4.1.3.1. về thực hiện nhiệm vụ đào tạo• • • • •
Từ năm 2017, thực hiện chủ trương của Bộ Lao động thương binh và xã hội về việc cho phép các trường nghề được tự chủ về chương trình đào tạo, Nhà trường
đã tiên hành triên khai xây dựng lại các bộ chương trình đào tạo nghê ờ cả 3 câp trình độ (Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp) trên phương châm đào tạo nghề gắn liền với nhu cầu của thị trường lao động. Đe xây dựng được các bộ chương trình mới đạt yêu cầu về chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, trong những năm qua và những năm tiếp theo, Nhà trường đã liên tục mời các chuyên gia của Bộ Lao động thương binh và Xà hội về tập huấn cho cán bộ, giáo viên về phương pháp và cách thức xây dựng chương trình. Trong quá trình xây dựng chương trình luôn có
sự góp ý của chuyên gia, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp - đơn vị trực tiếp sử dụng lao động. Mục tiêu đến năm 2025 của Nhà trường là:
- Nhà trường có đày đú các chương trình đào tạo ở cả 3 cấp trình độ (Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp), trong đó đẩy mạnh hoạt động đào tạo liên kết;
- Định danh vị thế và tên tuổi của Nhà trường trong lĩnh vực đào tạo nghề trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc và các vùng lân cận;
- Phối hợp với các đơn vị để tiến hành kiểm định chất lượng đào tạo của một số ngành mũi nhọn, trọng điểm, đồng thời chuẩn bị các căn cứ để từng bước đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo như các yếu tố về giáo viên, đội ngũ quản lý, hệ thống các quy trình, thủ tục.
- Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ hoàn thành xây dựng thêm các chương trình đào tạo ở 3 cấp trình độ (Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp) của 9 ngành nghề như Bảng 4.1.
- Hằng năm, Nhà trường thường xuyên rà soát, cập nhật, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, đào tạo theo hướng “chuấn hóa, hiện đại hóa”. Việc xây dựng chương trình đào tạo bảo đảm tính kế thừa, hướng đến tích hợp, liên thông giữa các trình độ đào tạo, không để trùng lặp nội dung, chương trình. Tập trung giáo dục, xây dựng cho học viên có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng; sằn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống. Ưu tiên thích đáng đến khối lượng kiến thức chuyên ngành, phù hợp với đặc thù của từng ngành nghề cụ thể. Đồng thời, coi trọng kiến thức chung về chính trị, pháp luật... Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm
nhăm phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo của người học; biên quá trình đào tạo thành tự đào tạo; tàng thời gian thực hành cho HSSV.
- Tích cực khai thác, bám nắm các nguồn ra quân tại các đơn vị để tăng số lượng BĐXN về học nghề trên 60% số quân ra, củng cố nền nếp công tác, tăng cường cơ sở vật chất, chú ý ưu tiên đào tạo BĐXN theo “Thẻ học nghề” đúng đối tượng, địa bàn được duyệt.
- Đối với một số ngành nghề có sức hấp dẫn kém, hiệu quả kinh tế thấp thì tiến tói sẽ ngừng đào tạo và có phương hướng phát triển thay đối cơ cấu ngành nghề.
4.1.3.2. về hoạt động khoa học công nghệ
Trường CĐN số 1 - BQP dự kiến sể tập trung và bổ sung thêm nguồn kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ, giáo viên và học viên trong nhà trường, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 như sau:
- Từ năm 2021 - 2025, hàng năm 100% cán bộ có trình độ tiến sĩ và tối thiểu 20% cán bộ, giáo viên có trình độ Thạc sỹ công bố ít nhất 01 bài báo trên các tạp chí khoa học có chỉ số tính điểm ISSN hoặc tại các hội nghị khoa học trong nước; 35% cán bộ, giáo viên tham gia các nhiệm vụ/đề tài khoa học cấp cơ sở; Phấn đấu thực hiện từ 1 đến 2 nhiệm vụ/đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ;
- Tiến hành liên kết đào tạo với các doanh nghiệp trong và ngoài nước; cử các lượt học sinh tham gia học tập nâng cao tay nghề tại các doanh nghiệp lớn;
- Tố chức các hội nghị, hội thảo về công tác đào tạo nghề và trao đối kinh nghiệm về công tác này giữa nhà trường với nhà trường, nhà trường với doanh nghiệp...
- Thu hút thêm được đội ngũ giáo viên có trình độ đến giảng dạy và họp tác với Nhà trường trong công tác đào tạo và phát triển chương trình đào tạo.
4.1.3.3. về hoạt động hợp tác phát triển
- Đẩy mạnh hợp tác với các với các bộ, ngành và địa phương để triển khai các đề tài/nhiệm vụ KHCN và các khóa đào tạo, bồi dường ngắn hạn, đặc biệt là các khóa bồi dưỡng dựa trên thế mạnh các chương trình đào tạo liên ngành của Nhà trường để nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ, giáo viên trong công tác dạy nghề và đào tạo nghề;
- Tìm kiêm các nguôn tài trợ cũng như các đôi tác là các tô chức, cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và các nước trong khu vực nhàm thực hiện công tác liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học;
- Xây dựng và phát triển mô hình hợp tác giữa Nhà trường - Doanh nghiệp để thu hút các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý và doanh nhân tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo mô hình phối hợp.
