Trong quá trình hoạt động của đơn vị, kết hợp với việc đánh giá kết quả điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi về QCCTNB của Nhà trường, có thề thấy còn một số khoản mục chi, định mức chi còn chưa phù họp với thực tiễn. Điều này đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Việc thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập cá nhân chưa dựa trên tiêu chí đánh giá về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chưa dựa vào đánh giá, phản hồi của người học nên không mang tính cạnh tranh do đó chưa khuyến khích, tạo động lực thúc đấy cán bộ, giảng viên phấn đấu vươn lên trong công tác. Do vậy trong thời gian tới, Nhà trường cần quan tâm, nghiên cứu hoàn thiện QCCTNB theo hướng phù họp hơn với yêu cầu thực tiễn quản lý và phù họp với điều kiện khả năng cân đối nguồn thu của đơn vị nhằm đảm bảo mục tiêu sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả, trong đó tập trung hoàn thiện một số nội dung sau:
+ Rà soát, kiêm tra, đánh giá lại các tiêu chuấn, định mức chi tiêu theo hướng biến động giá cả của thị trường và tình hình cân đối các khoản thu - chi trong đơn vị.
+ Xem xét, bố sung thêm các hình thức khoán chi .
+ Bổ sung quy định về chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ nhân viên trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chi tiêu tuyển sinh hàng năm.
4.2.4. Thực hiện quản lý tôt các nguôn thu, chi từ đó nãng cao năng lực của công tác lập dự toán
Việc quản lý tốt nguồn thu trong trường cần phải được coi trọng đế đảm bảo các nguồn thu được quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả, phù hợp với chế độ, chính sách quy định của Nhà nước, BQP và Nhà trường. Công tác lập dự toán thu, chi phải được phân công rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ và thời hạn thực hiện nhiệm vụ các khoản thu cho các bộ phận, cá nhân, giúp Nhà trường chủ động trong điều hành công tác tài chính của mình, trong đó cần ưu tiên theo hướng:
- Tiếp tục nghiên cứu việc khoán các định mức thu đối với một số trung tâm dịch vụ;
- Xây dựng kế hoạch thu hàng năm bám sát vào tình hình thực tế của đơn vị; - Tăng cường công tác quản lý, giám sát các nguồn thu một cách chặt chẽ, kịp thời, đảm bảo thu đúng, thu đủ.
Bên cạnh công tác mở rộng, tăng cường khai thác nguồn thu, việc nâng cao công tác quản lỷ, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn vốn là một trong những yêu cầu quan trọng, đòi hỏi luôn phải đi song hành với công tác khai thác các nguồn thu trong công tác quản lý tài chính của trường. Đe làm tốt điều này, Nhà trường cần nghiên cứu, tập trung vào một số nội dung sau:
- Tăng cường phổ biến, quán triệt đến toán thể đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, giáo viên trong Nhà trường về việc sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên, cơ sở vật chất.
- Thực hiện cơ cấu lại một số nội dung chi.
- Tăng cường quản lý trong sử dụng kinh phí.
Thực hiện tốt công tác quản lý các nguồn thu và các khoản chi sẽ giúp đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán, tài chính có tham mưu chính xác hơn cho lãnh đạo trong việc lập dự toán các khoản thu tù’ nguồn NSNN cũng như các nguồn thu tù’ hoạt động sự nghiệp, dịch vụ của Nhà trường.
4.2.5. Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống chúng từ, tài khoản và sổ kế toán
- Phòng Tài chính cần tham mưu cho Lãnh đạo nhà trường về việc nghiên cứu quy định các biểu mẫu chứng từ chung đề thống nhất trong quá trình thanh toán của các Khoa, Phòng, Trung tâm để giảm tải thời gian soát xét cho đội ngũ kế toán.
- Đôi với các hoạt động dịch vụ trong Nhà trường, kê toán cân phải mở sô chi tiết để theo dồi cụ thể từng khoản mục theo từng hợp đồng như các dịch vụ trông xe, phát hành sách, căng tin, trung tâm dịch vụ việc làm.. .để đảm bảo yêu cầu cho việc phân tích, cung cấp thông tin tài chính, kế toán.
4.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính, kế toán trong đơn vị
- Tăng cường kiểm tra công tác kế toán của từng bộ phận nhằm xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán. Thông qua đó để đôn đốc, hướng dẫn kế toán các bộ phận chấp hành chế độ theo đúng Luật kế toán và các chế độ tài chính hiện hành.
