Phân tích các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính tại tổng công ty thương mại hà nội CTCP (Trang 28)

I.3.5.I. Các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của DN thế hiện trên nhiều mặt khác nhau như: khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời và khả năng thanh toán chung. Trên thực tế, có khá nhiều doanh nghiệp mặc dù khả năng thanh toán chung rất cao nhưng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay khả năng thanh toán tức thời, thanh toán nhanh lại không đảm bảo và ngược lại. Chính vì vậy, việc đánh giá khái quát khả năng thanh toán cùa doanh nghiệp phải được xem xét toàn diện, liên kết các khả năng thanh toán với nhau để đánh giá và không được sử dụng

khả năng thanh toán này để bù trừ hay thay thế khả năng thanh toán khác. Cụ thể, tác giả phân tích các chỉ tiêu sau:

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: là chỉ tiêu cho thấy khả nãng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp.

Hệ số khả năng thanh Tài sản ngắn hạn

toán hiện hành Nợ ngắn hạn

(Ngô Kim Phượng và Lê Hoàng Vinh, 2021, trang 234) Nếu trị số này < 1 thì doanh nghiệp không đảm bảo thanh toán được các khoản nợ ngán hạn và ngược lại. Hệ số khả năng thanh toán nọ ngắn hạn mà càng nhở hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng

thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các khoản tương đương tiền. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:

Khả năng thanh toán nhanh

Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Nợ ngăn hạn

(Trần Thị Thanh Tú, 2021, trang 127) Khi trị số của chỉ tiêu này bé hơn 1, doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời: hệ số này cho chúng ta biết với lượng tiền

và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có đù khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không. Hệ số này được xác định theo công thức:

Tiền, khoản tương đương tiền + Chứng khoán thanh khoản

Nợ ngăn hạn

(Trần Thị Thanh Tú, 2021, trang 128) Khi trị số này > 1 thì doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán tức thời và ngược lại khi trị số của chỉ tiêu này <1, doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán tức thời

tức thời nợ ngăn hạn. Trong trường hợp này các nhà quản trị sẽ phải có những biện pháp khẩn cấp đề tránh cho doanh nghiệp không lâm vào tình trạng phá sản.

1.3.5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay

Vốn vay của doanh nghiệp bao gồm các khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn đề phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đe phân tích chỉ tiêu này ta thường xác định các chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp được tính theo kỳ. Tỷ lệ đảm bảo lãi vay, chỉ tiêu này được xác định theo công thức sau:

LNKT trước thuế + Chi phí lãi vay

rp 9 1 /V 4- 2___ 1 _ 2 1

Tỷ lệ đảm bảo lãi vay =

Chi phí lãi vay

(Ngô Kim Phượng và Lê Hoàng Vinh, 2021, trang 243) Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng sinh lời cùa vốn vay càng tốt. Đây là một trong những chỉ tiêu mà các tổ chức tín dụng luôn quan tâm hàng đầu. Nó phản ánh độ an toàn, khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp.

1.3.5.3. Các chỉ số phản ánh khá năng sử dụng tài sản

Đe đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, tác giả sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Hiệu quả sử dụng tài sản: cho phép nhà quản trị, nhà đầu tư đánh giá được hiệu

quả sử dụng tài sản của DN. Chỉ số này thể hiện một đồng vốn đầu tư vào DN đã đem lại bao nhiêu doanh thu, chỉ số này có giá trị càng cao DN sử dụng tài sản càng hiệu quả và ngược lại. Chỉ số được xác định bàng:

Hiệu quả sử dụng tài Doanh thu thuần

sản Tổng tài sản

(Trần Thị Thanh Tú, 2021, trang 93) Ngoài ra, ta có thể phân tích thêm hiệu quả sử dụng tài sản bằng công thức:

Hiệu quả sử dụng tài Doanh thu thuần

sản cố định Tài sản cố định bình quân

(Trần Thị Thanh Tú, 2021, trang 93)

- Vòng quay của tài sản: chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh cùa DN tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này được xác định

bằng công thức:

Vòng quay tông tài Doanh thu thuân

san Tông tài sản bình quân

(Trân Thị Thanh Tú, 2021, trang 93) Vòng quay tông tài sản càng cao chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phân tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ tài sản vận động chậm, có thể có nhiều hàng tồn kho, sản phẩm dở dang, công trình dở dang nhiều. Tuy nhiên, chỉ tiêu này phụ thuộc khá nhiều vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh.

