Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện mỹ lộc – tỉnh nam định (Trang 72)

5. Kết cấu luận văn

3.3.1. Những kết quả đạt được

Đe thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển thị trấn Mỹ Lộc trở thành đô thị loại IV vào năm 2020 huyện Nông thôn mới vào năm 2025, huyện Mỹ Lộc đang rất nỗ

lực trong chỉ đạo, tô chức thực hiện các công việc cụ thê trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, quản lý tài nguyên, môi trường, hoàn thành về đích Nông thôn

mới 10 xã 01 và thị trấn.

Thứ nhất, việc thực hiện chính sách pháp luật về đất đai ngày càng hoàn thiện

và được ƯBND huyện cụ thể hóa phù hợp với thực tiễn địa phương. Quyền của người sử dụng đất tiếp tục phát huy, không có vụ việc tranh chấp, khiếu kiện phức tạp, vượt cấp ra tỉnh hay Trung ương. Đen nay, toàn huyện đã triển khai lập Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất năm 2021 Cấp huyện; cơ bản hoàn thành Dự án Rà soát cắm mốc ranh giới sử dụng đất, đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá

nhân còn tồn đọng.

Thứ hai, việc ban hành vàn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và tố

chức thực hiện QLNN về đất đai. ủy ban nhân dân (ƯBND) huyện thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của UBND tỉnh Nam Định để cụ thể hóa các chính sách, pháp luật, triển khai thực hiện; đồng thời, kịp thời sửa đối, bổ sung những quy định sát với tình hình thực tiễn của địa phương như Quyết định 779/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2020 huyện Mỹ Lộc; Quyết định 164/QĐ- UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và KH sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch SDĐ huyện Mỹ Lộc.. ..quy định cụ thề công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

Thứ ba, xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,

lập bản đồ hành chính: Huyện Mỹ Lộc có 11 đơn vị hành chính trực thuộc 10 xã và 1 thị trấn. Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính; lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất được triển khai khá tốt, phần lớn đã đáp ứng được mục tiêu của ngành. Việc đo đạc lập bản đồ phục vụ cho công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng được thực hiện bảo đảm tiến độ và theo quy định của pháp luật.

T/iứ tư, quản lý, giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất. UBND huyện trực tiếp giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường thường

xuyên quan tâm, kiêm tra, giám sát việc thực hiện quyên và nghĩa vụ của người sừ dụng đất, giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất được quan tâm chỉ đạo sát sao từ chính quyền và sự chấp hành nghiêm túc của nhân dân địa phương. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tăng cường phố biến pháp luật về lĩnh vực tài nguyên, môi trường cho cán bộ, công chức toàn ngành và thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn kiến thức quản lý Nhà nước về đất đai cho công chức địa chính - xây dựng cấp xã. Nhờ đó, đến nay, công tác quản lý Nhà nước về đất đai nhìn chung đã từng bước đi vào nề nếp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị - xã hội.

Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp

hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể trong tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2013, các văn bản hướng dẫn có liên quan và Nghị quyết 17 cho cán bộ, đảng viên và người dân hiểu rõ các quy định cùa pháp luật, cũng như trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định, phát huy cao nhất các nguồn lực từ đất cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ sáu, công tác giao đất, cho thuê đất tuân thủ theo đúng quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất đúng đối tượng. Chất lượng, hiệu quả công tác giao đất, cho thuê đất được nâng lên rõ rệt, trên 86% các tổ chức được giao đất, cho thuê đất đều hài lòng về thái độ, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức thực hiện giao đất, cho thuê đất. Cán bộ công chức, viên chức thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ, được người dân đồng tình ủng hộ và đánh giá cao. Trên 75% các tố chức được giao đất, cho thuê đất cho rằng diện đất, vị trí và thời gian được giao, cho thuê đã đáp ứng nhu cầu sử dụng đất. Việc giao đất, cho thuê đất đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ thay đồi linh hoạt theo từng thời kỳ, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định an ninh trật tự xã hội và bảo vệ môi trường. Kêu gọi và thu hút các dự án đầu tư: Công ty TNHH Youngor Smart Shirts Việt Nam (100% vốn Đài Loan), Công ty CP Phát Cường, Cty TNHH Headwork Việt

Nam (nhà đâu tư Hàn Quôc)... đã góp phân phát triên kinh tê địa phương, hơn hêt là thế hiện được tầm nhìn đúng đắn trong công tác Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Lộc- tỉnh Nam Định.

