5. Kết cấu luận văn
4.1.3. Chính sách hỗ trợ đến người dân
Công tác giải tởa, thu hồi đất đai luôn là một vấn đề nhạy cảm ảnh hưởng lớn đến người dân. cần phải có chính sách kiên quyết và thiết thực trong việc tạo việc làm cho những người dân bị thu hồi đất. Rà soát những hộ dân được tái định cư, cập nhật bố sung bảng giá đất. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo nên quá trình dịch chuyển, quỹ đất nông nghiệp bị thu hồi chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Cần giải quyết cấp bách là việc làm cho người dân, hạn chế tối đa nông dân mất đất sản xuất nông nghiệp rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có công án việc làm.
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Ngày 10 tháng 12 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 63/2015/QĐ-TTg quy định về chính sách hỗ trợ đào
tạo nghê và giải quyêt việc làm cho người lao động bị thu hôi đât sau ngày 01/7/ 2014. Vốn dĩ lao động nông thôn là nông dân chỉ biết sản xuất nông nghiệp, khi mất đất trinh độ cùa họ còn hạn chế thì công tác đào tạo nghề cần được quan tâm hàng đầu để người lao động có thể thích ứng với thay đổi. Bên cạnh vấn đề trình độ thì
sức khỏe của người lao động cũng cần được quan tâm cho khả năng đáp ứng công việc mới.
Vì vậy, song song với quá trình thu hồi đất thì các cấp ban ngành có thẩm quyền (cấp huyện, cấp xã..) cần có các giải pháp trọng tâm và sát sao hỗ trợ đào tạo
nghề, đảm bảo nhu cầu cuộc sống cho người lao động.
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nưóc về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Lộc- tỉnh Nam Định giai đoạn 2021- 2025
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quán lý Nhà nước về đất đai
Cốt lõi đế bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai được hiệu quả chính là tạo được một bộ máy trơn chu, hoạt động hiệu quả. Cải cách thù hành chính trong lĩnh vực đất đai vẫn là một yêu cầu có tính khách quan, bởi vì chất lượng quản lý nhà nước về đất đai phụ thuộc rất nhiều vào thủ tục hành chính. Mặc dù, trong những năm qua, chính quyền huyện có quan tâm thực hiện và đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng, hiệu quả, hiệu lực chưa thực sự đáp ứng nhu càu của nhân dân. Để khắc phục yếu kém trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, trước hết chính quyền huyện cần thực hiện một số giải pháp như:
- Rà soát toàn bộ các văn bản giấy tờ liên quan được cấp trên có thẩm quyền ban hành, từ đó có những sửa đồi, bố sung những quy định chồng chéo không phù hợp với địa phương. Đồng thời, chính quyền huyện phải kiểm tra chặt chẽ các văn bản liên quan, kiềm soát sát sao các công trình cùng các danh mục liên quan, kết hợp với đối chiếu, so sánh kết quả đạt được các năm trước. Tất cả kết quả rà soát, các thông tin bồ sung sửa đổi phải được đăng tải trên website của huyện.
- Tiếp tục hoàn thiện phần mềm “Một cửa liên thông xã, huyện trong lĩnh vực đất đai” đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, cần đặc quan tâm
đên việc xây dựng hô sơ đât đai ban đâu nhân dân ở câp xã như: Quy định trong thời gian phải hoàn thiện hồ sơ, thời gian chuyến hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, đây là một vấn đề mà hiện nay chính quyền huyện vẫn chưa giải quyết được.
- Tất cả các dịch vụ công liên quan đến đất đai đều tập trung về đầu mối tại Văn phòng Đàng ký quyền sử dụng đất. Các bộ phận liên quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính theo yêu cầu của công dân thông qua quy trình quy định rõ thời gian thực hiện. Người dân có thể biết được quy trình, quá trình giải quyết hồ sơ của mình thông qua việc tra cứu hồ sơ tại Trung tâm giao dịch Một cửa liên thông huyện.
- Cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai nhằm rút ngắn trình tự, thời gian giải quyết các công việc liên quan đến công tác này. Cụ thế, trong công tác giao đất, cho thuê đất, rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt nhu cầu sử dụng đất từ 15 ngày xuống còn 7 ngày trên địa bàn nghiên cứu. Giảm bớt các loại giấy tờ cho tồ chức, tại bộ phận một cửa nhận hồ sơ cần có người hướng dẫn làm thủ tục hoặc tư vấn cần chuẩn bị các loại giấy tờ gì. Bên cạnh đó, cần có chế tài đối với người không chấp hành đúng trình tự thù tục để người dân có ý thức hơn
- Tiến tới việc xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai (xác lập đầy đủ thông tin trên từng thửa đất), kết hợp với hệ thống thông tin kiểm kê đất đai dạng số được cập nhật, chỉnh lý liên tục cũng như thuận lợi trong tra cứu trên mạng internet nhàm cung cấp các số liệu hồ sơ lưu trữ về đất đai, góp phần thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản.
