Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố hải phòng (Trang 39 - 42)

Để đánh giá NLCT cấp tỉnh, hiện nay có hai nhóm tiêu chí bản để đánh giá: Một là, đánh giá dựa trên hiệu quả nâng cao NLCT cấp tỉnh; Hai là, đánh giá dựa theo chỉ số NLCT cấp tỉnh.

Ở nhóm tiêu chí đánh giá đầu tiên, các tiêu chí đánh giá dựa trên hiệu quả

nâng cao NLCT cấp tỉnh. Các tiêu chí ở đây được xây dựng dựa trên cơ sở của nội dung nâng cao NLCT cấp tỉnh để hình thành bộ tiêu chí đánh giá bao gồm: Tiêu chí về cải cách TTHC; Tiêu chí về quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng; Tiêu chí về thúc đẩy hên kết thị trường; Tiêu chí về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp;

Tiêu chí về đồng hành cùng DN của chính quyền. Các tiêu chí này sẽ được thực hiện thơng qua việc theo dõi và tổng kết các hoạt động nâng cao NLCT cấp tỉnh của địa phương cần đánh giá.

Đối với tiêu chí về cải cách TTHC. Việc đánh giá sẽ căn cứ theo tinh hinh thực tế triển khai hoạt động cải cách tại tỉnh đó theo các chính sách, chủ trương từ cấp trên ban hành xuống như các hoạt động cải cách được áp dụng trong giai đoạn mới “một cửa liên thông”, “DVC trực tuyến”,... đã được triển khai đồng bộ trên

toàn tỉnh và đạt được bao nhiêu phân trăm hoặc có tiên độ đên thời điêm đánh giá với kết quả ra sao. Đánh giá về cải cách TTHC còn nằm ở việc đánh giá sự sáng tạo trong cải cách TTHC của từng địa phương nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đối với tiêu chí về quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng. Tiêu chí này đánh giá về sự đồng bộ trong quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng cùa địa phương. Tiến độ trong việc thực hiện các dự án của tỉnh cũng như giải ngân hoặc cấp vốn cho các dự án để kịp hoàn thành tiến độ xây dựng của tỉnh. Tiêu chí này cũng đánh giá đến việc quy hoạch, xây dựng các hệ thống đường xá, khu vực dân cư,... một cách thơng minh có tổ chức và hệ thống của địa phương.

Đối với tiêu chí về thúc đấy liên kết thị trường. Tiêu chí này được coi là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả nâng cao NLCT cấp tỉnh cùa một địa phương. Bởi vì ngồi việc cạnh tranh từ những điều kiện tự nhiên, điều kiện sẵn có của tỉnh thì việc thúc đẩy liên kết thị trường tốt sè giúp địa phương thu hút được đầu tư từ các nhà đầu tư vào địa phương minh. Đồng thời việc đánh giá dựa trên tiêu chí này cịn góp phần so sánh hiện tượng xé rào trong cạnh tranh giữa các địa phương với nhau.

Đối với tiêu chí về cơ chế, chính sách hỗ trợ DN. Đánh giá NLCT cấp tỉnh dựa trên tiêu chí này chủ yếu là việc đánh giá địa phương áp dụng chính sách pháp

luật và các quy định của nhà nước trong việc hỗ trợ DN ra sao. Bởi vi, các cơ chế, chính sách tù’ trên ban xuống là các cơ chế chính sách cứng, việc vận dụng cho phù hợp với tình hình từng tỉnh là sự linh động của chính quyền địa phương.

Đối với tiêu chí về đồng hành cùng DN của chính quyền. Đây được coi là một tiêu chí mở rộng cho việc nâng cao NLCT cấp tỉnh, bởi lẽ không có quy định khung, hay những điều kiện cứng nhắc cho sự đồng hành cùng DN của chính quyền. Mỗi địa phương khác nhau, dưới mồi vị lãnh đạo khác nhau sè có những sự đồng hành với DN khác nhau. Việc đánh giá sè căn cứ trên cơ sở nhừng nhu cầu của DN được giải quyết, các khó khăn vướng mắc của DN tuỳ theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội khác nhau được tạo điều kiện khác nhau. Các DN hài lòng

và mong mn găn bó phát triên cùng địa phương là thành cơng của chính qun địa phương trong việc đồng hành cùng DN.

Ở nhóm tiêu chí đánh giả thứ hai, tiêu chí đánh giá dựa trên chỉ số NLCT

cấp tỉnh. Các tiêu chí dùng để đánh giá NLCT cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay tập trung chính vào 10 chỉ số thành phần của chỉ số PCI, tương ứng với 10 tiêu chí đánh giá NLCT cấp tỉnh. Chỉ số PCI có nguồn gốc từ Việt Nam và PCI chính là chỉ số tin cậy nhất cho đến thời điểm hiện tại, được sử dụng làm thước đo thực hiện nội dung và mục tiêu của đơn vị, là căn cử đánh giá NLCT cấp tỉnh của các tỉnh, thành trên cả nước. Mặc dù vậy, việc đánh giá NLCT cấp tỉnh của các địa phương dựa vào chỉ số PCI không phải là điều dễ thực hiện, do các yếu tố điều kiện tự nhiên, nguồn lực,... hay mơi trường kinh doanh, chính sách của mỗi địa phương là khác nhau sẽ tác động khác nhau đến NLCT cấp tỉnh.

Như vậy, để đánh giá và xếp hạng được NLCT cấp tỉnh các địa phương cần phải tiến hành thu thập dữ liệu bằng phiếu hỏi hoặc từ các nguồn đã công bố với chủ thề điều tra là các là DN hoạt động trên địa bàn của các tỉnh, thành. Sau khi thu thập được dữ liệu sẽ tiến hành tính tốn 10 chi số thành phần và chuấn hóa kết quả theo thang điểm 10. Cuối cùng là tính trọng số cho chỉ số PCI trung bình của 10 chỉ số thành phần trên thang điểm 100. Mầu khảo sát ở đây là mẫu được DN lựa chọn ngẫu nhiên sau khi đã được phân tầng theo các tiêu chí: tuổi của DN, loại hình kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Việc phân tầng này với mục đích đảm bảo tính đại diện về thời gian hoạt động, loại hình pháp lý, ngành nghề hoạt động của DN tại từng tỉnh. Hằng năm, khi thực hiện khảo sát các DN tại các tỉnh VCCI dựa trên 2 mẫu phiếu trong đó 01 mẫu dùng cho DN dân doanh và 01 mẫu dành cho DN có vốn đầu tư nước ngồi. Riêng năm 2019, có sự thay đổi, mẫu khảo sát được thực hiện theo 3 mẫu phiếu trong đó 02 mẫu dùng cho DN dân doanh và 01 mẫu cho DN có vốn đầu tư nước ngoài. Từ những bộ câu hởi trong từng mẫu phiếu, sẽ tổng hợp và đưa vào thành 10 tiêu chí khác nhau bao gồm: Chi phí gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai; Tính minh bạch; Chi phí thời gian; Chi phí khơng chính thức; Cạnh tranh bình đẳng; Tính năng động; DV hỗ trợ DN; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp

lý. Từ 10 tiêu chí này và căn cứ vào điêm sơ của từng tiêu chí có thê đánh giá được

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố hải phòng (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)