Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại trường cao đẳng nghề số 1 bộ quốc phòng (Trang 103)

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong tố chức kế toán tại Trường CĐN số 1 - BQP còn tồn tại một số điểm hạn chế, bất cập Cần tiếp tục hoàn thiện.

Thứ nhất, việc tìm kiếm, huy động các nguồn thu của Nhà trường còn hạn chế.

Từ năm 2018, do ảnh hưởng của chủ trương tái cơ cấu, sắp xếp lại các trường nghề trong quân đội, nên một số ngành nghề hệ đào tạo Cao đẳng của Nhà trường đang bị dừng tuyến sinh, do đó, nguồn thu của Nhà trường cũng giảm đi đáng kể. Việc này đã tác động không nhỏ tới thu nhập của đội ngũ cán bộ, giáo

viên, khiên cho một sô cán bộ, giáo viên phải làm việc “chân trong chân ngoài” đê tạo thêm phần thu nhập bị thiếu hụt, do vậy, chất lượng đào tạo cũng phần nào bị ảnh hưởng.

Thứ hai, vai trò của công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy kế toán và phân công

nhiệm vụ kế toán trong đơn vị chưa được đề cao.

Qua khảo sát thực tế cho thấy qua các năm, nguồn kinh phí tự chủ của Nhà trường ngày một tăng lên, tuy nhiên việc thu nhận, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin về các hoạt động sự nghiệp của Trường chưa được quan tâm một cách cụ thể, từ đó làm giảm khả năng phục vụ cho Ban giám hiệu nhà Trường trong việc quản lý, lập kế hoạch, điều hành, tố chức thực hiện và quản lý các hoạt động sự nghiệp trong nội bộ. Bên cạnh đó, nhiệm vụ của bộ máy kế toán chủ yếu là tạo lập hệ thống thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách. Trong khi đó, việc lập các báo cáo bộ phận, xây dựng hệ thống phân tích thông tin tài chính phục vụ ra quyết định không được coi là nhiệm vụ thường xuyên của bộ máy kế toán (tức là bộ phận kế toán chỉ tập trung làm công tác kế toán tài chính mà không quan tâm đến công tác phân tích kinh tế, kế toán quản trị) nên khả năng tham mưu cho lãnh đạo về khai thác, quản lý tài chính rất hạn chế.

Nhà trường chưa có chính sách đào tạo nhân viên kế toán và chính sách đãi ngộ kịp thời trong khi áp lực công việc lớn, dẫn đến tình trạng các nhân viên, cán bộ kế toán còn chưa thật sự tâm huyết với công việc.

Bên cạnh đó còn có sự chồng chéo trong thực hiện công tác quản lý tài sản, vật tư, trang thiết bị dạy học giữa cán bộ kế toán với cán bộ nhân viên vật chất cua Phòng Đào tạo nên việc đối chiếu số liệu giữa các bộ phận này với nhau không được thực hiện dẫn đến số chi tiết nguyên giá, khấu hao tài sản cố định trên bảng kê danh mục tài sản cố định còn có sự chênh lệch, không thống nhất.

Thứ ba, QCCTNB còn một số định mức chi tiêu chưa cụ thể, chưa phù họp

với thực tiễn.

Một số nội dung chi áp dụng định mức theo quy định cùa Bộ Tài chính như chế độ công tác nước ngoài, công tác trong nước (Thông tư số 102/2012/TT-BTC

ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chê độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do NSNN đảm bảo kinh phí và các quy định khác của Nhà nước; Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và ĐVSN công lập) đã không còn phù hợp với thực tể.

QCCTNB chưa quy định việc thanh toán, chi trả tiền lương và các khoản liên quan đến thanh toán cá nhân được xem xét trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và đánh giá phản hồi từ phía sinh viên. Việc thanh toán tiền lương được căn cứ trên cơ sở hệ số lương cấp bậc và các chế độ phụ cấp theo quy định của Nhà nước, điều này đòi hỏi Nhà trường cần nghiên cứu để ban hành bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ làm căn cứ thanh toán mức lương cụ thể cho từng cán bộ, giảng viên nhằm đảm bảo tính công bằng, tạo ra động lực thúc đẩy cán bộ giảng viên trong công tác nghiên cứu, nâng cao trình độ, đồi mới phương pháp

giảng dạy, nâng cao chất lượng công tác chuyên môn.

Thứ tư, công tác lập dự toán các khoản thu, chi còn chưa sát đúng với tình

hình thực tế tại đơn vị.

Nguồn thu của đơn vị còn phụ thuộc nhiều vào nguồn NSNN cấp và nguồn kinh phí từ BQP, do đó công tác lập dự toán thu, chi các hoạt động từ Ngân sách và dự toán thu, chi các hoạt động dịch vụ còn chưa sát với tình hình thực tế. Ngoài ra, do sự cạnh tranh với các cơ sở đào tạo nghề khác trong tỉnh và khu vực, sự biến động của thị trường lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nên việc dự báo, đánh giá số lượng học sinh, sinh viên tham gia học tập tại Nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn. Công tác quản lý các nguồn thu kểt hợp với việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài chính này còn chưa đi sâu vào ý thức của đội ngủ cán bộ, giáo viên, mà chú yếu chỉ tập trung ở đội ngũ những người làm lãnh đạo.

Thứ năm, một số mẫu chứng từ phục vụ công tác thanh toán chưa được quy

định thống nhất giứa các đơn vị trong trường.

Còn nhiều các nội dung hoạt động Nhà trường chưa quy định mẫu chứng từ chung, do đó chưa có sự thống nhất trong quá trình thanh toán giữa các Khoa,

Phòng, Trung tâm, dẫn đến cán bộ làm công tác tài chính, kế toán phải mất thời gian trong quá trình soát xét. Hơn nữa, công tác kiểm tra chứng từ kế toán chỉ mới được thực hiện thường xuyên ở khâu đầu, còn việc kiểm tra chứng từ lần sau thường dồn vào cuối quý, cuối năm do đó việc phát hiện sai sót thiếu tính kịp thời. Kho lưu trữ chứng từ chật hẹp nên một số chứng từ không được bảo quản cấn thận, gây tình trạng ẩm mốc hoặc mối mọt. Có những chứng từ đã quá thời hạn lưu trữ theo quy định nhưng vẫn chưa được tiêu hủy.

Thứ sáu, một số hạng mục thu chưa mở sổ chi tiết.

Với các hoạt động dịch vụ trong Nhà trường, kế toán không mở số chi tiết theo dõi từng khoản mục đó cho từng hợp đồng (như trông xe, phát hành sách, căng tin, trung tâm dịch vụ việc làm...) nên chưa đảm bảo về yêu càu phân tích, cung cấp thông tin cho cán bộ quản lý. số chi tiết các khoản thu được kế toán viên ghi tách từng nội dung khoản mục; thu học phí từ học sinh sinh viên chưa được tích hợp trên phần mềm kế toán mà kế toán vẫn phải ghi Phiếu thu bằng tay, gây mất thời gian khi phải thêm lượt ghi vào phần mềm kế toán trên máy vi tính.

Thứ bảy, công tác kiểm tra kế toán chưa được thực hiện thường xuyên,

khoa học.

Bộ phận kế toán của Trường không xây dựng kế hoạch kiếm tra và thường không tổ chức bộ phận kiểm tra kế toán riêng mà do các nhân viên kế toán phần hành tự kiếm tra trước khi ghi sổ kế toán, Trưởng phòng Tài chính thường đảm

nhiệm kiếm tra chung định kỳ trước khi lập báo cáo tài chính. Nội dung tự kiếm tra kế toán thường bao gồm các vấn đề như kiểm tra quá trình ghi chép trên các chứng từ, số kế toán, quá trình thiết lập các báo cáo tài chính; kiếm tra trách nhiệm, kết quả công việc của bộ máy kế toán; kiểm tra các chính sách quản lý tài sản và việc sử dụng các nguồn kinh phí cùa Trường,... Mặt khác, do chưa có phương pháp kiếm tra khoa học đã dẫn đến tình trạng ghi chép không chính xác, không đúng chế độ nên chưa kịp thời phát hiện sai sót, làm giảm hiệu quả chất lượng công tác kế toán.

Bộ máy kế toán còn chưa thực sự sáng tạo trong công tác quản lý tài chính, tư duy tài chính thay đổi chậm trong việc thực hiện cơ chế TCTC, do đó chưa phát

huy được tôi đa vai trò tham mưu cho Thủ trưởng, Ban Giám hiệu trong công tác quản lý tài chính, kế toán trong đơn vị.

Thứ tám, việc ứng dụng CNTT trong tố chức kế toán chưa được khai thác

triệt để, hiệu quả.

Hiện nay, phần mềm kế toán mà Trường đang sử dụng chủ yếu chỉ phục vụ cho việc lập các BCTC mà chưa chú trọng đến việc cung cấp, phân tích các thông tin phục vụ nhu cầu quản trị tại Trường. Hầu hết các báo cáo phục vụ cho nhu cầu quản trị tại Trường nếu có thì cũng chỉ được lập thủ công do những bộ phận trực tiếp thực hiện. Mặt khác, một số vấn đề bất cập khác như hệ thống máy vi tính dùng ở Phòng Tài chính mặc dù cũng được chú trọng đầu tư nâng Cấp xong tư vấn thiết kế không tốt và không phải tất cả các nhân viên đều được trang bị đày đủ máy tính dẫn tới việc triển khai thực hiện phần mềm gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên:

- Quan niệm của lãnh đạo đơn vị đối với vai trò của kế toán nói chung kế toán quản trị nói riêng đã có những đồi mới, tuy nhiên việc triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn nên chưa thúc đẩy được nhanh tiến trình tái cơ cấu, hệ thống hoá bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý hơn. Trong khi cơ chế tài chính đã có nhiều thay đối thì bộ phận kế toán chỉ xác định chức năng, nhiệm vụ theo quan điểm truyền thống là tổ chức ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, định kỳ lập báo cáo mang tính hành chính theo quy định vì vậy vai trò của bộ phận tài chính kế toán còn rất hạn chế, khả năng tham mưu cho lãnh đạo về lập kế hoạch thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn.

Đội ngũ những người làm công tác tài chính, kế toán còn chưa chú trọng tới việc lập các báo cáo quản trị để cung cấp thông tin cho lãnh đạo đơn vị một cách kịp thời nhất trong việc ra quyết định. Ngoài ra, họ cũng chưa thật sự quan tâm, sâu sát trong công tác kiếm tra kế toán, kiểm soát nội bộ chu trình công việc, phần hành của đơn vị, dẫn đến những thiếu sót trong công tác này. Việc định hướng tầm quan trọng, vai trò của việc ứng dụng CNTT trong công tác tài chính, kế toán còn chưa được đề cao, do đó công việc của kế toán còn nhiều khâu vẫn phải thực hiện thủ công như những báo cáo phục vụ công tác quản trị...

- Thực hiện Đê án của BQP vê việc cơ câu, săp xêp lại các cơ sở giáo dục, đào tạo trong BQP gây không ít khó khăn cho Nhà trường trong việc tìm kiếm chỉ tiêu tuyến sinh. Thực tế là hiện nay nhà trường đang phải dừng tuyến sinh hệ đào tạo cao đẳng, là một hệ đào tạo mang lại nguồn thu sự nghiệp và các nguồn thu khác có liên quan trong thời gian dài hơn các hệ đào tạo khác, tính chất ốn định cao hơn. Thay vào đó, đội ngũ những người làm lãnh đạo, cán bộ, giáo viên lại phải đi tìm những hướng đi khác để tạo thêm nguồn thu sự nghiệp cho Nhà trường thông qua các lớp sơ cấp nghề, đặc biệt là các lớp liên kết đào tạo nghề cho đối tượng đang là học sinh bậc trung học phổ thông để đảm bảo nguồn thu đủ bù đắp cho các khoản chi phí phát sinh.

- Việc xây dựng QCCTNB, quy chế quản lý tài sản, quy chế giám sát tài chính chưa đạt hiệu quả cao, còn nhiều bất cập, quy chế chi tiêu nội bộ có nội dung còn mang tính hình thức, chưa sát với tình hình biến động giá cả của thị trường, chưa đề ra được các biện pháp tăng thu, tiết kiệm chi, từ đó hạn chế tính chủ động và hiệu quả của quy chế chi tiêu nội bộ. Một số quy chế, quy định được ban hành , tuy nhiên hiệu quả ứng dụng trong thực tiễn không cao, do đó không tiết kiệm được chi. Phương án chi tiền lương, tiền công tăng thêm, tiền vượt giờ cho cán bộ giảng viên vẫn còn hiện tượng cào bằng.

- Nguồn thu của đơn vị là tương đối lớn, cơ bản đáp ứng đủ kinh phí hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên, nguồn thu sự nghiệp chưa mang tính chất bền vững, còn phụ thuộc rất lớn vào chính sách, chế độ của Nhà nước và rất dễ bị biến động do nhu cầu xã hội. Do đó việc xác định, tính toán lập dự toán các nguồn thu từ NSNN và thu từ hoạt động sự nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Bản thân đơn vị cũng chưa đưa ra được các biện pháp hiệu quả để phát triển và đảm bảo nguồn thu này được bền vững, tạo sự ổn định trong tương lai.

Ngoài ra cơ cấu chi tiêu còn chưa hợp lý, trong đó các khoản chi cho chuyên môn nghiệp vụ còn quá cao trong tổng chi thường xuyên của đơn vị, công tác quản lý vật tư, vật chất đào tạo chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí nghiệp vụ chuyên môn. Trong khi đó công tác quản lý còn chưa được sát đúng với nhu cầu thực tế, chủ yếu

vẫn quyết toán theo định mức chi đã định sẵn, không tạo tính chủ động trong việc tiết kiệm khoản chi này.

- Quyền tự chú từ phía Nhà trường còn chưa thực sự được đề cao, chưa thực sự gắn quyền tự chù đi đôi với trách nhiệm của Nhà trường trong việc giáo dục và đào tạo, vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của người học.

- Việc phối hợp giữa bộ phận kế toán và các bộ phận khác trong đơn vị còn chưa chặt chẽ dẫn tới vấn đề luân chuyển, kiểm tra và xử lý chứng từ còn thiếu khoa học. Bên cạnh đó, vấn đề lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán cũng bị phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường. Hơn nữa việc tiêu huỷ chứng từ kế toán là một vấn đề không phải mới đối với chỉ riêng Nhà trường mà còn là vấn đề chung của các cơ quan, đơn vị.

KÉT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này, tác giả đã nêu lên thực trạng tô chức công tác kê toán theo mô hình TCTC tại Trường CĐN số 1- BQP bao gồm công tác về tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, sổ và hình thức kế toán, tổ chức hệ thống báo cáo kế toán, công tác kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kế toán giai đoạn 2017 - 2019. Ngoài ra tác giả đã phân tích đến các nhân tố ảnh hưởng, chỉ ra những ưu điếm, tồn tại, và nguyên nhân của những hạn chế đó, làm căn cứ để viết tiếp nội dung về các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán theo mô hình TCTC tại Trường CĐN số 1- BQP trong thời gian tới.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÔ CHÚC KÉ TOÁN THEO MÔ HÌNH Tự CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẤNG

NGHÈ SỐ 1 - Bộ QUỐC PHÒNG

4.1. Định hướng cùa trường Cao đẳng nghề số 1 - Bộ Quốc Phòng

4.1.1. Định hướng phát triển

Năm 2015, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trường CĐN số 1 - BQP được quy hoạch để phát triển trở thành trường nằm trong Top 45 trường được đầu tư trọng điểm thành trường chất lượng cao đến năm 2021. Căn cứ vào đó, Nhà trường đã xây dựng Đề án xây dựng trường chất lượng cao đến năm 2021. Cũng theo đó, trường CĐN số 1 - BỌP đà được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đào tạo ngày một gia tăng trên thị trường lao động.

Trên cơ sở chiến lược phát triền giáo dục và đào tạo trong Quân đội giai

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại trường cao đẳng nghề số 1 bộ quốc phòng (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)