Hiện nay, tổ chức bộ máy kế toán nhà trường không xây dựng hệ thống tổ chức bộ phận kiểm tra kế toán riêng mà do các nhân viên kế toán tự thực hiện kiểm tra trước khi ghi số, kế toán trưởng đảm nhiệm kiểm tra chung, định kỳ trước khi lập báo cáo tài chính. Việc kiểm tra công tác kế toán thường tập trung vào những nội dung sau:
Một là: Kiểm tra việc thực hiện ghi chép, phản ánh trên các chứng từ kế toán, trên các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và các báo cáo tài chính về đảm bảo chế độ kế toán; chế độ, chính sách quản lý tài sản và nguồn kinh phí tại đơn vị. Trường đà thực hiện tốt khâu quản lý chứng từ để kịp thời phát hiện những chứng từ thiếu hợp lệ, hợp pháp.
Hai là: Kiểm tra, đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết trong quá trình tổng hợp số liệu, thông tin kế toán. Trong mồi phần hành công việc, kế toán viên trực tiếp kiểm tra các chứng từ kế toán trước khi thực hiện các bước tiếp theo của quy trình luân chuyển chứng từ kế toán, sau đó thực hiện kiểm tra việc ghi sổ kế toán chi tiết mình quản lý. Tuy nhiên, bộ phận kế toán, tài chính chủ yếu mới chỉ kiếm tra chứng từ mà chưa thường xuyên đối chiếu giữa chứng từ với hạch toán trên sổ sách, nên khi có sự nhầm lẫn gây nhiều khó khăn và mất thời gian khi đối chiếu, tổng hợp, cân đối, quyết toán. Bên cạnh đó, tình trạng chứng từ được các đơn vị phòng ban chuyển trực tiếp cho lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi chuyển đến bộ phận Tài vụ làm cho chức năng kiểm soát cúa kế toán bị hạn chế rất nhiều.
Ba là: Kiểm tra chất lượng và hiệu quả tổ chức bộ máy kế toán, việc phân công, phân nhiệm công việc; mối quan hệ giữa bộ phận làm công tác tài chính, kế toán với các Khoa, Phòng, Trung tâm khác trong đơn vị.
Tuy nhiên, đây mới là các nhân viên kế toán tự thực hiện kiểm tra phần hành của minh, chưa có nội dung kế hoạch kiểm tra, kiềm tra chéo lẫn nhau. Do đó hiệu quả kiểm tra chưa cao, chưa phản ánh hết được những sai sót đề kịp thời xử lý, hoàn thiện nâng cao chất lượng kế toán.
Bên cạnh hình thức tự kiểm tra, việc kiểm tra kế toán còn được tiến hành hàng quý, hàng năm và được thực hiện bởi cơ quan chủ quản là Phòng Tài chính quân khu, Cục Tài chính - BQP, cơ quan thanh tra. Nội dung kiểm tra chủ yếu xoay xung quanh vấn đề kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài chính, kế toán.
3.2.6. Xây dụng quy chế chi tiêu nội bộ
Đe quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài chính, hàng nãm Nhà trường đã xây dựng và rà soát, sửa đồi, bổ sung hoàn thiện QCCTNB trong từng giai đoạn phù hợp với chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước và điều kiện thực tế tại đơn vị.• 1 • t • • • •
Việc xây dựng QCCTNB được thảo luận dân chủ, trao đổi công khai trước khi ban hành, các nội dung, định mức chi đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước và cơ bản phù họp với thực tế của đơn vị và được thống nhất trong tập thể, qua đó tạo đồng thuận cao trong triển khai thực hiện.
Thực tiền trong triển khai nâng cao mức độ TCTC và thực hiện QCCTNB giai đoạn 2017-2019 cho thấy Nhà trường đã có kế hoạch và thực hiện chi tiêu tài chính khoa học, họp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Một số nội dung chi đã được quản lý chặt chẽ hơn, thiết thực hơn đặc biệt là chi mua sắm trang thiết bị, chi hội nghị, tiếp khách, chi tham quan, học tập kinh nghiệm.
