Dự báo tài chính là việc dự báo chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp và xác định nhu cầu vốn bố sung cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho một giai đoạn nhất định trong tương lai; là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan giúp cho doanh nghiệp xác định được hướng đi đúng đắn. Dự báo tài chính có ý nghĩa đối với cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp:
- Đổi với bên trong doanh nghiệp: dự báo tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp
xác định được hướng đi, kiếm soát các hoạt động của doanh nghiệp đế đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, dự báo tài chính còn giúp doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch tài chính để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh.
- Đổi với bên ngoài doanh nghiệp: dự báo tài chính giúp các đối tượng sử dụng
thông tin đánh giá cụ thể hơn về triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp từ đó có các quyết định hợp lý đế giảm thiểu rủi ro. Dự báo tài chính còn là căn cứ quan trọng để xác định rủi ro.
1.4.2. Quy trình về dự báo tài chính doanh nghiệp
Quy trình lập kế hoạch tài chính có thề chia làm 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Thu thập và phân tích thông tin. Thông tin được lây từ các nhân tô bên ngoài cũng như các nhân tố bên trong doanh nghiệp.
- Giai đoạn 2: Soạn thảo dự báo. Trên cơ sở tài liệu thông tin, số liệu phân tích tiến hành dự báo về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Giai đoạn 3: Hoàn chỉnh dự báo tài chính doanh nghiệp dựa trên báo cáo kết quả
kinh doanh, bao gồm các công đoạn:
+ Xem xét kết quả tài chính dự tính với mục tiêu ban đầu.
4- Xem xét mức độ họp lý cùa những giả thiết kinh tế được dùng để dự đoán, phát hiện những sai sót trong những thông tin hoặc những khiếm khuyết trong các hoạt động.
1.4.3. Nội dung dự báo tài chính doanh nghiệp
I.4.3.I. Dự báo các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh
Các bước để lập dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh như sau:
Bước 1: Dự báo doanh thu.
Dự báo doanh thu là vấn đề cực kỳ quan trọng, bởi lẽ doanh thu là điểm khởi đầu chi phối, hầu hết các vấn đề tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Dự báo
doanh thu là vấn đề phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố như: - Triển vọng của nền kinh tế.
- yếu tố lạm phát.
- Khả năng cạnh tranh và thị phần.
- Chính sách marketing, tín dụng với khách hàng. - Chính sách giá cả.
Bước 2: Dự kiến tỷ lệ các chi phí trên doanh thu bằng cách xác định tỷ lệ chi phí trên
doanh thu cùa kỳ trước, từ đó có thế điều chỉnh thích hợp dự kiến cho kỳ này. Sau khi tiến hành dự báo doanh thu năm tới, doanh nghiệp cần xác định tỷ trọng (%) cùa các chi phí (chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí lãi vay...) với doanh thu dự báo.
Bước 3: Trên cơ sở xác định các yếu tố trên, dự kiến sơ bộ Bảng kết quả kinh doanh.
I.4.3.2. Dự báo các chỉ tiêu trên Bảng cân đôi kê toán
Sau khi dự báo được các trên báo cáo kết quả kinh doanh, ta tiến hành dự báo các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán qua các bước sau:
Bước ỉ: Dự kiến nhu cầu tài sản tăng thêm.
Lập dự báo Bảng cân đối kế toán theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu dựa trên cơ sở nguyên lý mối liên hệ giữa doanh thu và tài sản, tài sản và nguồn tài trợ để cân đối với nhu cầu. Đế tăng doanh thu đòi hỏi phải gia tăng tài sản tương ứng tạo ra nền tảng cho việc tăng doanh thu.
- Tài sản cố định sẽ không nhất thiết phải thay đổi tương ứng với tốc độ tăng doanh thu (đặc biệt là khi công ty hoạt động chưa huy động tối đa công suất năng lực sản xuất hiện có).
- Tài sản lưu động hay tài sản ngắn hạn là những tài sản như tiền mặt, nợ phải thu, nguyên liệu được mua để sản xuất và bán đi dưới dạng thành phẩm. Theo quan điếm thống kê và kế toán, tài sản lưu động bao gồm tất cả những tài sản được sử dụng vào mục đích kinh doanh trong khoảng thời gian dưới một năm. Nhìn chung, tài sản lưu động có khả năng thanh toán, tức khả năng chuyển đổi thành tiền mặt, cao hơn tài sản cố định và đa phần sẽ thay đối tương ứng với doanh thu. Khi cỏ sự biến động về doanh thu thi thông thường lập tức kéo theo sự biến động vốn bằng tiền, khoản phải thu và hàng tồn kho.