- Vòng quay hàng tôn kho: là sô lân mà hàng tôn kho bình quân luân chuyên trong

kỳ. Vòng quay này càng lớn càng tốt, khi trị số này mà thấp thì phản ánh lượng hàng tồn kho dự trữ còn trong kho nhiều. Vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng công thức

Vòng quay hàng tôn Giá vôn hàng bán

tôn kho binh quân

(Trân Thị Thanh Tú, 2021, trang 91)

- Kỳ luân chuyên hàng tôn kho: sô ngày kỳ luân chuyên hàng tôn kho càng nhỏ thì

tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, hàng tồn kho tham gia vào luân chuyển được nhiều vòng hơn, giúp doanh nghiệp có thể giảm bớt được vốn dự trữ nhưng vẫn đảm bảo vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử vốn tốt hơn.

tôn

Sô ngày trong năm

7 \

(Trân Thị Thanh Tú, 2021, trang 91)

- Vòng quay các khoản phải thu: chỉ sô này càng lớn chứng tỏ tôc độ thu hôi các

khoản phải thu nhanh, vốn DN không bị chiếm dụng. Trong trường họp chỉ số này thấp thì DN đang bị chiếm dụng vốn lớn gây ra thiếu hụt nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều trường hợp buộc DN phải đi vay vốn, huy động thêm vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Vòng quay các khoản phải thu được xác định bằng:

Vòng quay các khoản phải thu

Doanh thu thuần Phải thu bình quân

(Trần Thị Thanh Tú, 2021, trang 91)

I.3.5.4. Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lòi

Khả năng sinh lời của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một đơn vị chi phí hay là yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất. Mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được tính trên một đơn vị càng cao thì khả năng sinh lợi càng cao, dẫn đến hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại; mức lợi nhuận thu được trên 1 đơn vị càng nhở, khả năng sinh lợi càng thấp, kéo theo hiệu quả kinh doanh càng thấp. Vi thế, có thể nói khả năng sinh lợi cùa doanh nghiệp là biếu hiện cao nhất và tập trung nhất của hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đe đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, tác giả sử dụng một số chỉ tiêu như sau:

- Tỷ lệ hoàn vốn ( ROI): đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận trên một đồng vốn đầu

tư vào doanh nghiệp, được xác định bằng công thức:

Tổng LNKT trước thuế và lãi vay ROI

Tổng VCSH

(Ngô Kim Phượng và Lê Hoàng Vinh, 2021, trang 244) Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tốt, đó là nhân tố hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh.

- Tỷ suất sinh lợi của trên chủ sở hữu( ROE): là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn

đầu tư của chủ sở hữu vào doanh nghiệp đem lại cho chủ sở hữu bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đà trù’ đi thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

(Ngô Kim Phượng và Lê Hoàng Vinh, 2021, trang 252) Lợi nhuận ròng

Vốn chủ sở hữu binh quân

Chỉ tiêu nàỵ càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vôn chủ sở hữu tôt, góp phân nâng cao khả năng đầu tư cùa chủ doanh nghiệp. Đó là yếu tố giúp nhà quản trị tăng vốn chú sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ( Return on assets - ROA): chỉ tiêu này cho biết bình quân một đon vị tài sản sử dụng trong quá trinh kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. ROA được xác định bằng công thức:

Trong đó:

Hê số sinh lơi cơ bản• •

Chi phí lãi vay đã khấu trừ Lợi nhuận ròng +

thuế thu nhập

của tài sản Tổng tài sản bình quân

Trị số này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn và ngược lại.

Tổng tài sản bình Tổng tài sản đầu năm + Tổng tài sản cuối năm

quân 2

(Ngô Kim Phượng và Lê Hoàng Vinh, 2021, trang 249)

Phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc đánh giá khái quát khả năng sinh lợi mà còn phải xem xét cả tinh hình tăng trưởng về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tình hình tăng trưởng về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp cũng được xem xét cả về xu hướng, tốc độ và nhịp điệu tăng trưởng.

1.3.5.5. Phân tích các chỉ tiêu thị trường

a. Chỉ số P/E

Chỉ số P/E (viết tắt của chỉ số Price to Earning ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cố phiếu (Price) và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).

Công thức tính chỉ số P/E: P/E

Giá thị trường mỗi cổ phiếu

Thu nhập trên một cổ phiêu (EPS)

(Ngô Kim Phượng và cộng sự, 2021, trang 264)

Ý nghĩa của chỉ số P/E: Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một

đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu. Hay, bạn sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho cổ phiếu của 1 doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận (thu nhập) của doanh nghiệp đó. Thông

thường, chi sô P/E cao thê hiện sự kỳ vọng của nhà đâu tư vê việc tăng trưởng thư nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai.

Ưu, nhược điềm của phương pháp P/E

- Chỉ cần vài bước đơn giản, bạn có thề dễ dàng tính được chỉ số P/E của doanh nghiệp.

- Do đó chỉ số này được rất nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường sử dụng. - Chỉ số P/E vừa phản ánh kết quả hoạt động của công ty (EPS) và tâm lý thị trường (Price), do đó đây là chỉ số tuyệt vời để định giá đơn giản doanh nghiệp. Theo đó, cổ phiếu có thể tăng giá trong tương lai khi EPS tăng (P/E không đổi) hoặc mức khi vọng của nhà đầu tư với cổ phiếu tãng (P/E tăng).

b. Chỉ số P/B

Chỉ số P/B (Price to Book ratio) là 1 chỉ số tài chính quan trọng, được sử dụng để so sánh giá của cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó.

