Trong những năm qua, vấn đề tự chủ trong giáo dục đại học ở Việt Nam đã có những bước chuyển biển tích cực. Từ việc toàn thể hệ thống giáo dục đại học như một trường đại học lớn, chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước về mọi mặt hoạt động thông qua đơn vị chú quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến việc các cơ sở giáo dục đại học đã dần dần được trao quyền tự chủ về các mặt hoạt động nói chung và tự chủ về tài chính nói riêng và đã có những đơn vị đang bước đầu gặt hái được những thành công từ chủ trương này của Nhà nước.
Có thể đề cập đến một số trường Đại học tiêu biểu như sau:
1.3.1.1. Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Trường Đại học Tôn Đức Thắng ngay từ khi ra đời đã là một trường đại học bán công, sau đó mới chuyển sang trường đại học công lâp. Nhà trường vẫn giữ cơ chế tài chính của trường đại học bán công lập về mức thu học phí. Tuy nhiên, đến năm 2014, Đe án Tự chủ đại học đã được Nhà trường xây dựng theo Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính Phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 cùng với việc Thủ tướng Chính phủ đà ban hành Quyết định số 158/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án của trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Đặc thù của trường là đào tạo trình độ từ cao đắng đến tiến sĩ, theo định hướng nghiên cứu, nên việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ đà khẳng định quyết định về quyền tự chủ đã có của trường về nhân sự, tổ chức, học thuật và tài chính. Theo số liệu năm học 2017-2018, nhà trường có trên 4.400 sinh viên trình độ đại học nhập học, chưa tính các trình độ cao đăng và sau đại học. Trường có 16 Khoa chuyên môn, phân hiệu Nha Trang, cơ sở đào tạo tại Bảo Lộc và Cà Mau, trường Trung cấp chuyên nghiệp Tôn Đức Thắng. Ngoài ra, nhà trường còn có 12 phòng, ban và 10 trung tâm dịch vụ đào tạo và quỹ phát triến khoa học công nghệ, với đội ngũ là 1.320 giảng viên, viên chức. Trường còn thành lập Hội đồng trường gồm 01 chủ tịch và 15 thành viên, có sự tham gia của lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Cấp cao của
Nhà nước làm chủ tịch, thành viên hội đông. Nguôn tài chính chủ yêu của trường là từ thu học phí. Mức thu học phí của trường thực hiện theo Nghị định số
86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.
Tự chủ đồng nghĩa với việc nhà trường phải tự hạch toán để đảm bảo nuôi sống bộ máy hoạt động, chú trọng về chất lượng giảng dạy của đội ngũ cán bộ giáo viên. Đe có được những kết quả đó, trong quá trình thực hiện TCTC, Trường đại học Tôn Đức Thắng đã đề ra một số biện pháp như sau:
Một là: Thông qua cơ chế tự chủ, hoạt động liên doanh liên kết, xã hội hóa
cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu, Nhà trường đã từng bước cải thiện hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho công tác của giảng viên cũng như học
viên, góp phần thu hút đông đảo lượng sinh viên tham gia học tập.
Hai là: Nhà trường đã đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đáp ứng nhu cầu
học tập ngày càng cao của người dân, góp phần làm tăng nguồn thu đáng kể để duy trì các hoạt động chung.
Ba là: Tiếp tục hoàn hiện bộ máy quản lý. Nhà trường đã thành lập Hội đồng
trường để tăng mối liên kết chặt chẽ giữa “Đảng ủy - Ban Giám hiệu - Hội đồng trường”, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mác trong quá trình hoạt động.
Bốn là: Nhà trường cũng chú trọng tới việc đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng cao để đáp ứng với với đòi hỏi từ thị trường trong bối cảnh công nghệ số và cuộc cách mạng 4.0...