- Đảng ủy, Ban Giám hiệu xác định đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, tăng cường liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là chiến lược trọng tâm trong việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo. Trên cơ sở các quan điểm đối ngoại của Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của BQP, thực hiện có hiệu quả các chương trình hợp tác về đào tạo với các nhà trường trong và ngoài nước. Nghiên cứu một số mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới, vận dụng phù hợp vào tình hình thực tiễn của Nhà trường. Trong đó, khuyến khích ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình xây dựng, đổi mới chương trinh và tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học (ứng dụng các chương trình tiên tiến của Hội đồng Anh về phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm).
4.1.3.4. về cơ cấu tố chức bộ máy
Trường CĐN số 1 - BQP do Bộ Tư lệnh Quân khu 1 - BQP trực tiếp quản lý về cơ cấu tổ chức bộ máy, hiện nay đơn vị vẫn đang chấp hành Quyết định số 2302/QĐ-TM ngày 24/10/2011 của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam về tố chức biên chế của Nhà trường. Tuy nhiên đế phù hợp với thực tiễn, quy mô phát triển của Nhà trường đến năm 2025, Nhà trường cần phải tiến hành các công tác để được Bộ Quốc phòng giao bổ sung thêm biên chế.
4.1.3.5. về tài chính
Nhà trường đã đề ra lộ trình thực hiện tự chủ về tài chính giai đoạn 2021 - 2025 như sau:
Năm 2021: Mức độ TCTC của Nhà trường đạt khoảng 81% Năm 2022: Mức độ TCTC của Nhà trường đạt khoảng 86% Năm 2023: Mức độ TCTC của Nhà trường đạt khoảng 90%
Năm 2024: Mức độ TCTC của Nhà trường đạt khoảng 93% Nàm 2025: Mức độ TCTC của Nhà trường đạt khoảng 95%
Cùng với đó, đến nãm 2025, Nhà trường sẽ phấn đấu tiến hành chuyển hoàn toàn sang hạch toán tiền lương, giảm dần sự phụ thuộc vào NSNN và Ngân sách quốc phòng. Đảm bảo mức thu nhập của cán bộ, giáo viên Nhà trường là một trong những động lực để người lao động gắn bó lâu dài và có nhừng đóng góp quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của Nhà trường. Nhà trường cũng tiếp tục được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm cho người lao động theo QCCTNB, theo hướng có điều chỉnh, bố sung, đảm bảo năm sau cao hơn năm trước, dựa trên năng lực và kết quả thực hiện công việc. Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường chỉ đạo tiếp tục thực hiện phân công lao động hợp lý, hạch toán ngay từ bộ phận cơ sở như các bếp nuôi quân, các tổ dịch vụ... để triệt để tiết kiệm các khoản chi phí quản lý (tiền điện, điện thoại...) và tận dụng tăng hiệu suất các khoản thu hợp pháp như tiền nội trú, trông giữ xe... đê ít nhất đảm bảo duy trì lương quân hàm, ngạch bậc cho cán bộ, nhân viên.
Nhà trường tiếp tục thực hiện công tác khoán thêm một số bộ phận có khả năng phát huy tối đa năng lực kinh tế như Trung tâm giới thiệu việc làm, Khoa Xe máy công trình, Khoa Cơ khí điện, Tổ tuyển sinh AI...
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện và thu hút người học, trường CĐN số 1 - BQP cũng đề ra chính sách học bống cho học sinh, sinh viên theo học tại Nhà trường. Căn cứ vào các quy chế và quy định về học bống, chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên, Nhà trường xác định cấp học bổng ngắn hạn (theo học kì) và học bổng dài hạn từ 5% đến 8% số sinh viên nhập học vào các chương trình đào tạo, đặc biệt là các chương trình mới mở.
Thực tế của Nhà trường hiện nay là nguồn cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chủ yếu được đầu tư từ nguồn NSNN cấp theo các chưong trình, dự án. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Nhà trường cũng đã tính toán đến việc chủ động trong việc lập kế hoạch và quyết định sử dụng kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp để thực hiện các dự án đầu tư; mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất, thực hiện các thù tục theo
quy định của pháp luật. Song song với đó là việc chủ động khai thác tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiềm lực sẵn có của Nhà trường để liên kết đào tạo, tạo các hoạt động tăng thêm nguồn thu cho Nhà trường.
4. ỉ.3.6. Công tác thanh tra, kiêm tra và giám sát
Đảng ủy và Ban Giám hiệu quyết định về chiến lược và phương hướng hoạt động của Nhà trường; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng bộ và các chi bộ trực thuộc và thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của Nhà trường.
