5. Kết cấu luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Đẻ thông tin được thu thập một cách chính xác, hợp lý và có giá trị, các yêu cầu của việc xác định dừ liệu thu thập được phải rõ ràng, xuất phát từng mục tiêu nghiên cứu, phù hợp và làm rõ mục tiêu nghiên cứu.
Thu thập dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã có sẵn do người khác thu thập, đã được công bố, sử dụng cho các mục đích có thể khác với các mục đích nghiên cứu của đề tài. Tài liệu thứ cấp có thể là tài liệu chưa xử lý (còn gọi là tài liệu thô) hoặc tài liệu đã xử lý. Dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo Quốc hội, các bộ, ban, ngành, số liệu của các tống cục thống kê; các nghiên cứu cùa các cơ quan, trường đại học; các bài viết, báo cáo đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc các tạp chí có tính liên quan; các giáo trình, tài liệu hoặc các ấn phẩm khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu; các báo cáo luận văn của các học viên, nghiên cứu sinh khác nhau ở trong trường hoặc ngoài trường.
Trong Luận văn này tác giả sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp, đó là các luận văn đã được công bố trước đó, giáo trình của các tác giả được công nhận rộng khắp, các báo cáo của UBND, Phòng TN-MT huyện Mỹ Lộc...
Nguồn dữ liệu thứ cấp được tác giả sử dụng trong đánh giá tình hình sử dụng đất đai và thực thi chính sách đất đai trên địa bàn Huyện Mỹ Lộc và chỉ ra các vấn đề hạn chế và tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục, từ đỏ hình thành các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Lộc- tỉnh Nam Đinh. Cu thể như sau:
Các yêu câu cùa việc xác định dữ liệu thu thập được phải được xác định rõ </ • • • • 1 • JL • •
ràng theo từng mục tiêu nghiên cứu, những thông tin chứa đựng phải phù hợp và nêu rõ được mục tiêu nghiên cứu, từ đó giúp cho việc thu thập được hợp lý, chính xác và có giá trị.
Phương pháp thu thập dữ liệu này được sử dụng cho chương 3, phương pháp này được tác giả sử dụng cho mục đích tập hợp các số liệu tại các phòng ban chức năng liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Mỹ Lộc, từ đó có cái nhìn khách quan để phân tích, tổng hợp để có được các đánh giá, kết luận. Cụ thể, thu thập và hệ thống hóa các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, các số liệu thống kê, kiếm kê đất đai hàng nãm, tình hình sử dụng các loại đất; công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất và quản lý tài chính về giá đất...
- Thu thập tại văn phòng HĐND - UBND huyện Mỹ Lộc các báo cáo, văn bản, nghị quyết của HĐND, UBND huyện về việc phát triển kinh tế xã hội từ năm
2018-2020.
- Thu thập tại Phòng TN - MT huyện các báo cáo, văn bản, nghị quyết của HĐND, UBND huyện: các báo cáo tổng kết hàng năm về tình hình quản lý đất đai;
số liệu thống kê, kiểm kê, hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất...
- Thu thập tại các xã và thị trấn những tài liệu có liên quan đến quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện.
2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
2.2.2.1. Phương pháp phân tích - tổng họp
Phân tích là phương pháp phân chia cái toàn bộ ra thành từng bộ phận đê đi sâu nhận thức các bộ phận đó, có nghĩa là phân chia các đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận nhỏ hơn để hiểu rõ bản chất của từng yếu tố đó. Từ đó thấy được phân tích chính là thông qua cái riêng đế tìm ra cái chung, bản chất là thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Ngược lại với quá trình phân tích đó chính là phương pháp tống hợp, bên cạnh đó nó cũng giúp cho quá trình phân tích đế tìm ra cái chung. Từ những khía cạnh
khác nhau khi phân tích, sau đó tài liệu phải được tông hợp lại đê có một cái nhìn khách quan, đầy đủ nhất đi đến hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp bổ sung cho nhau, không thể tách rời trong quá trình nghiên cứu. Các số liệu phân tích và tồng hợp phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài được tập hợp trên cơ sở các số liệu thu thập được. Hai phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 3 và chương 4 của Luận văn nhằm phân tích tình hình sừ dụng đất trên địa bàn thông qua việc làm rõ các hiện trạng sử dụng đất, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất đai tập trung vào các yếu tố điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội.
Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá thực trạng, phân tích sâu sắc hơn trong từng khía cạnh khác nhau của Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2018-2020 bao gồm thực trạng và phương pháp quản lý, thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Trong khi đó phương pháp tổng họp được sử dụng để khái quát hóa các kết quả từ việc phân tích đế đưa ra những nhận định và đánh giá chung về hoạt động quản lý nhà nước về đất đai trong một tống thể các mối quan hệ và các khía cạnh khác nhau của quản lý Nhà nước về đất đai huyện Mỹ Lộc; tổng hợp, đánh giá những kết quả đất được và những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế.
Ớ chương 4, phương pháp phân tích dùng để phân tích định hướng và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong tương lai từ đó đưa ra được các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện các nội dung và phương pháp quản lý đất đai của chính quyền huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định.
2.2.2.2. Ph ương phảp thống kê
Thống kê là một dạng phân tích toán học sử dụng các mô hình, sự biếu diễn và tóm tắt định lượng cho một tập hợp dữ liệu thực nghiệm hoặc nghiên cứu thực tế nhất định nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và quyết định. Thống kê được chia làm hai loại: thống kê mô tả và thống kê suy luận. Đối với mỗi lĩnh vực sẽ có chức năng riêng. Xác định được mục đích thống kê là gì giúp chủ thể lựa chọn được cho minh phương pháp thực hiện, qua đó có thể đưa ra những đánh giá chính xác nhất khi thực hiện thống kê.
Phương pháp thông kê được tác giả sử dụng ở cả ba chương 1, chương 2 và chương 3 của luận văn. Trong nội dung chương 1, luận văn thống kê và mô tả các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến luận văn, cơ sở lý luận về công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Trong chương 2, luận văn mô tả các phương pháp thống kê được sử dụng cùng với nội dung và ý nghĩa của phương pháp đó cùng với việc đạt được mục tiêu nghiên cứu. Chương 3, sau khi thu thập số liệu, tiến hành thống kê, mô tả và tổng hợp các số liệu, dữ liệu tác giả đã đưa ra những nhận xét về thực trạng quản lý đất đai tại huyện Mỹ Lộc. Thông tin định lượng thu thập được từ cái tài liệu thống kê về quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Mỹ Lộc được sử dụng xử lý, sắp xếp và mô phỏng, so sánh dưới dạng bảng biểu, sơ đồ để minh chứng cho các bằng chứng định lượng về các phân tích hay
nhận định về quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Lộc.
Luận vãn sử dụng các số liệu thống kê thích hợp đế phục vụ cho việc phân tích, đánh giá toàn diện các nội dung nhiệm vụ và kết quả của hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai ở địa bàn nghiên cứu, đồng thời xử lý số liệu bằng phần mềm
Microsoft Office Excel 2010 để khái quát kết quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Lộc.
2.2.2.3. Phương pháp so sánh
Khi sử dụng phương pháp so sánh, người ta thường áp dụng vào phần nêu ra dẫn chứng, thực trạng. Trong lúc so sánh, người ta có thể linh động kết họp nhiều cách so sánh khác nhau như: so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối, so sánh bình quân. Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng kiểu so sánh như so sánh theo chiều ngang,
so sánh theo chiều
Luận văn tiến hành nghiên cứu một cách sâu rộng về lĩnh vực quản lý đất đai dưới góc nhìn kinh tế học của các nhà quản lý kinh tế. Đồng thời nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được xem xét trên cơ sở đối chiếu tương đương với công tác quản lý đất đai của một số địa phương khác trong nước từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Mỹ Lộc. Luận văn đề cập liên quan đến các quy định theo luật định của chính quyền cấp huyện, đế phù hợp với thực tiền thì các quy định này theo
thời gian sẽ được đôi mới. Vì vậy, so sánh sẽ làm nôi bật lên những nội dung cân thay đối và nó làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu lực, hiệu quả của quản lý đất đai. Hay ở Cấp độ vĩ mô, tác giả nhận thấy Luật đất đai ra đời năm 2013 cũng cho thấy những điểm đổi mới so với Luật đất đai 2003. Sự so sánh này ở một số phương diện sẽ giúp cho luận văn không chỉ đạt được mục tiêu cập nhật mà còn giúp học viên có cơ sở quan trọng trong việc phân tích và đưa ra giải pháp ở cả hai chương 3, chương 4 của luận văn.
