Thực trạng thúc đây liên kêt thị trường

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố hải phòng (Trang 81 - 86)

11 Tháng các nầm so vởi cùng kỳ

3.2.3. Thực trạng thúc đây liên kêt thị trường

Với những điều kiện thuận lợi về địa lý tự nhiên cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được hồn thiện, Hải Phịng phải trở thành một thành phố cảng quan trọng xứng tầm với những lợi thế cạnh tranh hiện có và thu hút được nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đến đầu tư, kinh doanh. Đồng thời, Hải Phịng cũng cần có chọn lọc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngồi nhằm hình thành và phát triển các khu cơng nghiệp sinh thái, bảo đảm hài hòa giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ và bảo vệ môi trường. Thực tế, Hải Phịng đã có những kết quả nhất định trong việc thúc đấy liên kết thị trường, kêu gọi đầu tư vào đa lĩnh vực, từng lĩnh vực riêng đều được chú trọng, quan tâm, đầu tư và có những chính sách kêu gọi riêng theo từng hạng mục. Trong đó, có phân chia danh mục đề dễ dàng, thuận tiện cho việc kêu gọi đầu tư là: danh mục dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2016-2020 và danh mục các dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức ppp giai đoạn 2016-2020. Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư được cập nhật cơng khai trên website chính thức của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng.

Hải Phòng cũng triển khai kênh kết nối đầu tư và tổ chức các chương trinh, hội thảo kết nối đầu tư với các DN trong và ngoài nước. Đồng thời, chia sẻ trên cổng thông tin điện tử của Sở Ke hoạch và Đầu tư Hải Phòng danh sách, số lượng các DN trong nước tại Hải Phòng muốn kết nối với các DN nước ngoài và ngược lại. Ngoài ra, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng còn tố chức các chương trình gặp mặt, ghép cặp các DN trong nước và DN nước ngồi tại Hải Phịng gặp gỡ, giao lưu theo các khung giờ khác nhau đề đảm bảo việc trao đổi đạt được kết quả cao nhất.

Các thông tin trên đều được đăng tải công khai trên cổng thông tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Việc triển khai các hoạt động kết nối cũng như duy trì kênh thơng tin kết nối DN hiệp trên website chính thức cùa Hải Phịng góp phần tích cực đến sự liên kết và thúc đẩy liên kết thị trường tại Hải Phòng.

Hải Phòng cũng tích cực kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn ODA, NGO và đề xuất các chương trình, dự án sử dụng các nguồn vốn trên. Ngoài tiếp nhận các nguồn vốn, Hải Phòng còn đẩy mạnh các hoạt động đầu tư ra nước ngồi với hình thức đầu

tư trực tiêp (FDI). Các hoạt động này đêu được quy định cụ thê vê TTHC, trình tự giải quyết, hồ sơ thực hiện và được đăng tải công khai trên các trang website chính thức của Hải Phịng, đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng.

Bảng 3.3. Nguồn vốn ODA tại Hải Phòng trong giai đoạn 2018-2020

(Đơn vị: tỷ đồng)

X-------------------7

Năm Tổng số vốn ODA

đưọc giao Giải ngân Chênh lêch

2018 1.514 946 568

2019 216 199,6 16,4

10/2020 1.800 900 900

(Ngiỉơn: Thơng kê của Sở Tài chính Hải Phịng)

Theo Sở Tài chính, năm 2018, tổng số vốn vay ODA được bố trí kế hoạch của Hải Phịng là 1.514 tỷ đồng, đã giải ngân 946 tỷ đồng, bằng 62,5% kế hoạch, số vốn còn lại chưa giải ngân là 568 tỷ đồng, tương ứng với 37,5% kế hoạch giao. Năm 2019, tổng số vốn vay ODA được Thủ tướng Chính phủ giao kể hoạch cho Hải Phòng là 216 tỷ đồng, đã giải ngân 199,6 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 92,4%. Tuy nhiên, nguồn vốn theo yêu cầu còn thiếu nhiều nên cũng ảnh hưởng tới tiến độ của 2 dự án ODA là dự án phát triển giao thông đơ thị Hải Phịng và dự án thốt nước mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn Hải Phòng giai đoạn 1 (Thanh Hiệp, 2020).

Báo cáo từ Sở Ke hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cho biết, tổng số vốn ODA cho các dự án của thành phố Hải Phòng trong năm 2020 là hơn 1.800 tỷ đồng (bao gồm cả hơn 500 tỷ đồng vốn của năm 2019 chuyển sang). Tuy nhiên, đến hết tháng 10/2020, nguồn vốn này mới giải ngân được hơn 900 tỷ đồng (đạt 50% kế hoạch). Đây là tỷ lệ thấp so với tổng số vốn cần giải ngân trong năm 2020.Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA từ nay đến cuối năm với tỷ lệ cao nhất, ƯBND thành phố Hải Phòng đã yêu cầu các ngành, đơn vị liên quan, đặc biệt là các chú đầu tư, ban quản lý dự án nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ giải ngân, góp phần vào tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 của thành phố (Vân Hà, 2020).

Hình 3.8. Tỷ lệ giải ngân trên tống số vốn ODA được giao giai đoạn 2018-2020

(Nguôn: Thông kê của Sở Tài chính Hải Phịng)

Bên cạnh đó, Hải Phịng tiếp tục chủ động thúc đẩy liên kết thị trường trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với ưu tiên thu hút đầu tư các dự án có trình độ cơng nghệ cao, cơng nghệ mới, cơng nghệ sạch, quản trị hiện đại, sử dụng hiệu quả tài nguyên, nghiên cứu phát triển, cam kết chuyển giao công nghệ, có tác động lan tỏa, liên kết với các DN trong nước theo chuỗi giá trị.