Nhà trường công khai QCCTNB. Hàng năm, QCCTNB được lấy ý kiến rộng rãi trong toàn trường đề sửa đồi, bồ sung và được thông qua tại Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của Nhà trường.
Nhà trường công khai các hoạt động giám sát của đội ngũ cán bộ, giáo viên và người học đối với mọi hoạt động của bộ máy lãnh đạo Nhà trường.
4.1.3.7. Các mặt công tác khác
- Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường để họ yên tâm công tác trong bối cảnh tái cơ cấu, sắp xếp lại hệ thống trường Nghề trong Quân đội;
- Tiếp tục xác định rõ nhiệm vụ giáo dục, đào tạo nghề cho BĐXN và các đối tượng nhân dân trong và ngoài địa bàn tỉnh Thái Nguyên là nhiệm vụ chính trị trung tâm của Nhà trường. Làm tốt công tác sơ kết, tống kết tháng, quý, năm, phát huy tính dân chủ, trí tuệ tập thể trong sinh hoạt và các hoạt động của Nhà trường, qua đó tim ra các điếm đã đạt được, các mặt còn hạn chế, nguyên nhân và phương hướng khắc phục nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường;
- Tập trung bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cả về trình độ chuyên môn và nãng lực sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học, đảm bảo xác định rõ 2 nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên là giáng dạy và nghiên cứu khoa học.
- Chú trọng công tác thi đua khen thưởng, trong đó cần có tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, kịp thời khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích tiêu biểu bên cạnh đó cũng cần có các biện pháp giáo dục, nhắc nhở các cá nhân có ý thức chưa cao, tinh thần thái độ chưa tốt, hiệu quả công việc chưa cao.
4.2. Một sô giải pháp nhăm hoàn thiện tô chức kê toán theo mô hình tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng nghề số 1 - Bộ Quốc Phòng
4.2.1. Khai thác nguồn thu và huy động các nguồn tài chính
- Đa dạng hóa các nguồn tài chính của trường bằng cách đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện để tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác, liên kết đào tạo; Liên kết liên thông trong đào tạo, phối hợp với các cơ sở giáo dục khác, các trung tâm đào tạo trong địa bàn Nhà trường đóng quân và các địa bàn lân cận;
- Công khai mức thu học phí có tính đến yếu tố trượt giá, yếu tố chất lượng và khả nãng đảm bảo ngân sách so với chi phí;
- Tăng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động họp tác, liên kết trong và ngoài nước.
4.2.2. Hoàn thiện bộ máy kế toán
Vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ những người làm công tác kế toán tài chính, của bộ máy kế toán cần phải được Ban Giám hiệư, đội ngũ lãnh đạo Nhà trường đặc biệt quan tâm. Các sai phạm xảy ra chủ yếu vẫn là do con người, do đó việc tồ chức bộ máy kế toán một cách hiệu quả, phân công phân nhiệm hợp lý, nâng cao nãng lực của đội ngũ này sể quyết định đến chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán. Việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ kế toán, tài chính là yêu cầu tất yếu đối với bất kỳ đơn vị nào.
Hiện nay, bộ máy kế toán của nhà trường mới chỉ tập trung vào phần hành kế toán tài chính, thực hiện các công việc kế toán theo yêu cầu của chế độ tài chính, kế toán hiện hành. Điều này chưa đủ trong bối cảnh Nhà trường đang dần đi vào hoàn thiện cơ chế TCTC vì sẽ gia tăng các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và các hoạt động dịch vụ khác. Lãnh đạo Nhà trường không chỉ cần quan tâm xem đơn vị đã thực hiện chế độ kế toán như thế nào mà còn cần thông tin về các mặt hoạt động cụ thế cùa đơn vị như cơ cấu, tỷ trọng các nguồn thu, nguồn chi, từ đó có các biện pháp thúc đẩy hoạt động của Nhà trường tốt hơn, tăng cường nguồn lực tài chính. Một số
biện pháp thực hiện cụ thể như sau:
- Tiêp tục kiện toàn, hoàn thiện tô chức bộ máy kê toán theo hướng kê toán tài chính kết hợp với kế toán quản trị, gắn trách nhiệm của từng cá nhân trong nội dung công việc được phân công đảm nhiệm.
- Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ làm công tác tài chính, kế toán với nhiều hình thức như: Cử cán bộ đi đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo nhu cầu phát triển của đơn vị và phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, thích nghi kịp thời với sự thay đổi về chính sách, chế độ trong công tác kế toán, tài chính.
- Định kỳ có sự luân chuyền cán bộ giữa các phần hành kế toán giúp họ có kiến thức toàn diện về các phần hành kế toán khác nhau để phục vụ tốt hơn cho công tác tự kiểm tra, đối chiếu sổ sách và cung cấp thông tin kế toán cho đội ngũ lãnh đạo.
4.2.3. Tiếp tục xây dựng, chỉnh sửa, hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ
Trong quá trình hoạt động của đơn vị, kết hợp với việc đánh giá kết quả điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi về QCCTNB của Nhà trường, có thề thấy còn một số