Mục đích thực hiện:

Một phần của tài liệu Chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản và một số gợi ý đối sách cho Việt Nam (Trang 53 - 60)

II. Các chiến lƣợc hoạt động chủ yếu của TNCs Nhật Bản từ những năm 90 trở lại đây

4.1.Mục đích thực hiện:

4. Chiến lƣợc địa phƣơng hóa cơ sở sản xuất

4.1.Mục đích thực hiện:

TNCs Nhật Bản cần tiến hành chiến lƣợc địa phƣơng hóa cơ sơ sản xuất vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, do sức ép của chính sách bảo hộ thương mại nước chủ nhà. Với đà phát triển của khu vực hóa kinh tế, chủ nghĩa bảo hộ thƣơng mại mà đặc trƣng là các hàng rào phi thuế quan không ngừng đƣợc gia tăng sử dụng, vì thế nếu TNCs khơng có chính sách thích hợp thì rất khó len lỏi vào thị trƣờng nƣớc chủ nhà. Ngoài việc tiến hành liên minh, mua lại và sáp nhập, TNCs Nhật Bản cịn thực thi

địa phƣơng hóa các chi nhánh ở các quốc gia khác nhằm tận dụng sự ủng hộ, ƣu đãi của chính quyền địa phƣơng.

Thứ hai, khi tiến hành kinh doanh tại một thị trƣờng mới, nhiều khi TNCs khơng thể ngay lập tức nắm bắt đƣợc văn hóa tiêu dùng của thị trƣờng này, nếu cứ hành xử nhƣ tại những nơi khác có thể dẫn đến những hậu quả khơng lƣờng trƣớc đƣợc. Do vậy, TNCs cần có những hành động cụ thể nhằm xóa nhịa những sự khác

biệt của mình với doanh nghiệp sở tại, chẳng hạn nhƣ thuê nhân công, quản lý, lãnh

đạo là ngƣời địa phƣơng…

4.2. Nội dung

Trong mấy năm gần đây, TNCs Nhật Bản đã đƣa việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên địa phƣơng vào trong kế hoạch phát triển xí nghiệp tại nƣớc ngồi, từng bƣớc thực hiện việc “ngƣời địa phƣơng quản lý xí nghiệp địa phƣơng”, nhằm tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh ở nƣớc chủ nhà và các nƣớc xung quanh. Trong chiến lƣợc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, TNCs Nhật Bản chú trọng đến đào tạo nhân lực tại chỗ, có tính ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu cơng việc của dự án đầu tƣ, số lao động đƣợc gửi đi đào tạo ở các cơ sở đào tạo của TNCs Nhật Bản là rất hạn chế vì chi phí cao và mạo hiểm (sau khi đƣợc đƣa đi đào tạo có thể sẽ khơng trở về hoặc khơng gắn bó lâu dài với dự án). Tuy nhiên, trong các vị trí quan trọng, TNCs Nhật Bản lại có chiến lƣợc đào tạo rất bài bản, thƣờng xuyên cập nhật thơng tin, nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của họ. Chiến lƣợc đào tạo của TNCs Nhật Bản thƣờng đƣợc triển khai theo hai hƣớng là: (1)tự đào tạo trong các cơ sở đào tạo (trƣờng đại học, cao đẳng. dạy nghề…) của công ty, (2) liên kết với các cơ sở đào tạo ngoài, mà chủ yếu là ở các nƣớc chủ nhà. Trong những năm gần đây, TNCs Nhật Bản áp dụng chủ yếu là xu hƣớng thứ hai do giảm đƣợc chi phí đào tạo và trình độ đào tạo của các nƣớc cũng đƣợc cải thiện khá nhiều.

Về mặt sản xuất sản phẩm trong chiến lƣợc địa phƣơng hóa, để tránh va chạm

trong thƣơng mại, TNCs Nhật Bản tăng cƣờng sự hợp tác với các xí nghiệp địa phƣơng, cố gắng giảm bớt tỉ lệ nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ tùng cho sản xuất từ nƣớc TNCs mẹ sang, từ đó nâng cao tỷ lệ sản xuất tại chỗ của địa phƣơng. Ví dụ

nhƣ hiện tại Toyota Việt Nam đang là doanh nghiệp có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất trong số các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi trong lĩnh vực này. Nhờ hoạt động của xƣởng dập và trung tâm xuất khẩu phụ tùng ô tô cũng nhƣ đẩy mạnh hoạt động của mạng lƣới các nhà cung cấp, Toyota Việt Nam tự hào là nhà sản xuất ô tô dẫn đầu về tỉ lệ nội địa hóa đạt từ 19% đến 37%. Đặc biệt, với con số tiêu thụ trung bình hàng tháng là khoảng 1000 xe, Innova đạt tỉ lệ nội địa hóa 37% (dựa theo phƣơng pháp tính giá trị của ASEAN). Trong tƣơng lai, Toyota Việt Nam có kế hoạch tăng tỷ lệ nội địa hóa của Innova lên 40% vào năm 2010 và 45% khi thế hệ mới của Innova đƣợc giới thiệu tại Việt Nam24.

Mức độ địa phƣơng hóa cũng đƣợc thể hiện rõ nét qua hoạt động R&D của TNCs Nhật Bản thực hiện tại những nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. TNCs Nhật Bản ngày càng tăng chi phí cho những hoạt động R&D trên khắp thế giới, không chỉ riêng ở Nhật. Đây cũng là một xu thế chung trong sự phát triển của TNCs.

Bảng 7.700 TNCs chi cho hoạt động R&D nhiều nhất thế giới phân theo quốc gia (2002)25 phân theo quốc gia (2002)25

Quốc gia Số lƣợng TNCs Phần trăm chi phí

Mỹ 296 42.3 Nhật 154 22 Đức 53 7.6 Anh 39 5.6 Pháp 35 5 Các nƣớc khác 123 17.5

Các công ty xuyên quốc gia hiện chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động nghiên cứu và triển khai tồn cầu. Năm 2002, có 700 cơng ty chi tiêu cho R&D nhiều nhất thế giới (với tổng chi là 310 tỷ USD), trong đó ít nhất 98% là từ các TNCs, chiếm

24

Cơng ty REDIC, (2008), Bí quyết để có một thương hiệu mạnh, tập 2, nxb Tri thức, Hà Nội., tr29-30 25

gần ½ tổng chi cho R&D của cả thế giới. Trong số 700 công ty này có tới 154 TNCs đến từ Nhật Bản với tổng chi chiếm 22%, chỉ đứng thứ hai sau Mỹ với 296 TNCs và 42.3% chi phí (theo dõi chi tiết qua bảng 7).

Bảng 8. Top 20 TNCs chi cho hoạt động R&D nhiều nhất thế giới (2002) 26

Đơn vị: triệu USD

STT Công ty Nước Chi phí

1 Ford Motor Mỹ 6841 2 Pfizer Mỹ 6504 3 DaimlerChrysler Đức 6409 4 Siemens Đức 6340 5 Toyota Motor Nhật 5688 6 General Motors Mỹ 5199 7 Matsushita Electric Nhật 4929 8 Volkswagen Đức 4763 9 IBM Mỹ 4614 10 Nokia Phần Lan 4577 11 GlaxoSmithKline Anh 4557 12 Johnson&Johnson Mỹ 4272 13 Microsoft Mỹ 4249 14 Intel Mỹ 3977 15 Sony Nhật 3771 16 Honda Motor Nhật 3718

17 Ericsson Thụy Điển 3745

18 Roche Thụy Sĩ 3515

19 Motorola Mỹ 3439

20 Novartis Thụy Sĩ 3426

26

Cũng theo Báo cáo đầu tƣ Quốc tế năm 2005, trong top 20 TNCs đứng đầu thế giới về chi phí cho hoạt động R&D có tới 4 cơng ty của Nhật là Toyota Motor, Matsushita Electric, Sony và Honda Motor. Tổng chi của 4 công ty này lên tới 18016 triệu USD chiếm 19,15% tổng chi phí của 20 cơng ty đƣợc liệt kê. (xem chi tiết trong bảng 8)

Thêm vào đó, các cơng ty xun quốc gia ngày càng triển khai hoạt động R&D tại nƣớc ngoài nhiều hơn. Nhằm hiểu hơn về mức độ mở rộng của xu hƣớng này, UNCTAD đã tiến hành điều tra đối với 316 cơng ty (trong đó bao gồm 300 cơng ty có mức chi tiêu cho R&D lớn nhất thế giới) trong khoảng thời gian từ tháng 11/2004 tới tháng 3/2005. Cuộc điều tra đã cho thấy một bức tranh chung khá rõ nét về xu hƣớng quốc tế hoá trong hoạt động R&D của các TNC lớn trên thế giới hiện nay. Theo khảo sát của UNCTAD, năm 2003, một cơng ty trung bình chi 28% tổng ngân sách cho hoạt động R&D ở nƣớc ngoài, bao gồm chi của các chi nhánh nƣớc ngoài và chi trong các hợp đồng R&D với các nƣớc khác. Tỷ trọng của lao động hoạt động trong lĩnh vực R&D ở nƣớc ngoài trong tổng số nhân viên làm R&D cũng tƣơng tự nhƣ vậy. Mức độ quốc tế hoá trong hoạt động R&D của từng nƣớc đƣợc xác định dựa vào tỷ trọng vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài trong tổng chi tiêu cho R&D. Tỷ trọng này của các TNC của Nhật Bản là 15% và Mỹ là 24%. Tỷ lệ này vẫn thấp hơn mức trung bình 28% trong khi của TNCs châu Âu rất cao đạt tới 42%.27

Đối với riêng TNCs Nhật Bản, chi phí cho hoạt động R&D triển khai tại nƣớc ngồi ln gia tăng qua các năm. Trong số đó, TNCs Nhật Bản ƣu tiên lựa chọn các nƣớc Tây Âu cho tiến hành mở rộng hoạt động này (chiếm hơn 45% chi phí R&D của TNCs Nhật Bản trên tồn thế giới). Mức độ ƣa thích tiếp theo đƣợc giành cho Mỹ và khu vực châu Á. Từ năm 1995 đến năm 2002, chi phí cho hoạt động R&D của TNCs Nhật Bản tăng từ 256.757 triệu yên lên 667.006 triệu yên (tăng 259%). Riêng khu vực Bắc Mỹ có mức tăng trƣởng cao nhất, đạt 1299%, tiếp đến là khu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27

Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia, “Tình hình và triển vọng của hợp tác quốc tế trong hoạt động nghiên cứu và triển khai trên thế giới ”, 26/01/2006,

vực Tây Âu đạt 366%. Việc TNCs Nhật Bản tăng cƣờng đầu tƣ cho hoạt động R&D tại những quốc gia phát triển là điều dễ lý giải, bởi trình độ khoa học cơng nghệ hiện đại tại những quốc gia này thích hợp cho hoạt động thiết kế, thử nghiệm, sản xuất thử và các hoạt động khác có tính chất tƣơng tự. Có thể theo dõi chi tiết hơn về chi phí cho R&D tại nƣớc ngồi của TNCs Nhật Bản trong bảng 9:

Bảng 9. Chi phí cho hoạt động R&D của TNCs Nhật Bản tại nƣớc ngoài phân theo khu vực địa lý (1995-2002)28

(Đơn vị: triệu yên)

Quốc gia, khu vực 1995 1996 1997 1998 1999 2001 2002 Toàn thế giới 256.757 228.264 290.643 286.663 610.517 666.865 667.006 Các nƣớc phát triển 131.240 220.985 283.309 286.486 601.559 611.569 602.116 Tây Âu 118.263 119.283 139.625 140.428 361.618 442.956 433.524 Bắc Mỹ 12.977 101.702 143.684 146.058 239.941 168.613 168.592 Các nƣớc đang phát triển 571 662 100 53 1.567 1.027 1.835 Châu Á 600 571 100 53 1.567 1.027 1.835 Chƣa xác định 124.946 6.617 7.234 124 7.391 54.269 63.055

Ngoài những biểu hiện trên, TNCs Nhật Bản còn tiến hành rất nhiều những hoạt động khác trong chuỗi chiến lƣợc địa phƣơng hóa cơ sở sản xuất kinh doanh. Những hoạt động này đã giúp TNCs Nhật Bản “xóa nhịa” sự khác biệt giữa các chi nhánh của mình với cơng ty bản địa, dần dần từng bƣớc khẳng định vị thế tại thị trƣờng nƣớc ngồi.

Tóm lại, qua nghiên cứu trong chƣơng 2 có thể khẳng định TNCs Nhật Bản là một lực lƣợng kinh tế lớn, ảnh hƣởng không nhỏ tới nền kinh tế thế giới và khu vực.

28

UNCTAD, World Investment Report 2008, FDI Country profiles: Japan, tr73 (trong bản gốc khơng có năm 2000)

Hoạt động đầu tƣ trực tiếp của TNCs Nhật Bản là kết quả của những nhân tố tồn tại ở cả môi trƣờng bên trong và mơi trƣờng bên ngồi Nhật Bản nhƣ điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, chi phí lao động và đồng yên tăng cao, chính sách khuyến khích, hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản hay là xu thế tồn cầu hóa cũng nhƣ tác động của cách mạng khoa học công nghệ. Những yếu tố này khơng tách rời nhau, nó đồng thời tạo động lực cho TNCs Nhật Bản phát triển kinh doanh trên phạm vi quốc tế.

Các chiến lƣợc hoạt động đã và đang đƣợc TNCs Nhật Bản triển khai mạnh mẽ từ 1990 trở lại đây nổi bật là các chiến lƣợc mạng lƣới hóa, chiến lƣợc đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh, chiến lƣợc tăng cƣờng sáp nhập và chiến lƣợc địa phƣơng hóa cơ sở sản xuất. Nếu so sánh về mặt hình thức thì nhiều TNCs trên thế giới cũng sử dụng các chiến lƣợc nhƣ TNCs Nhật Bản, song cách thực hiện chiến lƣợc của TNCs Nhật Bản lại mang những “màu sắc riêng”, tạo nên đặc trƣng kinh doanh của họ. Mỗi chiến lƣợc khi triển khai đều có những mục đích nhất định nhƣng tựu chung lại cùng vì mục tiêu phát triển tập đồn, cơng ty; phát triển và chiếm lĩnh thị trƣờng cho TNCs Nhật Bản. Có lẽ điểm khác biệt lớn nhất giữa TNCs Nhật Bản và TNCs Âu – Mỹ chính là phƣơng châm tất cả vì thị phần, “thƣơng hiệu đi trƣớc, lợi nhuận đến sau” chứ không phải luôn luôn kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận.29

29

Phan Minh Tuấn, (2006), “Sự lựa chọn chiến lƣợc của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng trong bối cảnh quốc tế mới”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4

Chƣơng 3

CHIẾN LƢỢC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TNC NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT VÀI GỢI Ý ĐỐI SÁCH CHO VIỆT NAM NHẰM TĂNG CƢỜNG

THU HÚT FDI TỪ TNCs NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu Chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản và một số gợi ý đối sách cho Việt Nam (Trang 53 - 60)