Điếm nổi bật nhất ở cơ sở giáo dục này phải kế đến việc Nhà trường đã thành lập nhiều cơ sở tại các địa bàn khác nhau, thành lập các trung tâm trực thuộc.Việc làm này đã làm tăng số lượng tuyến sinh, từ đó tăng nguồn thu về mọi mặt cho Nhà trường, trở thành một đơn vị phát triến nhanh, mạnh về chất lượng cũng như đời
sống của cán bộ, công nhân viên.
ỉ.3.1.2. Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Với trên 60 năm hình thành và phát triển, đến nay trường Đại học Kinh tế quốc dân có 20 khoa, 11 viện đào tạo và nghiên cứu, 7 trung tâm dịch vụ và 15 đơn vị phòng ban chức năng; với 940 giảng viên cơ hữu, họp đồng dài hạn gồm 16 giáo
sư, 132 phó giáo sư, 290 tiên sỹ và 457 thạc sĩ. Là một trong 6 trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn thực hiện thí điếm tự đảm bảo toàn bộ kinh phí chi• • • • • • • • JL thường xuyên và đầu tư giai đoạn 2008-2012, nên từ năm 2008, trường đã thực hiện tự chủ 100% chi thường xuyên.
Trước đó, học phí áp dụng theo khung của Nhà nước quy định, nguồn thu từ học phí chiếm 40%, 60% còn lại do NSNN cấp. Ban đầu, khi cắt nguồn thu NSNN đột ngột, đã tác động rất lớn đến nguồn tài chính của trường. Và để bù đắp nguồn thiếu hụt này, trường phải tăng nguồn thu từ hệ đào tạo không chính quy, thu hoạt động dịch vụ, sau này tăng nguồn thu từ các chương trình tiên tiến, chất lượng cao, liên kết quốc tế và mở rộng nhiều hình thức đào tạo khác nhau.
Dựa vào bề dày truyền thống lịch sử, nhiều cựu sinh viên của Nhà trường là những nhà lãnh đạo trong cơ quan nhà nước, là nhà lãnh đạo của nhiều tập đoàn lớn, đến nay quỷ học bổng đà có trên 50 tỷ đồng để thực hiện miễn, giảm học phí, cấp học bồng cho sinh viên. Có thể nói, trường đại học Kinh tế quốc dân có đủ năng lực để chuyển qua TCTC , trên một số mặt như:
Trong quá trình thí điểm, trường được thực hiện quyền tự chủ về tuyển sinh, chú động trong liên kết đào tạo, mở ngành, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, tăng nguồn thu đáng kế cho ngân sách của trường, đảm bảo cho chi thường xuyên , tăng thu nhập cho đội ngũ cán bộ, giảng viên.
Tàng cường cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giảng viên không ngừng được nâng cao và lớn mạnh qua các năm (trên 37% giảng viên có trình độ tiến sỹ trở lên), điều này góp phần thu hút lượng người học tăng qua các năm.
Có thể nói, trường Đại học Kinh tế quốc dân là một trong những trường dẫn đầu cả nước về đào tạo sinh viên khối ngành kinh tế, đã tạo được một chỗ đứng vững chắc và uy tín. Trong Chiến lược phát triền giai đoạn 2020 - 2030 được đăng tải công khai trên website của Nhà trường, trường Đại học Kinh tế quốc dân đà chỉ rõ phương hướng chiến lược trong các mặt hoạt động như đào tạo (tiếp tục thu hút những sinh viên, học viên xuất sắc; trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tập trung nâng cao chất lượng đào tạo; đổi mới mạnh mẽ công nghệ và
phương thức đào tạo; đây mạnh thu hút sinh viên quôc tê), nghiên cứu khoa học (phát triển nghiên cứu khoa học theo cả 2 hướng là hàn lâm và ứng dụng; xây dựng trường phái nghiên cứu riêng của Nhà trường; tăng cường gắn kết nghiên cứu với đào tạo và thực tiễn), nâng cao vị thế (tập trung bào xây dựng sản phẩm chiến lược; thực hiện kiểm định và xếp hạng quốc tế; tăng cường các hoạt động truyền thông)...