Bước 2: Dự báo về nguồn tài trợ và cân đối với nhu cầu
Khi tài sản tăng lên thì nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cũng tăng lên. số tài sản tăng thêm sẽ được tài trợ bằng nhừng phương thức nhất định như sau:
Thứ nhất: số vốn thiếu hụt trước tiên sẽ được bù đắp bởi các khoản phải trả nhà
cung cấp và các khoản nợ phải trả khác phát sinh tự động có tính chất chu kỳ.
Thứ hai: Nếu vẫn chưa đủ, số vốn thiếu hụt đó sẽ được tài trợ từ nguồn vốn bên
ngoài bằng cách vay vốn hoặc phát hành thêm cổ phiếu thường bán ra công chúng... tùy thuộc vào các chiến lược tài trợ của doanh nghiệp.
I.4.3.3. Dự báo các chỉ sô tài chính
Sau khi dự báo được báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, ta sẽ tiến hành tính toán dự báo một số chỉ số tài chính như sau: Khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán nhanh, hệ số nợ trên tồng nguồn vốn, hệ số nợ trên vốn chủ
sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Mở đầu chương 1, luận văn giới thiệu tổng quan các công trình nghiên cứu về phân tích và dự báo tình hình tài chính của DN đến thời điểm hiện tại. Tác giả đã nêu ra những vấn đề còn hạn chế trong các nghiên cứu trước đây, từ đó luận văn của tác giả sẽ hướng đến lấp đầy những khoảng trống các nghiên cứu trên bằng cách phân tích và dự báo tài chính tại Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội - CTCP.
Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến các vấn đề cơ bản được sử dụng trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm: khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp, nhiệm vụ, các nhân tố ảnh hưởng, quy trình phân tích, nội dung phân tích và dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Nội dung phân tích tài chính được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau nhưng tập trung lại thì chỉ có phân tính các chỉ số tài chính, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, phân tích lưu chuyển tiền tệ, phân tích hiệu quả sử dụng vốn, rủi ro tài
chính và các chỉ tiêu thị trường.
Ngoài ra, trong chương này còn đề cập đến một số hạn chế của việc phân tích tài chính thông qua các chỉ số tài chính như việc phân tích đối với các công ty lớn hoạt động đa ngành nghề, yếu tố lạm phát; yếu tố mùa vụ, các phương pháp kế toán... Vì thế việc đánh giá các chỉ số tài chính cần phải được xem xét vận dụng linh hoạt trong các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể đề có được những đánh giá đúng đắn.
CHƯƠNG 2: THIÉT KÉ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.1.1. Xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu
Phân tích và dự báo tài chính Tổng công ty thương mại Hà Nội - CTCP từ năm 2017 đến năm 2020 nhàm đánh giá tình hình tài chính của Hapro, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Hapro.
2.1.2. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của tác giả được thực hiện qua sơ đồ sau:
Nguôn: Tác giả đê xuât
Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu
2.1.3. Thu thập dữ liệu
- Thu thập số liệu lý thuyết về chính sách, quy định của nhà nước có liên quan đến tình hình tài chính của Công ty.
- Thu thập số liệu từ nội bộ Công ty
4- Tài liệu giới thiệu về Tổng công ty thương mại Hà Nội - CTCP; 4- Báo cáo đại hội đồng cổ đông;
4- Báo cáo tài chính của HAPRO năm 2017, 2018, 2019, 2020. - Thu thập số liệu từ các công ty cùng ngành.
4- Công ty CP Thực phẩm Nông Sản xuất khẩu Sài Gòn. 4- Công ty CP XNK An Giang.
4- Công ty CP Lương thực Thực phẩm Safoco.
4- Công ty CP XNK Lương Thực - Thực Phẩm Hà Nội.
4- Công ty CP Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thực phẩm.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp phân tích môi trường ngành
Phân tích môi trường ngành là phân tích các yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích môi trường ngành của doanh nghiệp, tác giả sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh cùa Micheál Porter. Mô hình này đề cập đến 5 yếu tổ cạnh tranh bao gồm:
- Cạnh tranh trong ngành; - Đối thủ tiềm năng;
- Sức mạnh của nhà cung cấp; - Sức mạnh của khách hàng;
- Nguy cơ của sản phẩm và dịch vụ thay thế.
Đây là những tác nhân bên ngoài, không phải là những tác nhân đến từ nội bộ công ty. Hiểu rõ 5 yếu tố cạnh tranh của Micheál Porter sẽ giúp cho DN điều chỉnh các chiến lược kinh doanh, thúc đẩy lợi nhuận tăng lên và gia tăng thu nhập cho các nhà đầu tư của mình.
2.2.2. Phương pháp phân tích SWOT
Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Chính vì vậy, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp bạn có cái nhỉn tổng thế không chỉ về chính doanh nghiệp mà còn những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp.
SWOT là viết tắt cùa 4 từ Tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình (hay ma trận ) phân tích kinh doanh nổi tiếng cho doanh nghiệp.