2.2.2.4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Phương pháp bản đồ bản đồ - biểu đồ là phương pháp thể hiện sự phân bố của các hiện tượng đặt trong các đơn vị phân chia lãnh thố (thường là đơn vị hành chính). Bản đồ biểu thị độ lớn tổng cộng của hiện tượng trong đơn vị lãnh thổ.
Cụ thể tác giả sử dụng phương pháp bản đồ trong mục 3.1 để thể hiện rõ ràng ranh giới hành chính, đặc trưng lãnh thố trên địa bàn nghiên cứu đế người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về đơn vị hành chính, lãnh thổ huyện Mỹ Lộc. Biểu đồ trong mục 3.2.2 thể hiện diện tích bị thu hồi được biểu hiện bằng ký hiệu, màu sắc chi tiết có thể dễ dàng so sánh, quan sát các biến số, những thay đổi trong thời kỳ nghiên cứu và tập trung nhìn nhận rõ vấn đề.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ LỘC- TỈNH NAM ĐỊNH
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.♦ •
3.1.1.1. VỊ trí địa lý.
Huyện Mỹ Lộc nằm ở phía Bắc và phía Đông của thành phố Nam Định, có sông Hồng chạy qua ở phía Đông và sông Châu Giang ở phía Bắc. Trung tâm huyện lỵ nằm ở cạnh Quốc lộ 21 A (trên trục đường Nam Định - Phủ Lý).Có tọa độ địa lý 20°25'13"B - 20°25'13"B độ vĩ bắc và 106°10'05"Đ - 106°10'05"Đ độ kinh đông. Mỹ Lộc là một huyện đồng bằng, có vị trí địa lý cụ thế như sau: Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam; Phía Nam giáp thành phố Nam Định
và huyện Vụ Bản; Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình; Phía Tây giáp tỉnh Hà Nam. Địa giới hành chính chia ra gồm 10 xã và một thị trấn.
Huyện Mỹ Lộc có tổng diện tích hành chính là: 7448,87 ha, dân số năm 2018 là 70.255 người. Với lợi thế là cửa ngõ của thành phố Nam Định và tỉnh Nam Định, có khả năng giao lưu kinh tế với tất cả các vùng trong và ngoài tỉnh thông qua trục đường Quốc lộ 10, Quốc lộ 21A, Đại lộ Thiên Trường, đường sắt Bắc - Nam và đường thủy. Huyện là một trong những địa phương chủ lực cung cấp lương thực, thực phẩm, lao động cho thành phố Nam Định, khu công nghiệp Hoà Xá và cụm công nghiệp An Xá, khu Công nghiệp Mỹ Trung ... Mỹ Lộc cũng là nơi cung cấp rau sạch, hoa tươi cho thành phố Nam Định và các vùng phụ cận.
* — TL454
MỵJ.ộf
V ThuãnVy
Hình 3.1. Bản đồ hành chính Huyện Mỹ Lộc- tỉnh Nam Định
(Nguồn: Phòng TN- MT huyện Mỹ Lộc) 3.ỉ.ỉ.2. Địa hình, địa mạo
Địa bàn huyện Mỷ Lộc bị chia ra làm hai dạng địa hình do 2 hệ thống sông lớn bao bọc xung quanh đó là hệ thống đê sông Hồng dài 7,10 km và đê Àt Hợi của
sông Châu Giang dài 8km
- Đất khu ngoài đê: có địa hình cao, đất đai màu mỡ do được phù sa sông Hồng bồi đắp hàng năm thuận lợi cho việc trồng rau màu, đem lại thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên hàng năm chịu ảnh hưởng của lũ lụt gây ra bất lợi không nhỏ đến canh tác và đời sống nhân dân nơi đây.