Thứ bảy, nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai đạt “top” khá của các địa phương

trên toàn quốc; năm 2019 có 100% thủ tục hành chính về đất đai được thực hiện qua dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3; năm 2020 vận hành hiệu quả cơ chế một cửa liên thông và có 10% dịch vụ công trực tuyến về đất đai đạt mức độ 4. Đến năm 2020 hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp và các cơ quan, tố chức, cơ sở tôn giáo (đủ điều kiện cấp). Tích cực tham gia Dự án nâng cao nàng lực và thông tin đất đai, hoàn thành việc xây dựng cơ sở dừ liệu đất đai của tỉnh.

3.3.2. Nhũng hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Những hạn chế.

Đảng ủy - ƯBND - HĐND huyện Mỹ Lộc thời gian qua đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng. Tuy nhiên, công tác Quản lý Nhà nước về đất đai là một công tác đặc thù, chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp, khó khăn. Vì thế, khó tránh khỏi một số hạn chế, tồn tại trong công tác Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện, cụ thể như sau:

Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai chưa

được thường xuyên, hiệu quả chưa cao, còn mang tính chất thời điểm. Qua thực tế cho thấy nhận thức về pháp Luật Đất đai của người dân ở các phương còn hạn chế, tình trạng vi phạm pháp Luật Đất đai vẫn diễn ra phồ biến gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước. Công tác tuyên truyền phố biến pháp luật về đất đai mới chi đến được một bộ phận người dân do lực lượng công chức còn mong. Bên cạnh đó, một số công chức trong ngành quản lý đất đai, chuyên môn nghiệp vụ yếu, gây phiền hà, khó khăn cho tồ chức, cá nhân người sử dụng đất trong thực hiện các dịch vụ công. Các vi phạm tại địa bàn quản lý xảy ra không biết hoặc ngại va chạm, né tránh không làm nhiệm vụ chức năng được giao, có công chức địa chính xã tham mưu không đúng bán đất 5% cho dân.

Thứ hai, một sô cán bộ làm công tác quản lý đât đai từ huyện tới xã còn nhiêu

hạn chế về kinh nghiệm công tác cũng như một phần tinh thần trách nhiệm trong giải quyết công việc.

Thứ ba, công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng

đất đai và tồ chức thực hiện văn bản nhiều khi còn chậm trễ đến người dân gây ra những khiếu nại tố cáo. Việc xử lý vi phạm đất đai theo Nghị quyết 17 còn chậm tiến độ, tại một số địa phương còn để phát sinh các trường hợp vi phạm đất đai mới. Các văn bản chỉ đạo chưa sát sao, lực lượng cán bộ làm công tác Quản lý Nhà nước về đất đai còn mong, nhiều vụ việc không được xử lý kịp thời; trình tự, thủ tục hành chính như xin giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSDĐ còn phức tạp, không hợp lý, gây khó khăn cho người sử dụng đất; bên cạnh đó thủ tục nhiều giấy tờ; Phần lớn ý kiến của cán bộ, công chức về quy định của pháp luật liên quan đến giao đất, cho thuê đất còn bất cập, cần có các quy định mới để giảm bớt những điểm chưa hợp lý. Công tác cấp GCNQSDĐ cũng còn tốn tại vướng mắc, có nhiều thiếu sót.

Thứ tu, công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Chất lượng quy

hoạch sử dụng đất của huyện chưa cao, chưa đáp ứng kịp thời với sự phát triển kinh tế - xã hội, đôi khi còn bị động trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất. Ke hoạch sử dụng đất đến nay một số chỉ tiêu không còn phù hợp với chiến lược phát triền kinh tế xã hội của huyện cũng như của tỉnh.

Thứ năm, công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục

đích sử dụng đất: Công tác quản lý đất đai ở một số nơi còn buông long. Tình trạng lấn chiếm đất hành lang giao thông, thủy lợi, đất ƯBND xã quản lý vẫn xảy ra tại nhiều địa phương. Sử dụng đất sai mục đích, đất chuyển đổi kém hiệu quả sang mô hình trang trại rồi tự ý xây nhà ở tại một số xã vẫn diễn ra. Sai sót trong quá trình thực hiện như tham mưu cho UBND huyện ra Quyết định giao đất, Quyết định thu hồi đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai quy định vẫn xảy ra. Tình trạng giao đất trái thẩm quyền, lấn chiếm đất đai; sử dụng đất không đúng mục đích được giao, cho thuê, sử dụng đất không đúng quy hoạch, kế hoạch; tình trạng vi phạm mới về đất đai của các hộ gia đình, các tố chức không được phát hiện và xử lý kịp thời, dứt điếm.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chê.

1. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân để xảy ra những vi phạm trong công tác quản lý và sử dụng đất đai ở Mỹ Lộc là do bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai chưa thật sự hiệu quả. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai chưa đồng bộ, còn chồng chéo, thường xuyên thay đổi qua các thời kỳ. Chính sách pháp luật về đất đai chưa đồng bộ, chưa phù họp với thực tiễn, chậm sửa đổi, bồ sung nên đã gây nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện. Công tác tuyên truyền các chính sách pháp luật về đất đai còn hạn chế ý thức chấp hành pháp luật của một số người dân chưa cao trình độ của cán bộ các cơ quan chức năng của huyện và cơ sở còn nhiều hạn chế công tác thanh tra, kiếm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, thi hành công vụ của công chức và cơ quan hành chính chưa chặt chẽ thiếu kinh phí cho hoạt động về chỉnh lý biến động và đo đạc bản đồ địa chính. Việc thu hồi đất để phát triển công nghiệp, đô thị

làm tăng giá trị sử dụng đất dẫn đến nhiều bất cập trong cơ chế, chính sách.

Thời gian qua, nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan thẩm quyền ban hành rất nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện quản lý nhà nước về đất đai.

Chỉ tính từ khi Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực pháp luật đến trước khi có Luật đất đai năm 2003 đã là hơn 200 văn bản quy phạm pháp luật về đất đai được ban hành ở cấp trung ương; trong đó, có 04 luật, 08 pháp lệnh, 01 nghị quyết của Quốc hội, 03 Nghị quyết của Ưỷ ban Thường vụ Quốc hội, 71 văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, 68 văn bản thuộc thẩm quyền của Cấp bộ và tồng cục. Nếu tính cả các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đất đai trong dân sự, hình sự, đầu tư...thì số lượng lên tới 500 văn bản. Nếu kể cả các văn bản quy định pháp luật thuộc thẩm quyền cấp tỉnh thì số lượng văn bản tới hàng nghìn [19].

Do nhận thức của người dân so với quy định của pháp luật trong quan niệm về sở hữu đất đai không đồng nhất. Một số người dân quan niệm rằng đất đai của Nhà nước nhưng khi họ sử dụng hoặc được nhà nước giao cho sử dụng thi là đất của họ. Chính vì nhận thức không đúng này nên trong thời gian qua phát sinh nhiều vụ việc đòi lại đất cùa ông cha, yêu cầu trả lại đất trước kia đà từng canh tác, sản xuất ngày càng gia tăng.

2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, dù đã rất nỗ lực trong chi đạo, tố chức thực hiện và cũng đã có được

nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đạt tiến độ đề ra, tình trạng vi phạm đất đai vẫn còn diễn ra. Chính vì vậy, trong Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2021-2025, huyện Mỹ Lộc đã xác định. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai hiệu quả, đúng mục đích giải quyết các tồn tại liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Dốc toàn lực để thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ thi công các dự án. Từ đó, nâng cao được nhận thức và ý thức trách nhiệm của từng địa phương, từng ngành và toàn xã hội về bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng tài nguyên. Thực hiện nghiêm chỉnh đúng

quy định về bảo vệ môi trường trong triển khai xây dựng các dự án đàu tư. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do:

- Việc lập phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thường chỉ căn cứ vào nhu cầu mà không xem xét đầy đủ đến quy hoạch tổng thể hoặc phát triển kinh tế cho tương lai.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch ở cấp xã còn yếu về trình độ, thiếu kinh nghiệm chuyên môn trong khi đó các cơ quan tư vấn về quy hoạch lại chưa đú để đáp ứng yêu cầu hoặc chạy theo kinh tế thị trường.

- Việc thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nhiều xã, thị trấn chưa đảm bảo yêu cầu do chưa được chú trọng đúng mức chưa xem xét đầy đủ mối quan hệ của 3 yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vừng.

- Công tác quản lý đất đai ở một số địa phương chưa chặt chẽ, yếu kém, buông lỏng, né tránh, ngại va chạm, không phát hiện kịp thời hoặc biết nhưng không xử lý.

Thứ hai, phân cấp giữa ƯBND huyện, xã và thị trấn. Trong nhiều trường hợp

Phòng TN- MT có thẩm quyền quyết định trong khi nhiều sự việc nhỏ xảy ra trong phạm vi làng xã dẫn đến tình trạng chậm trễ kéo dài. Thực tế cho thấy rõ trong vấn đề giải quyết tranh chấp khi không có số đỏ. UBND cấp xã làm công tác hòa giải Theo khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và khi khởi kiện yêu cầu cấp cao

hơn đó là UBND câp huyện, tỉnh giải quyêt. Nhưng với những tranh châp như trên, cấp làng xã sẽ có nhiều cơ sở, thông tin chính xác đế giải quyết cụ thế, rõ ràng h. Bên cạnh đó, ƯBND xã không được tạo điều kiện tốt về nhân lực cũng như vật lực nên không thể hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng và chính xác.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa tốt, chưa phát huy hết

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện mỹ lộc – tỉnh nam định (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)