Đối với các khoản chi liên quan đến thanh toán dịch vụ công cộng như thanh toán tiền điện, nước, nhiên liệu, điện thoại... đà được đối mới về phương thức quản lý theo hình thức khoán chi (trong đó có việc khoán điện thoại cho cán bộ chú chốt, khoán văn phòng phẩm cho từng phòng ban), đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu
quả. Một sô nội dung chi được lựa chọn theo hình thức thuê ngoài như thuê phương tiện vận chuyến thay cho đầu tư mua sắm, điều này đã góp phần làm giảm các chi phí quản lý không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả công tác hoạt động chung của đơn vị.
Trong giai đoạn 2017-2019, các khoản đầu tư dành cho phát triền và đào tạo, đời sống cán bộ viên chức, người lao động có xu hướng tăng lên rõ rệt, những khoản không quan trọng bằng có xu hướng được tiết giảm lại.
3.3. Đánh giá chung về tố chức kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng nghề số 1 - Bộ Quốc phòng trường Cao đẳng nghề số 1 - Bộ Quốc phòng
3.3.1. Kết quả đạt được
Theo báo cáo Tổng kết 3 năm (2017 - 2019) về thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của ĐVSNCL của Nhà trường, mức độ TCTC đối với các khoản chi thường xuyên của đơn vị theo cách xác định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP:
Năm 2017: Mức độ tự chủ của Nhà trường đạt 65,3% Năm 2018: Mức độ tự chủ của Nhà trường đạt 71,56% Năm 2019: Mức độ tự chủ của Nhà trường đạt 84,99%
Đối với các khoản chi đầu tư, hiện nay Nhà trường vẫn đang phụ thuộc hoàn toàn vào các chương trinh, dự án có nguồn cấp từ NSNN. Định mức chi thường xuyên từ nguồn kinh phí tự chủ của Nhà trường chỉ dành một phần vào để sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định, cơ sở vật chất, đảm bảo sự vận hành ốn định của trang thiết bị. Việc phụ thuộc hoàn toàn các khoản chi đầu tư vào NSNN cấp khiến Nhà trường chưa chủ động trong việc đầu tư các hạng mục lớn phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng, mà phải chờ nguồn vốn từ NSNN.
Mức độ tự chủ về tài chính tăng dần qua các năm đã khắng định hướng đi đúng đắn của Nhà nước khi giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tố chức và tài chính cho Nhà trường. Ngoài ra, việc này cũng cho thấy sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ các nhà quản lý, lãnh đạo, đội ngũ sĩ quan, cán bộ, giáo viên và công nhân viến lao động trong việc không ngừng tìm những hướng đi phù họp trong công tác đào tạo nghề. Mức khoán chỉ tiêu tuyển sinh đến từng cá nhân trong nhà trường là điều
khích lệ, động viên họ phân đâu hơn, cũng góp phân tăng thêm chỉ tiêu tuyên sinh cho nhà trường.
Nhà trường cũng không ngừng có các hoạt động tiếp thị, quảng bá các chương trình đào tạo nghề đến từng đơn vị bộ đội đóng quân cũng như các địa bàn lân cận đế học sinh có thể tiếp cận và biết đến Nhà trường. Theo Báo cáo chiến lược giáo dục đào tạo giai đoạn 2015 - 2020, tỷ lệ tuyển sinh của Nhà trường cụ thể biến động qua từng năm, cụ thể như sau:
Bảng 3.9. Sổ liệu tuyên sinh của Nhà trường
ĐVT: Học sinh
TT Nội dung __________________________Năm hoc•_____________________ 2016 - 2017 2017 - 2018 2018 - 2019
1 Cao đẳng nghề 315 366 0
2 Trung cấp nghề 698 687 354
3 Sơ cấp nghề 3340 3612 3019
ỹ------ r
Nguôn: Báo cáo chiên lược giáo dục đào tạo giai đoạn 2015 - 2020
Sở dĩ năm học 2018 - 2019 có sự giảm đi về chỉ tiêu tuyển sinh là do có Đề án chủ trương sắp xếp, kiện toàn lại các khối trường trong Quân đội của Bộ Quốc phòng. Việc này cũng gây khó khăn trong quá trình tìm kiếm các khoản thu sự nghiệp của Nhà trường.
