Giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện mỹ lộc – tỉnh nam định (Trang 86)

5. Kết cấu luận văn

4.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Với yêu cầu chung là dịch chuyển nền kinh tế theo hướng thị trường, đáp ứng yêu cầu xã hội, huyện Mỹ Lộc cần tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Kiểm tra, giám sát trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là vô cùng quan trọng, bên cạnh đó tiến độ thực hiện công tác này cũng phải được quan tâm sát sao theo đúng trình tự, thủ tục đã được phê duyệt. Đồng thời qua công tác kiểm tra, giám sát sẽ phát hiện được những sai phạm, vi phạm để kịp thời xử lý và hạn chế đến mức thấp nhất bất cập có thể bị gặp phải.

Đe hoàn thiện hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về đất đai cần nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo sao cho công tác này sát với nhu cầu sử dụng đất, tránh tình trạng phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhàm giảm bớt thời gian giao đất, cho thuê đất. Cụ thể, khi lập quy hoạch, kế hoạch liên quan đến sử dụng đất cần thực hiện đấu thầu rộng rãi tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến sử dụng đất công khai trên mạng internet. Bên cạnh đó, cũng cần thực hiện thẩm định tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch nhất là dự báo nhu cầu sử dụng đất của các đối tượng trong kỳ quy hoạch, kế hoạch. Đồng thời, phải có những chế tài đối với những người đứng đầu tổ chức có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi quy hoạch, kế hoạch sừ dụng đất đà được phê duyệt không có tính khả thi và phải điều chỉnh.

Xác định lại phạm vi các loại đất trong nhóm đất phát triển hạ tầng theo từng cấp cho phù hợp với quy định tại Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày

7/5/2019 cùa Chính phủ quy định chi tiêt thi hành một sô điêu của Luật Quy hoạch và bổ sung mới tên, ký hiệu loại đất mới là đất xây dựng kho dự trữ quốc gia.

Thực hiện bổ sung một số nội dung về điều tra đánh giá như: điều tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lúa sang đất đô thị, việc chuyển đồi đất lúa sang đất công nghiệp... nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Theo dõi sát sao và thực hiện đúng việc ban hành giá, đơn giá như ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 01/01 hàng năm. Xây dựng khung giá đất hợp lý để đảm bảo công bằng, khách quan và phù hợp với thị trường. Đơn cử như khu đất ở làng nghề phát triển, gần công trình di tích lịch sử hay gần quốc lộ, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế thì phải xác định đúng giá trị, hạn chế tối đa những bất cập trong việc xác định cơ chế cho thuê đất trả tiền một lần. Mục đích của công tác khảo sát này cũng giúp cho việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng các vùng đất tiềm năng một cách hợp lý nhất, tránh lãng phí thất thoát.

Hoàn thành công tác xây dựng hệ thống thông tin đất đai hợp nhất với Hệ Thống Dữ Liệu Quốc Gia, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc sử dụng đất. Đảm bảo sử dụng đất theo đúng quy hoạch, đúng mục đích. Nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm phải kiên quyết ngăn chặn và xử lý đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ. Công tác thanh tra phải được chỉ đạo nghiêm túc, các kết quả làm

việc phải được công bố công khai trên trang web chính thức của UBND huyện.

Hoạt động kinh doanh bất động sản, tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái quy định cần được nghiêm túc xem xét đặc biệt là các khu vực đang trong diện quy hoạch, dự án. Sớm ban hành quy định rõ ràng về việc xây dựng các khu nhà ở và đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương, hạn chế đến mức tối đa những thất thoát không đáng có.

4.2.3. Giải pháp tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành

Công tác quy hoạch muốn đạt được đúng mục tiêu và tiến độ đề ra cần có sự hưởng ứng của người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn. Vì thể, việc phồ biến để người dân năm được công tác quy hoạch cũng như chủ trương đường lối của chính quyền là vô cùng quan trọng. Đe làm được việc này cần:

- Tô chức giới thiệu vê mục đích, nội dung quy hoạch.

- Phối hợp giữa Phòng Tài nguyên- Môi trường huyện với các bộ, ban ngành liên quan.

- Cụ thể hóa các nội dung quy hoạch để người dân nắm rõ về phương hướng phát triến trong thời gian tới.

Định kỳ kiếm tra, đánh giá, rà soát và điểu chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ của từng giai đoạn pháp triển kinh tế- xã hội trên địa bàn. Quản lý, tổ chức thực hiện theo đúng quy hoạch được duyệt, hoàn thành các quy hoạch đã được công bố trước đó đúng thời hạn và mục đích.