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích các cơ hội và thách thức mà Hapro đang gặp phải, kết hợp với phân tích tình hình tài chính từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhất giúp cho Tống công ty tận dụng tối đa lợi thế giúp DN đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
2.2.3. Phương pháp phân tích tài chính
Dựa vào thực tiễn có khá nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp như: phương pháp so sánh, phương pháp phân chia, phương pháp dự đoán, phương pháp thang điểm, phương pháp kinh nghiệm, phương pháp quy hoạch tuyến tính, sử dụng mô hình kinh tế lượng hay dựa vào ý kiến các chuyên gia... Ngoài ra, phương pháp Dupont vẫn được sử dụng tại các doanh nghiệp hiện nay. Đây là một công cụ đơn giản để cung cấp những thông tin và đánh giá cơ bản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; có thế dễ dàng kết nối với các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên. Nhưng phương pháp Dupont vẫn còn tồn tài nhiều hạn chế đặc biệt là:
- Phương pháp Dupont tính toán dựa vào số liệu kế toán cơ bản nhưng có thế
không đáng tin cậy;
- Thông thường được áp dụng cho phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu mà không bao gồm chi phí vốn;
- Mức độ tin cậy của mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyêt và sô liệu đâu vào.
Chính vì những hạn chế đó mà trong luận văn này, tác giả lựa chọn phương pháp so sánh làm phương pháp phân tích tài chính xuyên suốt quá trình.
Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kinh tế. Phương pháp này đánh giá chỉ tiêu phân tích dựa trên cơ sở chỉ tiêu mẫu có tính thống nhất về cách tính, nội dung kinh tế và đơn vị tính nhằm thấy được sự khác biệt của đối tượng phân tích. Ngoài ra, các chỉ tiêu phải được quy đổi về cùng một quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Trong bài luận văn khi phân tích tình hình tài chính của Hapro giai đoạn 2017-2020, tác giả sử dụng một
số dạng so sánh sau:
a. So sánh bằng số tuyệt đối
Đối với dạng so sánh này được thực hiện bằng cách lấy giá trị của chỉ tiêu hoặc nhân tố ở kỳ nghiên cứu trừ giá trị tương ứng của chúng ở kỳ gốc. Kết quả so sánh có được, nó phản ánh mức độ biến động và xu hướng của chỉ tiêu và nhân tố. Cụ thể: - Trong phân tích tình hình tài sản, tác giả so sánh số tuyệt đối của tiền và các khoản tương đương, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, tài sản dở dang dài hạn,...trong tống tài sản trong giữa các năm liền kề giai đoạn 2017-2020.
- Trong phân tích tình hình nguồn vốn, tác giả so sánh số tuyệt đối của các khoản mục nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu trong tổng nợ phải trả giữa các năm liền kề trong giai đoạn 2017-2020.
- Trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tác giả so sánh số tuyệt đối của các lợi nhuận HĐKD chính, lợi nhuận HĐTC trước lãi vay, lợi nhuận khác trong tổng số lợi nhuận trước lãi vay và thuế giữa các năm liền kề trong giai đoạn 2017-2020.
- Trong phân tích tình hình lưu chuyến tiền tệ, tác giả so sánh số tuyệt đối các chỉ tiêu Tổng số tiền thu từ hoạt động kinh doanh, Tổng số tiền thu từ hoạt động đàu tư, Tổng sổ tiền thu từ hoạt động tài chính giữa các năm liền kề trong giai đoạn 2017- 2020.
b. So sánh băng sô tương đôi
Tác giả áp dụng so sánh số tương đối để nhằm xác định kết cấu và xác định xu hướng, tốc độ biến động tương đối của các thành phần. Cụ thể:
- Trong phân tích tình hình tài sản, tác giả so sánh số tương đối của tiền và các khoản tương đương, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, tài sản dở dang dài hạn,...trong tổng tài sản trong giữa các năm liền kề giai đoạn 2017-2020.
- Trong phân tích tình hình nguồn vốn, tác giả so sánh số tương đối cùa các khoản mục nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hừu trong tổng nợ phải trả giữa các năm liền kề trong giai đoạn 2017-2020.
- Trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tác giả so sánh số tương đối của các lợi nhuận HĐKD chính, lợi nhuận HĐTC trước lãi vay, lợi nhuận khác trong tống số lợi nhuận trước lãi vay và thuế giữa các nàm liền kề trong giai đoạn 2017- 2020.
c. So sánh theo chiều ngang
Trong luận văn, tác giả áp dụng phương pháp so sánh theo chiều ngang đối với phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tác giả so sánh số tương đối và số tuyệt đối của doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,...giữa các năm liền kề trong giai đoạn 2017-2020 để giúp các nhà phân tích nắm được mức độ biến động tăng, giảm của từng chỉ tiêu và bản chất của các nhân tố