Hình thức đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi là một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khá phổ biến. Hình thức đấu thầu rộng rãi (khơng hạn chế về sự tham gia của nhà thầu và được áp dụng cho các gói thầu, dự án. Tuy nhiên, một số trường hợp khơng được áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, như: (i) đấu thầu hạn chế; (ii) chỉ định thầu; (iii) chào hàng cạnh tranh; (iv) mua sắm trực tiếp; (v) tự thực hiện; (vi) lựa chon nhà thầu theo các trường hợp đặc biệt và (vii) trường hợp có sự tham gia của cộng đồng [16].
Đấu thầu rộng rãi mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; áp dụng trong việc lựa chọn nhà đầu tư [16].
Luật Đấu thầu năm 2013 có quy định về việc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt hoặc sự tham gia của công đồng dân cư, tổ chức,…Trong trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà khơng thể áp dụng các hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện trong việc lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Đối với cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện tồn bộ hoặc một phần gói thầu đó trong các trường hợp: Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Gói thầu quy mơ nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm [16].
Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu mang tính cạnh tranh cao, vì có sự tham gia của nhiều nhà thầu với các lợi thế khác nhau. Tuy nhiên, khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong mua sắm hàng hóa sẽ dẫn đến một số hạn chế, nhất là bên mời thầu, như: công tác quản lý hồ sơ với số lượng lớn, chi phí đấu thầu, thời gian thực hiện. Bên cạnh đó, hình thức đấu thầu rộng rãi có thể dẫn đến nguy cơ thơng đồng giữa các nhà thầu trong việc bỏ giá trúng thầu. Trong năm 2018, hình thức lựa chọn nhà đầu tư, theo thống kê, trong số 70 dự án PPP đã xác định được hình thức lựa chọn nhà đầu tư, có 22 dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi (chiếm 31%), có 48 dự án áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư (chiếm 69%). Riêng đối với hình thức chỉ định nhà đầu tư, có 44/48 dự án chỉ định thầu thuộc trường hợp chỉ có 01 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ tuyển [1].
2.1.2.2. Đấu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế là một hình thức đấu thầu được áp dụng đối với gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Như vậy khác với đấu thầu rộng rãi có sự tham gia của nhiều nhà thầu và được áp dụng cho mọi trường hợp, trừ một số lĩnh vực mang tính đặc thù, đấu thầu hạn bị giới hạn đòi hỏi về kỹ thuật và số nhà thầu. Cụ thể, đối với hình thức đấu thầu hạn chế trong mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai
đoạn hai túi hồ sơ thì chỉ được áp dụng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp [16].
Đấu thầu hạn chế có nhiều ưu điểm, nhất là đối với bên mời thầu. Bên mời thầu sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí trong hoạt động đấu thầu. Tuy nhiên, do sự lựa chọn ít nên trong nhiều trường hợp bên mời thầu chưa chắc đã lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất. Hình thức này hiện nay khơng tạo ra được mơi trường cạnh tranh lớn nhất giữa các nhà thầu, vì thế có thể giảm hiệu quả của hoạt động đấu thầu. Điều kiện áp dụng hình thức này chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu gói thầu, do yêu cầu của nguồn vốn sử dụng và do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.