Công thức tính:

P/B

Giá thị trường một cô phiêu Giá trị sổ sách một cổ phiếu

(Ngô Kim Phượng và cộng sự, 2021, trang 263) Ý nghĩa của chỉ số P/B: Chỉ số P/B cho biết giá cổ phiếu đang cao gấp bao nhiêu lần so với giá trị ghi số của doanh nghiệp.

Cách tính chỉ số P/B

Đê tính chỉ sô P/B, bạn cân xác định 2 yêu tô câu thành là: Giá thị trưòng (Price) và Giá trị ghi sổ trên 1 cổ phiếu (Book Value per Share).

Trong đó: Giá trị ghi sổ trên 1 cổ phiếu = (Tổng giá trị tài sản - Giá trị tài sản vô hình - Nợ) / Số lượng cổ phiếu lưu hành

Giá trị ghi số cho chúng ta biết: giá trị tài sản (hữu hình) của doanh nghiệp còn lại là bao nhiêu, nếu ngay lập tức doanh nghiệp ngừng hoạt động, không kinh doanh nữa.

Z » £ 9 , - 2

Uu điêm của chỉP/B: Giá trị ghi sô thường luôn dương, nên có thê áp dụng

để định giá những doanh nghiệp thua lỗ. Giá trị ghi sổ thường ổn định hơn EPS. Do

đó, trong nhiêu trường hợp, khi EPS biên động quá lớn, thì việc áp dụng P/B đê xem xét sẽ hiệu quả hơn.

Hạn chế của chí số P/B: Chỉ số P/B chỉ phản ánh giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Chỉ số không tính đến các tài sản vô hình như: thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác... Đây đều là những lợi thế cạnh tranh vô hình nhưng có tầm ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh càng lớn thì càng có nhiều lợi thế trong việc đàm phán với khách hàng, đối tác, hay nhà cung cấp. Điều đó giúp doanh nghiệp có 1 biên lợi nhuận ở mức cao hơn so với trung bình ngành và duy trì ổn định trong một thời gian dài. Giá trị ghi sổ có thể không phản ánh đúng giá trị thị trường của tài sản.

1.4. Cơ sỏ’ lý luận về dự báo tình hình tài chính doanh nghiệp

1.4.1. Khái niệmý nghĩa dự báo tài chính doanh nghiệp

Dự báo tài chính là việc dự báo chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp và xác định nhu cầu vốn bố sung cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho một giai đoạn nhất định trong tương lai; là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan giúp cho doanh nghiệp xác định được hướng đi đúng đắn. Dự báo tài chính có ý nghĩa đối với cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp:

- Đổi với bên trong doanh nghiệp: dự báo tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp

xác định được hướng đi, kiếm soát các hoạt động của doanh nghiệp đế đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, dự báo tài chính còn giúp doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch tài chính để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh.

- Đổi với bên ngoài doanh nghiệp: dự báo tài chính giúp các đối tượng sử dụng

thông tin đánh giá cụ thể hơn về triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp từ đó có các quyết định hợp lý đế giảm thiểu rủi ro. Dự báo tài chính còn là căn cứ quan trọng để xác định rủi ro.

1.4.2. Quy trình về dự báo tài chính doanh nghiệp

Quy trình lập kế hoạch tài chính có thề chia làm 3 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1: Thu thập và phân tích thông tin. Thông tin được lây từ các nhân tô bên ngoài cũng như các nhân tố bên trong doanh nghiệp.

- Giai đoạn 2: Soạn thảo dự báo. Trên cơ sở tài liệu thông tin, số liệu phân tích tiến hành dự báo về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Giai đoạn 3: Hoàn chỉnh dự báo tài chính doanh nghiệp dựa trên báo cáo kết quả

kinh doanh, bao gồm các công đoạn:

+ Xem xét kết quả tài chính dự tính với mục tiêu ban đầu.

4- Xem xét mức độ họp lý cùa những giả thiết kinh tế được dùng để dự đoán, phát hiện những sai sót trong những thông tin hoặc những khiếm khuyết trong các hoạt động.

1.4.3. Nội dung dự báo tài chính doanh nghiệp

I.4.3.I. Dự báo các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh

Các bước để lập dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh như sau:

Bước 1: Dự báo doanh thu.

Dự báo doanh thu là vấn đề cực kỳ quan trọng, bởi lẽ doanh thu là điểm khởi đầu chi phối, hầu hết các vấn đề tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Dự báo

doanh thu là vấn đề phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố như: - Triển vọng của nền kinh tế.

- yếu tố lạm phát.

- Khả năng cạnh tranh và thị phần.

- Chính sách marketing, tín dụng với khách hàng. - Chính sách giá cả.

Bước 2: Dự kiến tỷ lệ các chi phí trên doanh thu bằng cách xác định tỷ lệ chi phí trên

doanh thu cùa kỳ trước, từ đó có thế điều chỉnh thích hợp dự kiến cho kỳ này. Sau khi tiến hành dự báo doanh thu năm tới, doanh nghiệp cần xác định tỷ trọng (%) cùa các chi phí (chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính tại tổng công ty thương mại hà nội CTCP (Trang 28)