Nhóm giải pháp tiết kiệm chi phí

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính tại tổng công ty thương mại hà nội CTCP (Trang 110 - 111)

CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

4.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cùa Tống Công ty Thương

4.2.3. Nhóm giải pháp tiết kiệm chi phí

Như chúng ta đã biết tình trạng lãng phí, thất thoát trong DN là không thể tránh khởi. Điều đó đã đặt ra cho công ty là phải sử dụng chi phí hợp lý, phải làm sao tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Đối với những DN sản xuất kinh doanh chi phí giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Hiếu rõ được vấn đề này, các năm 2017-2020 Hapro đã luôn kiểm soát tốt được chi phí giá vốn hàng bán, tỷ lệ này chỉ dao động từ 85.17% đến 89.64% trên doanh thu. Bên cạnh đó, năm 2020 chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm đến 9.99% trên doanh thu, cao hơn

so với năm 2019 là 3.35%, vi vậy công ty cần phải:

- Tiếp tục rà soát lại cấu trúc, mô hình, định biên, tiền lương chế độ chính sách đối với các đơn vị phù họp với tình hình thực tế.

- Xây dựng kế hoạch chi phí cụ thể, quản lý chặt chẽ tình hình thực hiện chi phí theo kế hoạch, những chi phí nào vượt kế hoạch phải có sự chấp thuận của cấp quản lý.

- Quản lý tốt tài sản, trang thiết bị văn phòng nhằm giảm chi phí sửa chữa, mua sắm. Đồng thời thực hiện tốt chỉ thị tiết kiệm điện của chính phủ để giảm chi phí.

- Sắp xếp lại bộ máy quản lý cho thích hợp với tình hình mới, phân công đúng người, đúng việc, nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cán bộ, công nhân viên, hoàn

thiện bộ máy quản lý. Như vậy mới giảm bớt được chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm gia tăng lợi nhuận cho công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính tại tổng công ty thương mại hà nội CTCP (Trang 110 - 111)