II. Các chiến lƣợc hoạt động chủ yếu của TNCs Nhật Bản từ những năm 90 trở lại đây
1. Chiến lƣợc mạng lƣới hóa
1.1. Mục đích thực hiện
Đa phần các doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, các công ty xuyên quốc gia cũng vậy. Đặc trƣng “tất cả vì lợi nhuận” có thể dễ dàng cảm nhận đƣợc tại những tập đoàn Âu – Mỹ; tuy nhiên, với TNCs Nhật, cịn có một yếu tố khác đƣợc ƣu tiên hơn, đó là thị trƣờng. Ngƣời Nhật mở rộng mạng lƣới kinh doanh vì hai lý do cơ bản: thứ nhất để tiết kiệm chi phí và thứ hai để tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ.
Lý do thứ nhất có thể dễ dàng lý giải bởi điều kiện tự nhiên của Nhật nhƣ đã nêu trên cùng với lƣợng lao động giá cao trong nƣớc đã buộc TNCs Nhật cắm nhánh tại nƣớc ngoài, tranh thủ nguồn lực địa phƣơng cho hoạt động sản xuất của mình.
Lý do TNCs Nhật tìm kiếm thị trƣờng và đặt mục tiêu thị trƣờng lên hàng đầu bắt nguồn từ thói quen tiêu dùng của ngƣời Nhật. Tình trạng bất ổn kinh tế ở Nhật Bản từ thập niên 90 cho tới đầu những năm 2000, tình trạng lao dốc trên thị trƣờng
chứng khoán đã biến những ngƣời chi tiêu hào phóng thành kẻ tiết kiệm quá mức và trở thành gánh nặng làm tê liệt nền kinh tế Nhật Bản. Ngày nay, nhiều năm sau khi hồi phục, các gia đình khá giả ở Nhật thậm chí vẫn dùng nƣớc bồn tắm để giặt quần áo, cách phổ biến để tiết kiệm chi phí tiện ích.
Nhật Bản đã vƣợt qua khỏi "Thập niên Thất thoát" những năm 1990, một phần nhờ sự tăng trƣởng mạnh trong xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ và Trung Quốc. Nhƣng ngay cả khi nền kinh tế đã tăng trƣởng, những ngƣời tiêu dùng vẫn “cự tuyệt” với chi tiêu. Từ năm 2001 tới 2007, chi tiêu tiêu dùng tính trên đầu ngƣời chỉ tăng 0,2%11.
Tất cả những điều này tạo thành một bức tranh không mấy sáng sủa cho các hãng nếu chấp nhận bó hẹp thị trƣờng kinh doanh của mình trong nội địa. Và đƣơng nhiên, TNCs với nguồn vốn lớn và tầm nhìn xa sẽ bắt đầu chiến lƣợc cắm nhánh trên khắp thế giới.