Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản và một số gợi ý đối sách cho Việt Nam (Trang 85 - 90)

II. Một số gợi ý đối sách đối với Việt Nam nhằm tăng cƣờng thu hút đầu tƣ của TNCs Nhật

4. Phát triển nguồn nhân lực

Để thu hút và sử dụng FDI của TNCs Nhật Bản hiệu quả, Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn nữa đến đào tạo và quản lý nguồn nhân lực. Xác định rõ con ngƣời là nguồn lực cơ bản nhất và là mục tiêu lâu dài của sự phát triển, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi chính sách giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đặc biệt là chất lƣợng nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Do vậy, để phát triển nguồn nhân lực, chúng ta cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Thứ nhất, cải cách triệt để nền giáo dục, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng

cao. Để giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu, trƣớc hết Nhà nƣớc phải có chính sách trọng dụng nhân tài, thực sự coi “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, tạo việc làm thuận lợi, phát huy năng lực của những cán bộ giỏi.

Đi đôi với chất lƣợng giáo dục cần phải phát triển nhanh quy mô giáo dục và chuyển từ mô hình giáo dục truyền thống sang mô hình giáo dục mới: học tập suốt đời, phát triển nghề nghiệp liên tục, theo đó nhà trƣờng đào tạo những kỹ năng cơ bản để ngƣời học ra trƣờng vừa lao động vừa học tập suốt đời.

Thứ hai, đầu tƣ thích đáng vào đào tạo và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ,

công nhân làm việc trong khu vực FDI. Tranh thủ nguồn kinh phí từ các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ để đƣa cán bộ đi du học nƣớc ngoài hay thành lập các trung tâm nghiên cứu taị các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, thành phố HCM…

Xây dựng cơ chế thích hợp để khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản đào tạo lao động trong và ngoài nƣớc. Khuyến khích các trƣờng đại học và cao đẳng, trung học dạy nghề trong cả nƣớc tham gia nghiên cứu, ứng dụng bán sản phẩm và công trình nghiên cứu cho nhà nƣớc và các doanh nghiệp.

Thứ ba, cần thu hẹp khoảng cách giữa yêu cầu của doanh nghiệp và đào tạo ở nhà trƣờng. Trong điều kiện nền kinh tế mở hiện nay thì thế hệ trẻ có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh hơn các thế hệ trƣớc. Chính điều này đã đáp ứng đƣợc yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của TNCs. Tuy nhiên, phần lớn TNCs Nhật Bản thƣờng xem kinh nghiệm nhƣ một điều kiện để đƣợc tuyển dụng, mà đối với hầu hết sinh viên mới ra trƣờng thì đây là một điều kiện khó có thể đáp ứng. Một hình thức hỗ trợ đào tạo thông thƣờng nhất để giúp sinh viên có kinh nghiệm làm việc là tạo điều kiện cho họ đƣợc thực hành, thực tập tại doanh nghiệp. Tuy nhiên để làm tốt vấn đề này cần phải tăng cƣờng mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp. Hơn nữa, doanh nghiệp cần cung cấp cho sinh viên mới ra trƣờng các kỹ năng làm việc theo nhóm, xử lý các mối quan hệ trong công ty…

Thứ tư, cần tăng cƣờng các biện pháp hành chính, kinh tế và giáo dục, động viên để nâng cao đạo đức, thái độ lao động mới. Ngƣời lao động nƣớc ta vốn có những thói quen sản xuất nhỏ. Đại bộ phận ngƣời lao động hiện nay còn chƣa đƣợc đào tạo về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn họ đều xuất thân từ nông nghiệp hoặc nông thôn, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Ngƣời lao động chƣa đƣợc trang bị những kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, chƣa có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến cá nhân và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Rất nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp TNCs Nhật Bản đã phải mất thời gian hàng tháng chỉ để đào tạo tác phong cho công nhân sau đó mới tuyển dụng làm việc tại doanh nghiệp. Do đó, ngƣời lao động cần phải trang bị cho mình thói quen lao động mới.

KẾT LUẬN

Các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản đang ngày càng phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động, phạm vi ảnh hƣởng trên khắp thế giới. Các yếu tố của môi trƣờng bên trong (nhƣ điều kiện tự nhiên, tình hình đồng yên lên giá, tình trạng thiếu lao động và những chính sách thúc đẩy của Chính phủ Nhật Bản) cùng với những yếu tố của môi trƣờng bên ngoài (toàn cầu hóa, tình hình khu vực, cách mạng khoa học công nghệ…) đã góp phần không nhỏ tác động đến quyết định đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các TNCs.