- Đất khu vực trong đê: có địa hình thấp hơn, dề bị ngập úng nên đất bị Giây hoá.
Đe khắc phục tình trạng này Mỹ Lộc đã đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thuỷ lợi tưới tiêu cho khoảng 70 % diện tích đất canh tác trên địa bàn huyện. Đất trong đê phù hợp cho trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản.
Xét về địa mạo huyện Mỳ Lộc được chia thành 3 dạng địa hình chính:
- Địa hình đồng bằng tích tụ nguồn gốc sông có tuổi Holoxen muộn dọc 2 sông.
- Địa hình đồng bàng tích tụ nguồn gốc đầm lầy sông có tuổi Holoxen muộn ở trung tâm huyện.
- Địa hình đông băng tích tụ nguôn gôc đâm lây ven biên có tuôi Holoxen muộn chủ yếu ở Tây Nam huyện
3.1.1.3. Thuỷvăn
Huyện Mỹ Lộc có 3 con sông chính chảy qua là: sông Hồng, sông Đào và sông Châu Giang. Sông Châu Giang ở phía Bắc huyện (8 km/28 km chiều dài sông) chủ yếu tiếp nhận nguồn nuớc tuới tiêu nội đồng, chảy ra sông Hồng qua trạm bơm Hữu Bị. Sông Hồng đoạn chảy dọc ranh giới phía Đông huyện dài 7,1 km cung cấp nuớc tưới, tiêu cho cả huyện qua công trình đầu mối (trạm bơm Hữu Bị và Quán Chuột). Chế độ dòng chảy của sông Hồng qua huyện Mỹ Lộc mùa nước cạn từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, nước kiệt trong tháng 1, 2, 3 (mực nước cao + 0,3 m) mùa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 75% lượng nước trong năm. Lũ
sông Hồng thường là lũ kép, mùa lũ nước sông dâng lên rất nhanh: 3 - 7m/ngày song có hàm lượng phù sa rất cao: 1000g/m3.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
1. Tài nguyên đất
Theo bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000 toàn tỉnh Nam Định do Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng nàm 2003 thì trên địa bàn huyện Mỹ Lộc
có các loại đất chính sau:
a. Đất phèn - Thionic Fluvisols (Fit) và Thionic Gleysols (Git)
Diện tích 1.003 ha, chiếm 13,70 % diện tích tự nhiên của huyện, phân bố không đều ở các xã.
Nhóm đất phèn có một đơn vị đất là phèn tiềm năng và chủ yếu đang được dùng trồng lúa.
b. Đất phù sa - Flu vi sols (FL)
Diện tích 6.380 ha, chiếm 86,30 % diện tích tự nhiên và được phân bố đều ở các xã trong huyện, là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất của huyện.
Đất phù sa trên địa bàn huyện phần lớn phục vụ cho nhu cầu trồng lúa, màu và một số cây công nghiệp ngắn ngày của bà con nông dân trên địa bàn.
Đất phù sa được thành 2 vùng do hệ thống đê: vùng đất ngoài đê được bồi đắp
phù sa hàng năm và vùng đât trong đê rộng lớn không được bôi đăp hàng năm. Nhóm đất phù sa có 4 đơn vị đất chính là đất phù sa trung tính ít chua - Eutric Fluvisols (FLe), đất phù sa Giây - Gleyic Fluvisols (FLg) và đất phù sa biến đổi nhẹ - Cambic Fluvisols (FLb).
2. Tài nguyên nước
Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy từ hai nguồn chính là nước mặt và nước ngầm.