Mục đích của việc phối hợp là tăng cường trách nhiệm, năng lực tố chức thực hiện và sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan; bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất cấp huyện đến cấp xã, thị trấn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai; đảm bảo phục vụ quyền lợi, lợi ích của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai, thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Giúp các cấp, các ngành, các tô chức đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân trong huyện thấy rõ vai trò quan trọng, sự càn thiết về tăng cường công tác quản lý Nhà nước và trách nhiệm trong quản lý, sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật.

4.2.4. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, xử lý vi phạm pháp luật đất đai

Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng về các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất khi tham gia đấu giá quyền sử dụng đất hay khi được giao đất, cho thuê đất để chấp hành và giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Song song với đó, ƯBND cấp huyện cần thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật của đối tượng được giao đất, cho thuê đất và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, xử phạt nghiêm, đúng quy định của pháp luật về những hành vi vi phạm và kiên quyết xử lý thu hồi đất cùa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo pháp luật đất đai.

Quy định trình tự, quy chê phôi họp tiêp nhận xử lý những phản ánh hay kiên nghị của người dân, các quy định thủ tục hành chính trên địa bàn. Tư vấn rõ ràng hợp lý để có thể nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật đất đai.

Không ngừng tăng cường công tác tiếp dân cả về thời gian và địa điếm, đặc biệt chú ý đến hiệu quả của công tác này. Chính sách bồi dưỡng đối với cán bộ tiếp dân về kiến thức pháp luật, xã hội, tinh thần nhiệt tình và tính trách nhiệm cũng là ưu tiên hàng đầu trong quy trình đào tạo đội ngũ công chức.

Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức để hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện:

- Đe làm được điều này, UBND huyện cũng như tỉnh cần có các chính sách ưu tiên đào tạo cán bộ, tồ chức các lóp bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ, hỗ trợ cho cán bộ học tập chuyên sâu về công tác mà họ quản lý.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác địa chính, quản lý đất đai trong đó đặc biệt chú trọng phẩm chất đạo đức chính trị và trình độ chuyên môn.

- Đào tạo và đào tạo lại cán bộ địa chính, cán bộ làm công tác quản lý đất đai, trang bị kiến thức cho họ trên diện rộng, làm cho cán bộ, công chức thấy rõ được vai trò vô cùng to lớn của đất đai đối với nền kinh tế, chính trị cũng như xã hội.

- Đặc biệt, cần chú trọng hơn nữa công tác đào tạo cán bộ địa chính từ cấp xã, bởi địa chính cấp xã là những người hiểu sâu sắc hơn ai hết các vấn đề quản lý đất đai tại địa phương dù ở quá khứ hay hiện tại. Bên cạnh đó họ cũng là người biết rõ về tâm tư, nguyện vọng của người dân, các trường hợp tranh chấp, lấn chiếm xảy ra trên địa bàn mình quản lý. Họ là những người đầu tiên tiếp xúc với công tác đất đai nên nếu trình độ của họ yếu kém thì công tác quản lý Nhà nước về đất đai từ đó cũng gặp phải trì trệ, kém hiệu quả.

4.2.5. Công tác đảm bảo môi trường gắn với phát triển bền vững

Nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi sử dụng đất chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường. Tình trạng xả thải bừa bãi vẫn diễn ra, đối mặt với các nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các cơ sở sản xuất, từ nước thải chuồng trại gia súc không đảm bảo ví dụ như Trang trại nuôi lợn tại xã Mỹ Phúc,....Ô nhiễm từ rác thải, khí

thải trong sản xuât nông nghiệp. Hiện người dân có một sô kiên nghị vê ông khói của các nhà máy trong khu công nghiệp Mỹ Trung thấp, có mùi khét, ảnh hưởng tới môi trường sống của đông đảo nhân dân đặc biết là các hộ sống gần khu công nghiệp.

Để giải quyết tình trạng này, các giải pháp đưa ra cần có sự phối hợp đồng bộ của chính quyền và người dân:

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã chú trọng đầu tư công trình xử lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm và thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ môi trường.

- Công tác cải tạo phục hồi môi trường, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng được chú trọng về chất lượng và dần trở thành công cụ quản lý hiệu quả. Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước được điều tra, đánh giá, quy hoạch đồng bộ và quản lý ngày càng chặt chẽ, phát huy giá trị phát triển kinh tế.

- Đe công tác bảo vệ TN-MT đạt hiệu quả, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phồ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ TN-MT tới các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Song song với việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn xây dựng phương án bảo vệ TN-MT phù hợp với tình hình ở mồi địa phương

- Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Mỹ Lộc phối hợp với Công ty cố phần công nghệ môi trường 86 vừa tố chức hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn và xử lý rác thải hữu cơ quy mô hộ gia đình cho nhân dân 5 xã gồm Mỹ Hà, Mỹ Trung, Thị Trấn Mỹ Lộc, Mỹ Thịnh và Mỷ Thành. Tại các xã người dân đã được nghe hướng dẫn 1 số vấn đề cơ bản như: Ý nghĩa, lợi ích của việc phân loại phân loại rác thải tại nguồn; Phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải sinh hoạt; Các mô hình xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt tại hộ gia đình. Phân loại rác thải tại nguồn giúp giảm khối lượng rác thải cần thu gom vận chuyển và đưa ra khu xử lý rác thải tập trung để xử lý, từ đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí; Giảm chi phí trong quản lý và xử lý chất thải sinh hoạt; Tái sử dụng được rác thải hữu cơ ngay tại nguồn phát thải, coi rác thải như 1 nguồn tài nguyên; Nâng cao nhận thức của cộng đồng, thay đổi thói quen thu gom rác, sử dụng rác hừu cơ làm phân bón cho cây

trồng; Nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý nhà nước về quản lý chất thải rắn góp phần bảo vệ môi trường. Trong quá trình hướng dẫn Phòng tài nguyên - môi trường huyện cũng đã giải đáp 1 số thắc mắc cúa người dân về quy trình thu gom, phân loại rác thải, đồng thời yêu cầu người dân phải hiểu rõ về các bước thực hiện, thời gian, lộ trình thu gom rác. Trong quá trình thực hiện phản ánh kịp thời khi có vấn đề phát

sinh, hạn chế để khắc phục. Sau 1 thời gian thử nghiệm phòng tài nguyên môi trường sẽ kiếm tra, thống kê hiệu quả về mô hình thu gom, phân loại rác tại nguồn đề tuyên truyền triển khai nhân rộng mô hình trong toàn huyện, tiến tới đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu trong thời gian thích hợp.

KÉT LUẬN

Kêt quả thực hiện Đê tài “Quản lý nhà nước vê đât đai trên địa bàn huyện Mỹ Lộc - tỉnh Nam Định” đã đạt được các mục tiêu, yêu cầu về nội dung đề ra. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, Tác giả rút ra một số kết luận như sau:

1. Đề tài đã đóng góp thêm về mặt lý luận và tống quan về công tác quản lý nhà nước về đất đai gồm các nội dung: đất đai và đặc điểm của đất đai; mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai; nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai; phân tích, xác định các nhóm nội dung chính của công tác quản lý nhà nước về đất đai được nghiên cứu tại huyện Mỹ Lộc- tỉnh Nam Định gồm: Đo đạc lập bản đồ, hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

2. Đề tài đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá được thực trạng các nội dung quản lý nhà nước về đất đai chính trên địa bàn huyện Mỹ Lộc. Qua đó đã đánh giá nhừng kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế, yếu kém trong từng nội dung chính của công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra các nguyên nhân của mặt tồn tại, hạn chế làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Mỹ Lộc.

3. Kết quả nghiên cứu Đề tài cũng đã đề xuất được một số giải pháp nhàm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lỷ nhà nước về đất đai tại huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, bao gồm 05 nhóm giải pháp cụ thể cho 05 nhóm nội dung quản lý nhà nước về đất đai: Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; Đo đạc lập bản đồ, hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và 01 nhóm giải pháp chung cho công tác quản lý nhà nước về đất đai gồm: giải pháp về tố chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải pháp tài chính, giải pháp công nghệ.

Công tác quản lý Nhà nước vê đât đai là một công tác khá phức tạp đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ cùa nhiều ban ngành và cả người dân. Không chỉ đối với địa bàn huyện Mỹ Lộc nói riêng mà trên toàn địa bàn tỉnh Nam Định, sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho tình hình quản lý và sử dụng đất đai xuất hiện nhiều vấn đề. Do những biến đồi địa giới hành chính, chuyền đổi mục đích sử dụng đất, thay đối các văn bản hướng dẫn chỉ đạo, quan hệ sử dụng đất diễn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện mỹ lộc – tỉnh nam định (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)