Từ thực tế tổ chức kế toán tại Trường CĐN số 1 - BQP, có thể ghi nhận những kết quả đạt được trong tồ chức công tác kế toán như sau:
Thứ nhất, Cơ chế quản lý tài chính. Do được giao tự chủ về tài chính nên việc sử dụng NSNN và các nguồn thu sự nghiệp đơn vị đã chủ động hơn trong việc phân bố tài chính cho các hoạt động của đơn vị, khai thác tối đa và có hiệu quả các nguồn thu sự nghiệp, mở rộng các hoạt động liên kết đào tạo; bố trí hợp lý các khoản chi trong dự toán ngân sách được giao đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả nhằm tăng thu - tiết kiệm chi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Nhà trường đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ để quản lý các nguồn thu - chi khoa học, sù’ dụng đúng mục đích, phù hợp với tình hình thực tế cùa đơn vị.
Trường CĐN số 1- BQP đã bước đầu xây dựng và hoàn thiện đầy đù được quy chế chi tiêu nội bộ. Đây là việc làm quan trọng giúp cho Nhà trường chủ động
trong việc sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên được giao đúng mục đích, tiêt kiệm và có hiệu quả. QCCTNB cũng là cơ sở để cán bộ giáo viên nhà trường thực hiện đảm bảo tính thống nhất, minh bạch trong công tác tài chính. Việc xây dựng và công bố công khai chế độ quản lý tài chính, chi thu nhập tăng thêm, chi chế độ công tác phí, điện thoại... góp phần tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy các hoạt động tăng thu, tiết kiệm chi phí tai đơn vị.
Nhà trường đã thực hiện tốt công tác quản lý tài chính, nâng cao tính tự chủ về tài chính, góp phần tăng tự chủ trong chi tiêu và thúc đẩy tiết kiệm chi tiêu của Nhà trường.
Việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí nói riêng và quản lý công tác tài chính nói chung đà và đang đi đúng hướng, góp phần phục vụ thiết thực, đúng mục đích đào tạo của trường, chấp hành đúng nội dung định mức tiêu chuấn, chế độ chi tiêu hiện hành của Nhà nước; thực hiện nghiêm túc chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là trong việc mua sắm trang thiết bị, tàng cường cơ sở vật chất cho Nhà trường.
Công tác quản lý tài chính cùa Nhà trường đã và đang phát huy hiệu quả, hàng năm đã giúp tàng thu nhập cho cán bộ giáo viên và công nhân viên lao động tại đơn vị. Từ đó giúp các bộ phận đà phát huy hiệu quả trong việc tiết kiệm chi thường xuyên thông qua việc khoán chi một số khoản chi như điện thoại, văn phòng phấm... năng động hơn trong việc khai thác nguồn thu sự nghiệp, hoạt động dịch vụ... bố sung nguồn kinh phí hoạt động từ đó có nguồn kinh phí trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ giáo viên và lao động họp đồng.
Kết quả nối bật khi thực hiện công tác quản lý tài chính trong bối cảnh thực hiện cơ chế tài chính theo hướng tự chủ tại đơn vị là đơn vị đã tích cực rà soát lại• • • • chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị khoa, phòng, trung tâm từ đó có cơ chế quản lý phù họp hơn. Hàng năm hoặc định kỳ, Hội đồng thẩm định của Nhà trường tiến hành thấm định, rà soát lại các mục, định mức chi phí các khoản chi để kịp thời tham mưu cho thủ trường Ban giám hiệu có điều chỉnh kịp thời sát đúng với yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tăng nguồn thu cho đơn vị.