Các chiến lƣợc hoạt động tiêu biểu của TNCs Nhật Bản đã đƣợc phân tích gồm: chiến lƣợc mạng lƣới hóa, chiến đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh, chiến lƣợc tăng cƣờng sáp nhập và chiến lƣợc địa phƣơng hóa cơ sở sản xuất. Chiến lƣợc mạng lƣới hóa đã xây dựng đƣợc cho TNCs Nhật Bản một hệ thống chi nhánh rộng khắp trên thế giới, giúp tiến hành kinh doanh và chiếm lĩnh thị trƣờng toàn cầu. Chiến lƣợc đa dạng hóa kinh doanh là phƣơng thức để các TNC phòng tránh rủi ro trong kinh doanh cũng nhƣ từng bƣớc thâm nhập lĩnh vực, ngành nghề mới. Hiện các TNC Nhật Bản có cơ cấu kinh doanh với rất nhiều ngành nghề, trong đó chú trọng hơn hết vào ngành công nghiệp chế tạo. Chiến lƣợc tăng cƣờng sáp nhập cũng đƣợc các TNC ƣa chuộng trong thời gian gần đây, với mức chi phí và số lƣợng TNCs tham gia M&A tăng nhanh qua các năm. Và một chiến lƣợc đƣợc hầu hết TNCs lựa chọn đó là chiến lƣợc địa phƣơng hóa cơ sở sản xuất. Với chiến lƣợc này, các doanh nghiệp của Nhật ngày càng thành công hơn tại thị trƣờng nƣớc ngoài do những nỗ lực hòa nhập địa phƣơng. Mỗi chiến lƣợc đƣợc TNCs Nhật Bản thực hiện trong những điều kiện và hoàn cảnh riêng với đối sách riêng, nhƣng có thể nói, một TNC trong quá trình hoạt động của mình đều cố gắng phối hợp các chiến lƣợc hiệu quả, nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu, lợi nhuận và tầm ảnh hƣởng của mình.

Thực tế hoạt động đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam thời gian qua cho thấy TNCs Nhật Bản đã đánh giá cao hơn môi trƣờng kinh doanh và đầu tƣ tại Việt Nam. Các hoạt động đầu tƣ trực tiếp của TNCs Nhật Bản cũng đã thể hiện

phần nào chiến lƣợc đầu tƣ của họ trên thế giới. Tuy nhiên, cũng còn có những điểm bất cập của môi trƣờng đầu tƣ Việt Nam khiến những đặc trƣng tích cực trong chiến lƣợc đầu tƣ của TNCs Nhật Bản chƣa đƣợc biểu hiện rõ tại Việt Nam. Vì vây, khóa luận đƣa ra 4 nhóm giải pháp gồm các giải pháp về cải thiên môi trƣờng và chính sách đầu tƣ; các giải pháp tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc; các giải pháp tạo lập đối tác đầu tƣ và phát triển công nghiệp phụ trợ và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Để những nhóm giải pháp trên thực sự phát huy tác dụng cần có sự quan tâm phối hợp thực hiện đồng bộ của cả Nhà nƣớc và doanh nghiệp trong một chiến lƣợc dài hạn.

Mặc dù đã hết sức cố gắng, song khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên thực hiện Vũ Thị Hà

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

1. Lê Văn Sang - Trần Quang Lâm - Đào Lê Minh, (2002), Chiến lược quan hệ

kinh tế Mỹ, EU, Nhật Bản thế kỷ 21, NXB Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

2. Lƣu Ngọc Trịnh, (2004), Suy thoái kéo dài, cải cách nửa vời, tương lai nào cho

nền kinh tế Nhật Bản, NXB Thế giới

3. Nguyễn Thắng, (2002), Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN, Luận án tiến sĩ kinh tế

4. Nguyễn Xuân Thiên, (2002), Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở ASEAN và một số

kinh nghiệm với Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế

5. Phan Minh Tuấn, (2006), "Sự điều chỉnh và lựa chọn chiến lƣợc của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng trong bối cảnh quốc tế mới", Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4

6. Phan Trung Chính, (2008), “Thu hút đầu tƣ của Nhật Bản vào nƣớc ta và giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ”, tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 86

7. Trần Quang Minh, (2007), “Quan hệ Nhật Bản – ASEAN trong bối cảnh hội nhập Châu Á”, tạp chí Nghiên cứu Đông BắcÁ, số 79

Tài liệu tiếng Anh:

1. UNCTAD, World Investment Report 2000

2. UNCTAD, World Investment Report 2005

3. UNCTAD, World Investment Report 2006

4. UNCTAD, World Investment Report 2008

5. UNCTAD, Country Profiles : Japan

6. UNCTAD, Country Profiles : United States 7. UNCTAD, Country Fact Sheet : Japan

Các trang web: http://www.vir.com.vn/Client/dautu/dautu.asp?CatID=9&DocID=9842 http://www.vcad.gov.vn/Web/Content.aspx?distid=1272&lang=vi-VN http://world.honda.com/history/challenge/index.html#1990s http://www.vn.emb-japan.go.jp/html/vjp_info.html http://fia.mpi.gov.vn/Default.aspx?ctl=FIAs&TabID=4&mID=266&aID=675

http://www.thongtinnhatban.net/fr/t5375.html http://www.toyoland.com/toyota/plants.html http://www.toyota.co.jp/en/about_toyota/overview/index.html http://money.cnn.com/magazines/fortune/fortune500/2008/ http://www.mitsucars.com/MMNA/jsp/company/index.do http://www.mitsucars.com/MMNA/jsp/company/index.do http://www.mitsubishi.com/php/users/category_search.php?lang=1

Một phần của tài liệu Chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản và một số gợi ý đối sách cho Việt Nam (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)