Tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản và một số gợi ý đối sách cho Việt Nam (Trang 80 - 82)

II. Một số gợi ý đối sách đối với Việt Nam nhằm tăng cƣờng thu hút đầu tƣ của TNCs Nhật

2.Tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc

Quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ nƣớc ngồi nói chung và đối với đầu tƣ của TNCs nói riêng là rất cần thiết, nó đảm bảo vừa thu hút đầu tƣ của TNCs Nhật Bản, vừa thực hiện đƣợc mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội mà chúng ta đã đề ra. Vì thế, cần khơng ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Cụ thể là:

Thứ nhất, sửa đổi những chính sách văn bản pháp luật về kinh tế không phù

hợp với những quy định của WTO. Đẩy mạnh tuyên truyền, hƣớng dẫn thực hiện tốt Luật đầu tƣ và Luật Doanh nghiệp mới ban hành. Đây là những luật mới sửa đổi có ý nghĩa tạo mơi trƣờng thu hút đầu tƣ bình đẳng đối với đầu tƣ của TNCs cũng nhƣ nhà đầu tƣ trong nƣớc.

 Tăng cƣờng chính sách ƣu đãi có sức hấp dẫn cao đối với những lĩnh vực, địa bàn cần thu hút đầu tƣ của TNCs nhƣ: Thực hiện chính sách thuế khuyến khích các dự án cơng nghệ cao, thực hiện nhanh chƣơng trình nội địa hóa…

 Những dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp của TNCs Nhật Bản nói riêng và TNCs nói chung nhƣ bảo hiểm, ngân hàng, bƣu chính viễn thông,… cần đƣợc giảm thuế suất giá trị gia tăng để giảm chi phí kinh doanh của TNCs.

 Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ của TNCs Nhật Bản có thể tự do chuyển đổi hình thức đầu tƣ và tổ chức lại doanh nghiệp.

Thứ hai, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực

quản lý đầu tƣ của TNCs ở nƣớc ta. Quản lý nhà nƣớc đƣợc thực hiện trƣớc hết qua cán bộ nhà nƣớc. Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế đang hội nhập, đội ngũ cán bộ nhà nƣớc phải đƣợc đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt. Trƣớc hết, về năng lực chun mơn phải đạt trình độ quản lý tiên tiến, hiện đại, phù hợp với trình độ quản lý của các đối tác là TNCs. Thƣờng xuyên cập nhập kiến thức về luật pháp, kinh tế quốc tế, nâng cao trình độ ngoại ngữ, am hiểu các đối tác TNCs Nhật Bản . Về phẩm chất đạo đức, chính trị, cán bộ quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đầu tƣ của TNCs phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc, đối với nhân dân, chí cơng vơ tƣ.

Thứ ba, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ của TNCs.

Đẩy mạnh phân cấp quản lý và xây dựng cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động đầu tƣ của TNCs. Chú trọng phân cấp quản lý nhà nƣớc đối với

hoạt động liên quan đến mọi khâu trƣớc và sau khi cấp giấy phép đầu tƣ trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất quản lý về quy hoạch, cơ cấu, chính sách, cơ chế quản lý. Cần tránh sự chồng chéo, lấn sân, rƣờm rà, kém hiệu quả của hệ thống quản lý nhƣng cũng đồng thời tránh hiện tƣợng “phá rào”, vƣợt thẩm quyền.

Các cơ quan quản lý nhà nƣớc phải phục vụ các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của TNCs Nhật Bản nhƣ khách hàng. Thƣờng xuyên có sự tiếp xúc trực tiếp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc với các nhà đầu tƣ của TNCs. Thành lập các tổ chức tƣ vấn làm cầu nối chủ động giữa các doanh nghiệp với hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc để dễ dàng giải quyết những vƣớng mắc có liên quan đến hoạt động đầu tƣ của TNCs.

Thứ tư, cần đổi mới và nâng cao chất lƣợng xây dựng chiến lƣợc phát triển

kinh tế xã hội. Cần có sự chỉ đạo thống nhất về cơng tác quy hoạch trong tồn quốc, tránh tình trạng bất cập giữa quy hoạch chung của cả nƣớc với quy hoạch của địa phƣơng. Cũng cần có chiến lƣợc thu hút đầu tƣ của TNCs Nhật Bản vào từng ngành nghề, lĩnh vực chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân. Cũng cần có chiến lƣợc điều chỉnh, cân đối đầu tƣ của TNCs Nhật Bản vào các vùng, miền trong cả nƣớc. TNCs Nhật Bản thƣờng tập trung vào những địa bàn có điều kiện thuận lợi nhất định cả về kết cấu hạ tầng lẫn thị trƣờng lao động nhƣ đã trình bày ở trên, do đó, ngoài việc tiếp tục thu hút đầu tƣ của TNCs vào những tam giác tăng trƣởng trong nƣớc, cần thực hiện tốt chính sách ƣu đãi đầu tƣ vào những địa phƣơng khác.

Một phần của tài liệu Chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản và một số gợi ý đối sách cho Việt Nam (Trang 80 - 82)