Để lập lại trật tự, kỷ cương trong quản lý và sử dụng đất, nhằm bảo đảm sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, Tỉnh ủy Nam Định đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU/2012 về việc tăng cường lãnh đạo công tác quản lý nhà nước về đất đai. Đến nay, qua tám năm thực hiện, Nghị quyết đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn những hạn chế, cần tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Việc quán triệt, tuyên truyền, phố biến pháp luật và
các nội dung của Nghị quyêt được địa phương, các ban ngành triên khai, thực hiện nghiêm túc; nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân về pháp luật trong lĩnh vực đất đai được nâng cao. Sự phối hợp giữa chính quyền huyện, các xã thị trấn và các tồ chức doanh nghiệp trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai ngày càng được quan tâm, thực hiện hiệu quả. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã đi vào nề nếp, tạo hành lang pháp lý trong việc bảo đảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
4.2,2, Giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Với yêu cầu chung là dịch chuyển nền kinh tế theo hướng thị trường, đáp ứng yêu cầu xã hội, huyện Mỹ Lộc cần tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Kiểm tra, giám sát trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là vô cùng quan trọng, bên cạnh đó tiến độ thực hiện công tác này cũng phải được quan tâm sát sao theo đúng trình tự, thủ tục đã được phê duyệt. Đồng thời qua công tác kiểm tra, giám sát sẽ phát hiện được những sai phạm, vi phạm để kịp thời xử lý và hạn chế đến mức thấp nhất bất cập có thể bị gặp phải.
Đe hoàn thiện hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về đất đai cần nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo sao cho công tác này sát với nhu cầu sử dụng đất, tránh tình trạng phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhàm giảm bớt thời gian giao đất, cho thuê đất. Cụ thể, khi lập quy hoạch, kế hoạch liên quan đến sử dụng đất cần thực hiện đấu thầu rộng rãi tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến sử dụng đất công khai trên mạng internet. Bên cạnh đó, cũng cần thực hiện thẩm định tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch nhất là dự báo nhu cầu sử dụng đất của các đối tượng trong kỳ quy hoạch, kế hoạch. Đồng thời, phải có những chế tài đối với những người đứng đầu tổ chức có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi quy hoạch, kế hoạch sừ dụng đất đà được phê duyệt không có tính khả thi và phải điều chỉnh.
Xác định lại phạm vi các loại đất trong nhóm đất phát triển hạ tầng theo từng cấp cho phù hợp với quy định tại Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày
7/5/2019 cùa Chính phủ quy định chi tiêt thi hành một sô điêu của Luật Quy hoạch và bổ sung mới tên, ký hiệu loại đất mới là đất xây dựng kho dự trữ quốc gia.
Thực hiện bổ sung một số nội dung về điều tra đánh giá như: điều tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lúa sang đất đô thị, việc chuyển đồi đất lúa sang đất công nghiệp... nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Theo dõi sát sao và thực hiện đúng việc ban hành giá, đơn giá như ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 01/01 hàng năm. Xây dựng khung giá đất hợp lý để đảm bảo công bằng, khách quan và phù hợp với thị trường. Đơn cử như khu đất ở làng nghề phát triển, gần công trình di tích lịch sử hay gần quốc lộ, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế thì phải xác định đúng giá trị, hạn chế tối đa những bất cập trong việc xác định cơ chế cho thuê đất trả tiền một lần. Mục đích của công tác khảo sát này cũng giúp cho việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng các vùng đất tiềm năng một cách hợp lý nhất, tránh lãng phí thất thoát.
Hoàn thành công tác xây dựng hệ thống thông tin đất đai hợp nhất với Hệ Thống Dữ Liệu Quốc Gia, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc sử dụng đất. Đảm bảo sử dụng đất theo đúng quy hoạch, đúng mục đích. Nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm phải kiên quyết ngăn chặn và xử lý đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ. Công tác thanh tra phải được chỉ đạo nghiêm túc, các kết quả làm
việc phải được công bố công khai trên trang web chính thức của UBND huyện.