3,2,4, Thực trạng về CO' chế, chính sách hỗ trọ' doanh nghiệp

Giai đoạn 2017-2020, Hải Phịng đà đưa ra cơ chế, chính sách hỗ trợ DN cho cả một giai đoạn là Ke hoạch số 230/KH-UBND ngày 03/11/2017 của UBND thành phố Hải Phòng về việc hỗ trợ DN nhỏ và vừa thành phố Hải Phịng đến năm 2020. Trong đó có các nội dung hỗ trợ cụ thể về tín dụng, mặt bằng sản xuất, mở rộng thị trường, tư vấn pháp luật,... Đồng thời mỗi năm Hải Phòng lại ban hành các chính sách hồ trợ DN khác nhau trên cơ sở bám sát kế hoạch theo giai đoạn, sau mỗi nàm sẽ tồng kết lại một năm thực hiện chính sách hồ trợ DN và có những điều chỉnh cho năm tiếp theo. Thực trạng việc hỗ trợ DN tại Hải Phịng thơng qua cơ chế, chính

sách cụ thể như sau:

Thứ nhất, hỗ trợ tiếp cận tín dụng: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi

nhánh Hải Phòng tố chức thực hiện các chính sách của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tín dụng nhằm tăng dư nợ cho vay đối với DN trên địa bàn thành phố; tham mưu cho thành phố những giải pháp nhàm khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay đối với DN dựa trên xếp hạng tín nhiệm DN. Hiệp hội DN nhỏ và vừa thành phố làm đầu mối chủ trì, phối họp cơ quan, tố chức, cá nhân hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của DN. Đến giữa năm 2020, các chi nhánh tố chức tín dụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng đang cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với 1239 khách hàng với dư nợ cơ cấu là 1919 tỷ đồng; miễn, giảm lãi vay với 2037 khách hàng, số tiền lãi được miễn, giảm là 12 tỷ đồng (mức lãi suất giảm từ 0,2- 2%/năm); cho vay mới áp dụng lãi suất ưu đãi với 1997 khách hàng, doanh số cho vay lũy kế từ ngày 23/1/2020 là 10.566 tỷ đồng.

77zứ hai, thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng DN nhở và vừa thành phố. Đây được coi là một trong những chính sách hỗ trợ DN của Hải Phịng nhằm thực hiện chức năng cấp bảo lãnh tín dụng cho DN nhở và vừa trên địa bàn thành phố. Giao nhiệm vụ cho Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu để UBND thành phố ra quyết định thành lập Quỹ. Mặc dù vậy, đến nay Quỹ vẫn chưa được ra mắt để thực hiện chức năng, nhiệm vụ như định hướng.

Thứ ha, hỗ trợ mặt bằng sản xuất. Đề án bố trí quỹ đất để hình thành, phát

triển các cụm công nghiệp; khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho DN trên địa bàn thành phố đã được phê duyệt. Việc triển khai đã có những kết quả nhất định như: giữ ngun diện tích đối với 3 cụm cơng nghiệp (Vĩnh Niệm, Tàu thủy An Hồng, Tân Liên A) đã lấp đầy với tổng diện tích 113,06ha; Mở rộng diện tích của 6 cụm cơng nghiệp (Qn Trữ, thị trấn Tiên Lãng, An Lão, Kiền Bái - Cao Nhân, Dũng Tiến - Giang Biên) đã được UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, 1/2.000 và 1/10.000 với tồng diện tích là 291 ha. Quy hoạch mới 12 cụm công nghiệp, với tồng diện tích 456,9 ha;

đưa ra khỏi quy hoạch 18 cụm công nghiệp không phù hợp với quy mô và điêu kiện phát triển, với tổng diện tích 2,710ha.

Thứ tư, hỗ trợmở rộng thị trường. Hiện nay, Sờ Công thương thành phố đang

chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho ƯBND thành phố thành lập hoặc tham gia thành lập chuỗi phân phối sản phẩm theo hình thức đối tác cơng tư; khuyến khích, hướng dẫn DN và tố chức đầu tư, kinh doanh khác thành lập các chuỗi phân phối sản phấm có ít nhất 80% DN tại Hải Phịng tham gia trong chuỗi theo quy định. Bên cạnh đó là các chương trình xúc tiến đế các DN trên địa bàn có cơ hội tiếp cận thị trường mới, mở rộng cơ hội hợp tác, đầu tư, phát triển.

Thứ năm, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. Sở Ke hoạch và Đầu tư chủ trì,

phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cho các DN tại Hải Phịng. Khóa học thường được tổ chức giữa năm và kéo dài trong 2-3 ngày. Bên cạnh đó, Sở Lao động Thương binh và Xã hội cũng được giao nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các khóa đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các DN. Đến nay, hầu hết các DN hoạt động trên địa bàn Hải Phòng đều được hưởng các hỗ trợ phát triến nguồn nhân lực nêu trên. Các khóa đào tạo sử dụng ngân sách nhà nước và tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như đào tạo trực tuyến, đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp... nhằm phù họp với nhu cầu của DN.

Ngoài những cơ chế, chính sách hỗ trợ nêu trên, Hải Phịng cịn chú trọng các chính sách hỗ trợ DN hoạt động trên địa bàn trong việc chuyển đối từ hộ kinh doanh sang các hình thức cơng ty cổ phần, cơng ty TNHH,...; hỗ trợ và đầu tư cho các DN khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ DN tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Đe đảm bảo các cơ chế, chính sách được thực hiện đúng như kế hoạch đã đề ra,

UBND thành phố yêu cầu các đơn vị được giao nhiệm vụ trước ngày 31/01 hàng năm phải báo cáo kết quả triển khai thực hiện hỗ trợ DN của năm trước gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tồng họp, báo cáo UBND thành phố.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố hải phòng (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)