- Đe đảm bảo công tác quản lý tài chính tại đơn vị được thực hiện đúng chế độ hiện hành của Nhà nước, Nhà trường cần tăng cường thực hiện kiềm tra, kiểm soát tài chính định kỳ và hàng năm để sớm phát hiện những thiếu sót, từ đó có giải pháp khắc phục, chấn chỉnh kịp thời. Đây phải coi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục thông qua việc các nhân viên tài chính, kế toán tự thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoặc có thể thuê các đơn vị có chức năng kiểm toán thực hiện.• • • • • •
4.2.7. Nhóm giải pháp khác
- Tăng cường công tác thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực có chất lượng cao về công tác tại Nhà trường;
- Đầu tư kịp thời về cơ sở vật chất để việc ứng dụng CNTT trong công tác tài chính, kế toán được triển khai một cách đồng bộ và có hiệu quả nhất;
- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh và các chương trình đào tạo của Nhà trường đến đối tượng là học sinh trung học phổ thông, bội đội đang thực hiện nghĩa vụ quân sự và nhân dân, những đối tượng có nhu cầu học nghề và nâng cao trình độ, các doanh nghiệp và nhà sử dụng lao động...
4.3. Một số kỉến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại trưòng Cao đắng nghề số 1 - Bộ Quốc Phòng
4.3.1. Từ phía cơ quan Nhà nước
Đe các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán theo mô hình TCTC tại trường CĐN số 1 - BQP có tính khả thi cao, về phía Nhà nước và về phía Nhà trưòng cần phải có một số điều kiện nhất định, cụ thể:
- Cân thiêt phải hoàn thiện các văn bản pháp lý phù hợp và đông bộ với Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định “Cơ chế tự chù của đơn vị sự nghiệp công lập”. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với việc thực hiện tự chủ tại các trường nghề thông qua việc nghiên cứu ban hành các tiêu chí, điều kiện thực hiện tự chũ cho các đơn vị giáo dục, xây dựng hệ thống giám sát chất lượng và chi phí dịch vụ giáo dục.
- Xây dựng các cơ sở pháp lý làm căn cứ cho việc quản lý và sử dụng các nguồn thu của Nhà trường;
- Tiếp tục cải tiến, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về cơ chế quản lý tài chính, chế độ kế toán áp dụng cho các ĐVSN được giao quyền tự chủ đảm bảo tính hợp lý, khả thi và thống nhất, tiến tới ban hành chuẩn mực kế toán công ở Việt Nam phù hợp với điều kiện của đất nước và hội nhập với khu vực và thế giới.
- Tăng cường đối mới tố chức và nâng cao hiệu quả hoạt động cúa các tố chức làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát việc thực hiện công tác kế toán như các tổ chức kiểm toán, thanh tra...
- Ban hành các tiêu chuẩn, quy định và hướng dẫn các đơn vị xây dựng tự xây dựng quy chế kiểm soát nội bộ;
- Cải tiến các qui định, điều kiện đế mở mới các chương trình đào tạo, qui định về việc thi đàu vào, học, thi, xét tốt nghiệp đầu ra... giảm bớt các thủ tục hành chính để giảm các khoản chi phí phục vụ, quản lý.
- BQP sớm có phương hướng cụ thề về việc tái cơ cấu lại Nhà trường, tạo điều kiện để Nhà trường tiếp tục tuyển sinh các lóp Cao đẳng nghề, tiếp tục thực hiện các nguồn đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường các khoản thu sự nghiệp cho Nhà trường;
- Giao quyền chủ động cao hơn cho các đơn vị HCSN thực hiện cơ chế tự chủ: đồng thời với việc giao quyền tự chủ lớn hơn trong quản lý tài chính thì cũng cần giao quyền tự chú về lao động, biên chế, mua sắm tài sản...vv và phát triển quy mô nhưng vẫn đảm bảo vai trò quản lý vĩ mô của các cơ quan quản lỷ Nhà nước.
4.3.2. Từ phía trường Cao đẳng nghề số 1 - Bộ Quốc phòng
Trường CĐN số 1 - BQP căn cứ vào đặc điểm hoạt động, phân cấp quản lý, phân cấp kế toán của mình, căn cứ vào chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị
HCSN đê tô chức công tác kê toán cho phù họp với quy mô và loại hình hoạt động, phù hợp với chế độ tài chính, kế toán hành chính sự nghiệp, đảm bảo phát huy được hiệu quả sử dụng nguồn lực một cách tối đa.
Trên cơ sở hệ thống kế toán Nhà nước đã ban hành, Nhà trường căn cứ vào đặc điểm cụ thể về loại hình hoạt động cùa mình để lập quy trình thực hiện công tác kế toán phù họp; quy định đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận kế toán, từng người làm kế toán trong bộ máy kế toán đơn vị.
- Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn nội bộ thực hiện các khoản thu, chi trong Nhà trường;
- Hàng năm đều phải tiến hành xây dựng quy chế quản lý tài chính, QCCTNB phù hợp với các quy định của pháp luật và quy định tài chính hiện hành nhàm nâng cao khả năng huy động các nguồn tài chính và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính được huy động. Lập dự toán thu, chi phải căn cứ trên nguồn thu cũng như các khoản chi trong năm sao cho phù họp với tình hình tài chính của Nhà trường.
- Cơ chế TCTC đối với nhà trường vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi nhung cũng có nhiều thách thức và khó khăn. Đây là một cơ chế thực hiện tương đối mới trong điều kiện Nhà trường đã có một quy trình phát triển khá lâu với cơ chế được bao cấp từ Nhà nước nên còn tư tưởng ỷ lại và trông chờ, trình độ của kế toán còn hạn chế. Các chính sách về tài chính, kế toán liên quan vẫn chưa đồng bộ và còn
nhiều điểm không hợp lý, mở rộng nhiều loại hình đào tạo...
- Ban Giám hiệu nhà trường cần quan tâm tới vai trò và yêu cầu của công tác tài chính kế toán, chỉ ra cho mỗi nhân viên trong trường thấy vai trò của từng cá nhân trong việc tạo ra thu nhập của bản thân mình.
- Xây dựng bộ máy kể toán phù hợp với quy mô của hoạt động thu chi theo hướng hiện đại hóa, gọn nhẹ và hiệu quả. Không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ kế toán. Nâng cao trình độ quản lý tài chính cho các nhà quản lý trong đơn vị, thường xuyên tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ về nghiệp vụ kế toán tài chính cũng như trình độ tin học.
- Tổ chức trang bị các phương tiện kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình hạch toán kế toán đề hạn chế mức thấp nhất sai sót.
- Nhà trường cân rà soát các khoản chi đê giao khoán mức thu, mức chi cho phù hợp, đảm bảo huy động và sử dụng nguồn tài chính đạt hiệu quả cao, chủ động phân bố nguồn tài chính của đơn vị theo nhu cầu chi tiêu trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả.
- Tăng cường công tác tự kiểm tra tài chính, thanh tra nội bộ.
- Việc hoàn thiện công tác kế toán cũng cần phải thực hiện theo từng giai đoạn, tuân thủ theo cấc chính sách chế độ kế toán tài chính Nhà nước ban hành và phát triển theo hướng hiện đại, khoa học và hiệu quả.
KÉT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong Chương 4, tác giả đã đánh giá thực trạng tô chức kê toán theo mô hình TCTC tại trường CĐN số 1- BQP. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp họp lý, khoa học và có tính khả thi cao, cùng với những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý và các đơn vị đề thực hiện có hiệu quả các giải pháp đó. Nội dung các giải pháp vừa mang tính khái quát, vừa mang tính cụ thề, bao gồm các nội dung hoàn thiện trên lĩnh vực vĩ mô của nhà nước và các cơ quan quản lý cũng như trong phạm vi trường CĐN số 1 - BQP về công tác kế toán tại Nhà trường.
KÉT LUẬN
Cơ chê TCTC theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP và chuyên sang Nghị định sô 16/2015/NĐ-CP, Thông tư số 48/2008/TT-BQP ngày 26/03/2008 của Bộ Quốc phòng về hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN trong Quân đội, trường CĐN số 1 - BQP đã tạo ra hành lang pháp lý rộng hơn cho sự phát triển của
các ĐSNCL nói chung và các ĐVSNCL trong Quân đội nói riêng. Thực hiện cơ chế TCTC đã giúp nhà trường phát huy vai trò chủ động của mình trong việc quản lý các nguồn tài chính, mở rộng thêm các loại hình đào tạo, các dịch vụ cho thu nhàm tăng nguồn thu, tiết kiệm chi phí, tập trung vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; kiểm soát tốt quy trình chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chù, chủ động, sáng tạo, khơi dậy được tiềm năng của đội ngũ cán bộ giáo viên, nâng cao kỹ năng quản lý, chất lượng hoạt động của đơn vị. Tiến tới từng bước giảm sự phụ thuộc vào nguồn NSNN và ngân sách BQP. Việc thực hiện cơ chế TCTC ở trường CĐN số 1 - BQP đã góp phần lớn vào việc tăng thêm thu nhập cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, người lao động trong đơn vị, tù’ đó tạo không khí đoàn kết, phấn khởi trong nội bộ nhà trường, tạo động lực để họ tiếp tục cống hiến vào sự phát triển chung của Nhà trường.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu và căn cứ vào tình hình thực tế việc thực hiện cơ chế TCTC tại trường CĐN số 1 - BQP, luận văn đã giải quyết được các vấn đề cơ bản, bao gồm:
- Khái quát hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế TCTC tại ĐVSNCL và việc tố chức kể toán theo mô hình TCTC tại các đơn vị này;
- Phân tích thực trạng việc tổ chức kế toán theo mô hình TCTC và tình hình thực hiện TCTC tại trường CĐN số 1 - BQP giai đoạn 2017 - 2019;
- Đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán theo mô hình TCTC tại trường CĐN số 1 - BQP.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn gặp một số khó khàn chủ quan cũng như khách quan như điều kiện nghiên cứu, khai thác tài liệu, năng lực
nghiên cứu còn hạn chê nên không tránh khỏi việc luận văn còn những thiêu sót, hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, chia sẻ, tận tình của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arthur M.Hauptman, 2008. Tài chính cho giáo dục đại học, xu hướng và vân đề (bản dịch). Kỷ yếu Hội thảo giáo dục. Hà Nội.
2. Bộ Quốc phòng, 2020. Vãn bản tài liệu hướng dẫn về chế độ chính sách cho cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang.