Phương pháp phân tích tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính tại tổng công ty thương mại hà nội CTCP (Trang 42)

Dựa vào thực tiễn có khá nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp như: phương pháp so sánh, phương pháp phân chia, phương pháp dự đoán, phương pháp thang điểm, phương pháp kinh nghiệm, phương pháp quy hoạch tuyến tính, sử dụng mô hình kinh tế lượng hay dựa vào ý kiến các chuyên gia... Ngoài ra, phương pháp Dupont vẫn được sử dụng tại các doanh nghiệp hiện nay. Đây là một công cụ đơn giản để cung cấp những thông tin và đánh giá cơ bản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; có thế dễ dàng kết nối với các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên. Nhưng phương pháp Dupont vẫn còn tồn tài nhiều hạn chế đặc biệt là:

- Phương pháp Dupont tính toán dựa vào số liệu kế toán cơ bản nhưng thế

không đáng tin cậy;

- Thông thường được áp dụng cho phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu mà không bao gồm chi phí vốn;

- Mức độ tin cậy của mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyêt và sô liệu đâu vào.

Chính vì những hạn chế đó mà trong luận văn này, tác giả lựa chọn phương pháp so sánh làm phương pháp phân tích tài chính xuyên suốt quá trình.

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kinh tế. Phương pháp này đánh giá chỉ tiêu phân tích dựa trên cơ sở chỉ tiêu mẫu có tính thống nhất về cách tính, nội dung kinh tế và đơn vị tính nhằm thấy được sự khác biệt của đối tượng phân tích. Ngoài ra, các chỉ tiêu phải được quy đổi về cùng một quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Trong bài luận văn khi phân tích tình hình tài chính của Hapro giai đoạn 2017-2020, tác giả sử dụng một

số dạng so sánh sau:

a. So sánh bằng số tuyệt đối

Đối với dạng so sánh này được thực hiện bằng cách lấy giá trị của chỉ tiêu hoặc nhân tố ở kỳ nghiên cứu trừ giá trị tương ứng của chúng ở kỳ gốc. Kết quả so sánh có được, nó phản ánh mức độ biến động và xu hướng của chỉ tiêu và nhân tố. Cụ thể: - Trong phân tích tình hình tài sản, tác giả so sánh số tuyệt đối của tiền và các khoản tương đương, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, tài sản dở dang dài hạn,...trong tống tài sản trong giữa các năm liền kề giai đoạn 2017-2020.

- Trong phân tích tình hình nguồn vốn, tác giả so sánh số tuyệt đối của các khoản mục nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu trong tổng nợ phải trả giữa các năm liền kề trong giai đoạn 2017-2020.

- Trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tác giả so sánh số tuyệt đối của các lợi nhuận HĐKD chính, lợi nhuận HĐTC trước lãi vay, lợi nhuận khác trong tổng số lợi nhuận trước lãi vay và thuế giữa các năm liền kề trong giai đoạn 2017-2020.

- Trong phân tích tình hình lưu chuyến tiền tệ, tác giả so sánh số tuyệt đối các chỉ tiêu Tổng số tiền thu từ hoạt động kinh doanh, Tổng số tiền thu từ hoạt động đàu tư, Tổng sổ tiền thu từ hoạt động tài chính giữa các năm liền kề trong giai đoạn 2017- 2020.

b. So sánh băng sô tương đôi

Tác giả áp dụng so sánh số tương đối để nhằm xác định kết cấu và xác định xu hướng, tốc độ biến động tương đối của các thành phần. Cụ thể:

- Trong phân tích tình hình tài sản, tác giả so sánh số tương đối của tiền và các khoản tương đương, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, tài sản dở dang dài hạn,...trong tổng tài sản trong giữa các năm liền kề giai đoạn 2017-2020.

- Trong phân tích tình hình nguồn vốn, tác giả so sánh số tương đối cùa các khoản mục nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hừu trong tổng nợ phải trả giữa các năm liền kề trong giai đoạn 2017-2020.

- Trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tác giả so sánh số tương đối của các lợi nhuận HĐKD chính, lợi nhuận HĐTC trước lãi vay, lợi nhuận khác trong tống số lợi nhuận trước lãi vay và thuế giữa các nàm liền kề trong giai đoạn 2017- 2020.

c. So sánh theo chiều ngang

Trong luận văn, tác giả áp dụng phương pháp so sánh theo chiều ngang đối với phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tác giả so sánh số tương đối và số tuyệt đối của doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,...giữa các năm liền kề trong giai đoạn 2017-2020 để giúp các nhà phân tích nắm được mức độ biến động tăng, giảm của từng chỉ tiêu và bản chất của các nhân tố chù yếu ảnh hưởng tới quá trình sinh lời và trạng thái tài chính của công ty, qua đó có thể đưa ra các kết luận cần thiết cho công tác quản lý.

d. So sánh theo chiều dọc

Trong luận văn, tác giả áp dụng dạng so sánh theo chiều dọc đối với phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tác giả so sánh số tương đối và số tuyệt đối của doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,...giữa các năm liền kề trong giai đoạn 2017-2020 đế thấy sự biến động của chi phí (hoặc lợi nhuận) trên doanh thu, từ đó đánh giá được hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí hoạt

động kinh doanh chính cũng như mức độ đóng góp của các bộ phận lợi nhuận vào tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chung của doanh nghiệp.

Ngoài ra, số liệu của Hapro trong giai đoạn 2017-2020 cũng sẽ được so sánh với một số đon vị hoạt động trong cùng ngành giúp cho việc đánh giá vị thế của doanh nghiệp, đánh giá năng lực cạnh tranh với binh quân chung của ngành hoặc so với chỉ tiêu thực hiện của đối thú cạnh tranh.

2.2.4. Phuong pháp dự báo tài chính

Trong thực tiễn, có hai phương pháp dự báo tài chính:

- Dự báo • •tài chính trên cơ sở kế hoạch hoạt động ” ”chi tiết của doanh nghiệp: 1

Càn cứ từ các định mức chi phí và kế hoạch hoạt động cụ thể, doanh nghiệp lập dự toán tiêu thụ để lần lượt từ đó lập dự toán tiền, dự toán báo cáo kết quả kinh doanh và dự toán bảng cân đối kế toán. Các bản dự toán này thường được lập cho thời gian một năm và chi tiết thành từng quý, tháng, nhằm xác định nhu cầu vốn bổ sung chính xác hơn và cụ thể hơn theo từng thời điểm trong năm.

- Dự báo tài chính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu:

Phương pháp này tập trung vào trực tiếp dự báo các chỉ tiêu báo cáo tài chính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu thay vi nghiên cứu chi tiết từng yếu tố chi phí cũng như các kế hoạch hoạt động cụ thế cùa doanh nghiệp. Phương pháp dự báo tài chính này được thực hiện dựa trên cơ sở giả định các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính thay đổi theo một tỷ lệ nhất định so với mức doanh thu đạt được của doanh nghiệp. Doanh thu thay đồi kéo theo sự thay đổi cúa chi phí kinh doanh và lợi nhuận, từ đó làm thay đổi vốn chủ sở hừu và các tài sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, sẽ có một số khoản mục rất khó xác định mối liên hệ % với doanh thu, như tài sản cố định, trả cổ tức..., trong trường hợp này, ta cần phải xem xét các mục tiêu và các chính sách tài chính và các kế hoạch có liên quan của công ty để tính toán. Bên cạnh đó các báo cáo dự toán có thể linh hoạt điều chỉnh theo mục tiêu cùa công ty. Chính vì vậy dự báo theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu là phương pháp được tác giả lựa chọn trong quá trình dự báo tài chính của Hapro.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đà đề cập đến các vấn đề khái quát các phương pháp nghiên cứu làm sáng tỏ các lý luận liên quan đến phân tích tài chính và dự báo tài chính doanh nghiệp.

Tác giả đã lựa chọn mô hình 5 yếu tố cạnh tranh và mô hình Swot là hai công cụ dùng để phân tích và đưa ra các quyết định chiến lược, giúp cho Tổng công ty xác định được vị thế của minh trên thị trường. Mô hỉnh 5 yếu tố cạnh tranh mang tính vi mô, được sử dụng đề phân tích môi trường cạnh tranh trong một ngành, còn mô hình

Swot lại tương đối vĩ mô, giúp phân tích tiềm năng bên trong Tổng công ty. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh làm phương pháp chủ đạo trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp. Đồng thời khi dự báo tài chính doanh nghiệp, tác giả lựa chọn phương pháp dự báo theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu.

Dựa vào cơ sở lý luận tại chương 1, phương pháp nghiên cứu tại chương 2 sẽ tạo tiền đề cho việc phân tích và dự báo tài chính tại Công Ty cồ Phần Thương Mại Hà Nôi - CTCP.

CHƯƠNG 3: THựC • • TRẠNG PHÂN TÍCH Dự BÁO TÀI

CHÍNH TỐNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI - CTCP

3.1. Tổng quan về Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - CTCP 3.1.1. Giói thiệu chung

Tống công ty thương mại Hà Nội - CTCP (Hapro) là doanh nghiệp kinh doanh

trong các lĩnh vực như:

Xuất nhập khẩu với trọng tâm là các sản phẩm hàng nông sản thực phẩm; Bán buôn thực phẩm;

Bán buôn đồ uống;

Bán buôn sản phẩm thuốc lá, thuốc lào;

Bán buôn thiết bị và linh kiện điện từ, viễn thông;

Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (trừ dược phẩm); Bán buôn thiết bị ngoại vi, máy vi tính và phần mềm;

Kinh doanh thương mại nội địa như: phát triển chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích Haprofood, BRGMart;

• • •

Từ tháng 6/2018, Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội - CTCP (Hapro) đã chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần và là doanh nghiệp thành viên lớn của Tập đoàn BRG. Với thế mạnh sẵn có, cùng sự chi đạo định hướng của Tập đoàn BRG, Hapro tiếp tục đấy mạnh các hoạt động kinh doanh thương mại nội địa với thương hiệu bán lẻ Haprofood/BRGMart, tăng cường thúc đẩy xuất khẩu phấn đấu đưa thương hiệu BRGHapro trở thành một trong những thương hiệu mạnh của Việt Nam và thương hiệu xuất khẩu quốc tế lớn mạnh tại khu vực.

3.1.2. Lịch sử hình thành phát triển

Tổng công ty Thương mại Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 129/2004/QĐ-TTg ngày 14/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty và Quyết định số 125/2004/QĐ-ƯB ngày

11/8/2004 của ƯBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập Tổng công ty Thương mại Hà Nội hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con trên cơ sở sắp xếp lại các

doanh nghiệp nhà nước của Thành phô hoạt động trong lĩnh vực thương mại, trong đó Công ty Sản xuất dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội trực thuộc Sở Thương mại Hà Nội (nay là Sở Công thương Hà Nội) được giao nhiệm vụ đảm nhận chức năng là Công ty Mẹ - Tổng công ty. Hapro chính thức đi vào hoạt động từ tháng

11/2004.

Thực hiện Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về việc chuyển đối công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, tháng 3/2010, Tổng công ty chính thức hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 3466/QĐ- ƯBND của ƯBND thành phố Hà Nội ngày 13/7/2010.

3.1.3. cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Hapro được xây dựng theo sơ đồ sau:

đì 1 xẩ 1--C_______ 1' ___ Nguôn: Bảo cảo thường niên Hapro 20J8

Sơ đô 3.1. Bộ may tô chức quan lý cua Hapro ô r

3.1.4 Cơ câuchức quản của Tông công ty

Cơ cấu tổ chức của Hapro gồm có: - Đại hội đồng cổ đông;

- Hội đồng quản trị; - Ban kiểm soát;

- Ban Tổng giám đốc;

- Các khối phòng ban chức năng: Ban hành chính tổng hợp, Ban quản trị nhân sự, Ban tài chính kế toán, Ban đối ngoại & marketing, Văn phòng pháp chế, Ban

đầu tư & phát triển dự án, Ban quản lý & khai thác tài sản. - Các đơn vị trực thuộc Hapro: 11 đơn vị.• • • 1 •

- Các công tỵ thành viên : Hapro có 21 công ty thành viên.

3.2. Phân tích tổng quan

3.2.1. Phân tích môi trưòìig kinh doanh

Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội - CTCP là một đơn vị hoạt động trong nhiều lĩnh vực, đa ngành, đa nghề. Do giới hạn không gian và thời gian nghiên cứu, tác giả lựa chọn ngành sản xuất thực phẩm, xuất khẩu nông sản của Hapro để phân tích, dự báo và đánh giá tinh hình tài chính. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh được phân tích như sau:

a. Cạnh tranh trong ngành

Cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm và xuất khẩu nông sản phải kể đến có Tổng Công ty Lương thực Miền Nam - CTCP (Vinafood II), Công Ty CP Xuất nhật khẩu Lương Thực - Thực Phẩm Hà Nội (Vinafood I). Lực lượng cạnh tranh trong ngành cũng chỉ tập trung vào các thương hiệu này, ngoài ra vẫn tồn tại một số thương hiệu nhỏ khác nhưng họ không gây ra “mối đe dọa” cạnh tranh lớn như CTCP Lương thực Thực phẩm Safoco, CTCP Xuất nhập khẩu An Giang, CTCP Thực phẩm Nông Sản xuất khẩu Sài Gòn, CTCP Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thực phẩm,... Xét về quy mô thì Hapro có quy mô lớn hơn nhiều so với các DN cùng ngành. Nhưng khi đại dịch Covid-19 đến với thể giới và Việt Nam thì hoạt động sản xuất kinh doanh

trở nên khó khăn, thị phân giữa các thương hiệu lớn đang dân chia nhỏ ra cho các DN biết nắm bắt thời cơ, vận mệnh.

b. Đối thủ tiềm năng

Trong ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm, xuất khẩu lương thực có một số yếu tố ngăn cản các thương hiệu mới tham gia. Nguyên nhân bởi việc phát triển một thương hiệu trong thời gian ngắn là khó. Hoạt động sản xuất đến xuất khẩu đòi hỏi các khoản đầu tư lớn, nguồn lực tài chính lớn. Đe bắt đầu xâm nhập vào thị trường, các thương hiệu địa phương có thể bắt đầu với quy mô nhở hơn. Tuy nhiên, số chi phí đầu tư cho tiếp thị và tuyển dụng lao động chất lượng cao cũng rất cao.

c. Sức mạnh đàm phán của các nhà cung cấp

Sức mạnh của nhà cung ứng trong trường hợp này là rất yếu. Bởi Hapro có thể dễ dàng chuyển đổi từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác, nhưng không có nhà cung cấp nào có thể chuyển đổi khỏi Hapro một cách dễ dàng.

d. Sức mạnh đàm phán của khách hàng

Sức mạnh khách hàng cá nhân trong trường họp Hapro là thấp. Khách hàng cá nhân thông thường sẽ mua sản phẩm với số lượng ít và không tập trung ở một thị trường cụ thể nào. Sức mạnh khách hàng của Hapro tập trung vào các doanh nghiệp bởi các DN họ mua sản phẩm với số lượng lớn. Nhìn chung sức mạnh của khách hàng với thương hiệu Hapro là lớn.

e. Nguy CO’ của sản phấm và dịch vụ thay thế

Số lượng sản phẩm thay thế các sản phẩm của Hapro rất cao. Chi phí chuyển đổi thấp cho khách hàng. Ngoài ra, chất lượng của các sản phẩm thay thế nói chung cũng tốt. Vì vậy, dựa trên những yếu tố này, mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế là rất manh.

3.2.2. Phân tích SWOT của HaproDiem mạnh Diem mạnh

- Vị thế và thương hiệu Tổng công ty

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính tại tổng công ty thương mại hà nội CTCP (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)