Việc giao quyên tự chủ, tự chịu trách nhiệm của ĐVSNCL đã giúp Nhà trường huy động được các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và đảm bảo đủ điều kiện nâng cấp đạt trường nghề chất lượng cao đến năm 2022. Đây là một bước đi quan trọng, thúc đẩy Nhà trường rà soát lại và xác định đúng chức năng, nhiệm vụ và biên chế của đơn vị mình, từ đó có cơ chế quản lý phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà trường, chuyển dần từ cơ chế quản lý theo yếu tố “đầu vào” sang cơ chế quản lý theo “đầu ra” và “kết quả”. Bên cạnh đó, còn tạo ra sự chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ tạo nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp cũng như nguồn thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, từng bước nâng cao tính tự chủ, đảm bảo các nguồn tài chính cho các hoạt động thường xuyên của đơn vị cũng như cho công tác đào tạo của Nhà trường.
Thứ hai, bộ máy kế toán ở Trường CĐN số 1 - BQP được tổ chức theo mô hình tập trung là phù hợp với bộ máy quản lý, quy mô của Nhà trường, góp phần thực hiện tốt các chức năng của đơn vị; có sự phân công công việc rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm cùa từng cán bộ, nhân viên kế toán và mối quan hệ giữa các nhân viên kế toán trong quá trình tố chức và thực hiện công tác của đơn vị. Có sự phân quyền rõ rệt khi sử dụng phần mềm kế toán nên không có sự nhầm lẫn, trùng lắp trong quá trình nhập dữ liệu vào máy tính khi lập chứng từ. Nhân sự trong bộ máy kế toán được bố trí tương đối phù hợp với năng lực và trình độ, giúp cho tố chức công tác kế toán tại Trường đạt hiệu quả. Như vậy, về cơ bản bộ máy kế toán ở Trường đà thực hiện được nhiệm vụ thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế về hoạt động của đơn vị, phục vụ công tác quản lý tài sản và sử dụng kinh phí trong Trường.
Thứ ba, Trường đã căn cứ vào quy định chung về hệ thống chửng từ áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp của Luật Ke toán, chế độ kế toán hiện hành để tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và thực hiện ghi chép ban đầu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phù hợp với đặc điểm cụ thể cùa Trường. Ngoài ra trong quá trình hoạt động Trường đã bổ sung các chứng từ kế toán cần thiết để ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh, vấn đề về tổ chức chứng từ điện tử ngày càng được cập nhật và ứng dụng
khoa học hơn. Các mâu biêu phản ánh tương đôi rõ nét bản chât nghiệp vụ kinh tê phát sinh. Bên cạnh đó, nhà trường cũng rất chú trọng công tác lập chứng từ, thường xuyên cử cán bộ làm công tác tài chính, kế toán tham dự các lớp tập huấn nghiệp vụ do Quân khu 1, Cục Tài chính - BQP tổ chức. Đây là những người trực tiếp chi tiêu ngân sách, đi mua sắm, yêu cầu đối tác lập chứng từ ban đầu hoặc tự lập bảng kê khai theo quy định, cũng là người chịu trách nhiệm thu thập hồ sơ, chứng từ để tiến hành quyết toán. Nhờ vậy, chất lượng chứng từ của các đơn vị những năm gần đây được nâng cao một bước, số chứng từ không đúng mẫu giảm đi rõ rệt.
Thứ tư, Trường đã chủ động nghiên cứu và vận dụng hệ thống tài khoản kế toán khá hợp lý và tuân thủ chế độ kế toán do Bộ Tài chính, Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo công văn hướng dẫn chế độ kế toán cùa Ngành. Các tài khoản kế toán đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và kiềm soát chi quỹ NSNN,
vốn, quỹ công, đồng thời thỏa mãn yêu cầu quản lý và sử dụng kinh phí của Trường.
Thứ năm, Trường đã vận dụng qui định về hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với đặc thù hoạt động của Trường và thống nhất theo quy định của BQP, ghi số theo hình thức Nhật ký - số cái, được ghi nhận vào máy tính nên có thề in ra vào bất kỳ thời diêm nào và có hình thức đẹp, không tẩy xoá. Qua đó đáp ứng được yêu cầu về