Hoạt động kinh doanh bất động sản, tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái quy định cần được nghiêm túc xem xét đặc biệt là các khu vực đang trong diện quy hoạch, dự án. Sớm ban hành quy định rõ ràng về việc xây dựng các khu nhà ở và đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương, hạn chế đến mức tối đa những thất thoát không đáng có.
4.2.3. Giải pháp tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành
Công tác quy hoạch muốn đạt được đúng mục tiêu và tiến độ đề ra cần có sự hưởng ứng của người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn. Vì thể, việc phồ biến để người dân năm được công tác quy hoạch cũng như chủ trương đường lối của chính quyền là vô cùng quan trọng. Đe làm được việc này cần:
- Tô chức giới thiệu vê mục đích, nội dung quy hoạch.
- Phối hợp giữa Phòng Tài nguyên- Môi trường huyện với các bộ, ban ngành liên quan.
- Cụ thể hóa các nội dung quy hoạch để người dân nắm rõ về phương hướng phát triến trong thời gian tới.
Định kỳ kiếm tra, đánh giá, rà soát và điểu chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ của từng giai đoạn pháp triển kinh tế- xã hội trên địa bàn. Quản lý, tổ chức thực hiện theo đúng quy hoạch được duyệt, hoàn thành các quy hoạch đã được công bố trước đó đúng thời hạn và mục đích.
Mục đích của việc phối hợp là tăng cường trách nhiệm, năng lực tố chức thực hiện và sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan; bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất cấp huyện đến cấp xã, thị trấn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai; đảm bảo phục vụ quyền lợi, lợi ích của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai, thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Giúp các cấp, các ngành, các tô chức đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân trong huyện thấy rõ vai trò quan trọng, sự càn thiết về tăng cường công tác quản lý Nhà nước và trách nhiệm trong quản lý, sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật.
4.2.4. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, xử lý vi phạm pháp luật đất đai
Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng về các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất khi tham gia đấu giá quyền sử dụng đất hay khi được giao đất, cho thuê đất để chấp hành và giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Song song với đó, ƯBND cấp huyện cần thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật của đối tượng được giao đất, cho thuê đất và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, xử phạt nghiêm, đúng quy định của pháp luật về những hành vi vi phạm và kiên quyết xử lý thu hồi đất cùa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo pháp luật đất đai.
Quy định trình tự, quy chê phôi họp tiêp nhận xử lý những phản ánh hay kiên nghị của người dân, các quy định thủ tục hành chính trên địa bàn. Tư vấn rõ ràng hợp lý để có thể nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật đất đai.
Không ngừng tăng cường công tác tiếp dân cả về thời gian và địa điếm, đặc biệt chú ý đến hiệu quả của công tác này. Chính sách bồi dưỡng đối với cán bộ tiếp dân về kiến thức pháp luật, xã hội, tinh thần nhiệt tình và tính trách nhiệm cũng là ưu tiên hàng đầu trong quy trình đào tạo đội ngũ công chức.
Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức để hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện:
- Đe làm được điều này, UBND huyện cũng như tỉnh cần có các chính sách ưu tiên đào tạo cán bộ, tồ chức các lóp bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ, hỗ trợ cho cán bộ học tập chuyên sâu về công tác mà họ quản lý.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác địa chính, quản lý đất đai trong đó đặc biệt chú trọng phẩm chất đạo đức chính trị và trình độ chuyên môn.
- Đào tạo và đào tạo lại cán bộ địa chính, cán bộ làm công tác quản lý đất đai, trang bị kiến thức cho họ trên diện rộng, làm cho cán bộ, công chức thấy rõ được vai trò vô cùng to lớn của đất đai đối với nền kinh tế, chính trị cũng như xã hội.
- Đặc biệt, cần chú trọng hơn nữa công tác đào tạo cán bộ địa chính từ cấp xã, bởi địa chính cấp xã là những người hiểu sâu sắc hơn ai hết các vấn đề quản lý đất đai tại địa phương dù ở quá khứ hay hiện tại. Bên cạnh đó họ cũng là người biết rõ về tâm tư, nguyện vọng của người dân, các trường hợp tranh chấp, lấn chiếm xảy ra trên địa bàn mình quản lý. Họ là những người đầu tiên tiếp xúc với công tác đất đai nên nếu trình độ của họ yếu kém thì công tác quản lý Nhà nước về đất đai từ đó cũng gặp phải trì trệ, kém hiệu quả.
4.2.5. Công tác đảm bảo môi trường gắn với phát triển bền vững
Nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi sử dụng đất chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường. Tình trạng xả thải bừa bãi vẫn diễn ra, đối mặt với các nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các cơ sở sản xuất, từ nước thải chuồng trại gia súc không