1.3.1.3. Trường Đại học Tài chính - Quản trị kỉnh doanh
Trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh, nay là trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh trực thuộc Bộ Tài chính có trụ sở tại Văn Lâm - Hung Yên. Nhiệm vụ của Nhà trường được Đảng và Nhà nước giao cho là đào tạo và bồi dường cán bộ quản lý kinh tế phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Cơ cấu tổ chức hiện nay của Nhà trường bao gồm Hội đồng trường, Ban giám hiệu, 11 phòng chức năng, 9 Khoa đào tạo và 4 trung tâm. Trường thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của Nhà nước về tự chù, tự chịu trách nhiệm về tài chính của một ĐVSNCL. Đối với các khoản chi không thường xuyên, nhà trường thực hiện chi theo đúng dự toán năm được duyệt. Nội dung các khoản chi và định mức chi được quy định cụ thể trong QCCTNB. Nội dung chi gồm: Chi thanh toán cho cá nhân, chi cho học sinh, sinh viên, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ giảng dạy học tập, chi nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ cấp trường của cán bộ, giáo viên.
Trong thời gian qua, nhà trường đã thực hiện cơ chế TCTC, tranh thủ nguồn lực để tăng cường khai thác nguồn thu, góp phần tăng tự chủ trong chi tiêu và thúc đẩy tiết kiệm chi tiêu của Nhà trường; góp phàn nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đế đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý, ứng dụng thực tế và các hoạt động khác của trường; đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công chức, viên chức của trường. Bài học kinh nghiệm của nhà trường về công tác TCTC có thể kể đến như sau:
- Đa dạng hóa các nguồn thu cho sự phát triến của nhà trường bằng cách đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở các lớp bồi dường về tài chính kế toán, tin học, thực hiện liên kết với các trung tâm, các tỉnh , các trường đại học trong phạm vi cả nước. Đẩy mạnh xúc tiến quan hệ họp tác liên kết đào tạo với một số cơ sở đào tạo.
Việc mở rộng họp tác liên kêt đào tạo không chỉ tăng cường nguôn thu cho nhà trường, tăng thu nhập cho các bộ giảng viên mà còn tạo môi trường tốt cho cán bộ giảng viên học tập phương pháp giảng dạy, quản lý các trường đại học lớn đồng thời tăng cường được vị thế thương hiệu của nhà trường. Bên cạnh việc mở rộng các hoạt động liên kết đào tạo, trường còn thành lập các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng về tài chính, kế toán, thuế; trung tâm giới thiệu nguồn nhân lực cho khối doanh nghiệp, trung tâm bồi dưỡng thẩm định giá...
- Không ngừng hoàn thiện QCCTNB cho phù họp với thực tiễn và điều kiện phát triển của Nhà trường...
- Thành lập Hội đồng trường: Đây được xem là một mắt xích quan trọng, một thiết chế không thể thiếu khi trao quyền tự chủ trong quản trị đại học. Hội đồng trường có quyền quyết định về chiến lược, quy hoạch, chính sách đào tạo, nghiên cứu, nhân sự, chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, ngân sách tài chính, đầu tư của nhà trường..
- Nổi bật nhất có thể kể đến là việc Nhà trường luôn chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài chính bằng việc thường xuyên cử các cán bộ làm công tác kế toán đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Mở các lớp tập huấn, bồi dường các chế độ, chính sách mới về quản lý tài chính, nhất là các văn bản mới liên quan đến cơ chế TCTC, giúp cán bộ được cập nhật và nghiên cứu thực hiện đúng, hiệu quả các văn bản pháp lý cùa Nhà nước. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tăng cường bồi dưỡng cán bộ về chính trị, tin học, ngoại ngừ nhằm trang bị kiến thức cần thiết để phục vụ công tác chuyên môn; tận dụng thế mạnh của trường về năng lực thiết bị để nâng cao trinh độ của cán bộ đáp ứng yêu cầu của quản lý tài chính trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin.