Định hướng hoàn thiện công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 98)

Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, lãnh đạo cơ quan nhà nước về công tác quản lý CBCC, lãnh đạo chính quyền địa phương.

Sự vững mạnh của đội ngũ CBCC trước hết phụ thuộc vào trách nhiệm chính trị của cấp ùy, lãnh đạo các cấp chính quyền ở huyện. Việc thực hiện các khâu, các bước trong công tác bố trí, sử dụng CBCC đúng là kết quả của sự thống nhất trong

nhận thức của cấp ủy, cán bộ chủ trì và của tập thể cán bộ, đảng viên.

Hai là, đánh giá đúng CBCC

Nếu đánh giá đúng CBCC sẽ bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý. Sinh thời, V.I.Lênin chỉ rõ: nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh hiện nay đó là then chốt, nếu không thế thì tất cả mệnh lệnh và quyết định chỉ là mớ giấy lộn. Để đánh giá đúng cán bộ, trước hết phải cụ thề hóa tiêu chuẩn đối với từng chức danh cán bộ.

Ba là, dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác quản lý CBCC. Dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý CBCC là biếu hiện của việc chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ của Đảng. Song song với phát

huy trách nhiệm của các câp ủy và người đúng đâu, cơ quan tô chức cán bộ cân phải tạo điều kiện đế đảng viên và nhân dân tham gia theo dõi, phản biện, giám sát kết quả phấn đấu, rèn luyện cùa cán bộ, làm cơ sở để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, quy hoạch, đồng thời góp phần ngăn ngừa những sai phạm, tiêu cực trong công tác cán bộ.

Bốn là, nâng cao chất lượng đào tạo CBCC gắn đào tạo với sử dụng

Có làm tốt công tác đào tạo CBCC mới có thể có những CBCC tốt phục vụ Đảng, phục vụ chế độ. Thực tế đã chứng minh, cơ quan, đơn vị nào không có CBCC tốt, không được đào tạo cơ bản, làm việc theo lối chủ nghĩa kinh nghiệm thì chất lượng, hiệu quả công việc sẽ không cao, thiếu sự đột phá, thiếu sự sáng tạo.

Năm là, kịp thời bổ sung, hoàn thiện quy chế về việc sử dụng, bố trí CBCC

Hoàn thiện công tác tố chức cán bộ trước hết phải từ việc đối mới và hoàn thiện các văn bản pháp lý. Việc xây dựng, ban hành các quy chế cùa huyện Quốc Oai về công tác cán bộ nói chung, bố trí, sử dụng CBCC nói riêng sè tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý CBCC cũng như thực thi công vụ của CBCC và sự tham gia kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với công tác quản lý CBCC cũng như tình hình thực hiện công vụ cùa CBCC.

4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quán lý đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

4.3.1. Hoàn thiện quy hoạch cán hộ, công chức

Quy hoạch CBCC là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý CBCC, bảo đảm cho công tác quản lý CBCC đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Đe công tác quy hoạch, tạo nguồn CBCC đảm bảo chất lượng huyện Quốc Oai cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Thứ nhất, phải dựa vào yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn

của chính quyền các cấp để xác định nhu cầu CBCC trong thời gian tới cần bổ sung, thay thế (số lượng, cơ cấu, năng lực, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ...). Lập kể hoạch cụ thể định kỳ hàng năm, báo cáo lãnh đạo ƯBND huyện, thành phố để điều chỉnh, phê duyệt và đưa kế hoạch CBCC vào triển khai.

Thử hai, trên cơ sở rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBCC đê đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, từ đó có định hướng cho quy hoạch, tạo nguồn. Kết quả đánh giá về thực trạng CBCC ngoài yêu cầu về sự chính xác, cần phải đáp ứng yêu cầu là có thể lượng hóa, để căn cứ theo kết quả đánh giá CBCC đó mà quyết định kế hoạch quy hoạch nhân sự cho các chức danh cũng như bồ sung, thay thế nhân sự khi có yêu càu. Cụ thể là việc đưa ra các chỉ tiêu theo từng thang điếm với quá trình đánh giá cán bộ định kỳ.

Thứ ba, việc quy hoạch CBCC phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, vào số lượng cũng như chất lượng từng loại chức danh, hiện nay căn cứ theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 cùa Bộ Nội vụ. Với mỗi chức danh, ngoài quy hoạch về số lượng, trình độ, cần có những quy định về chế độ tương ứng với mỗi chức danh, tạo điều kiện để cán bộ, công chức yên tâm hơn trong công việc.

Thứ tư, công tác quy hoạch phải đảm bảo kỹ lưỡng, dân chù và công khai, tránh tình trạng bè phái, mất đoàn kết. Một nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng tới hiệu quả công tác quản lý CBCC được chỉ ra từ nghiên cứu là nếp nghĩ duy tình, dẫn đến tình trạng nể nang, bao che, gây khó khăn trong công tác bố trí, sắp xếp, kiểm tra việc thực hiện công vụ của CBCC cũng như việc đánh giá, xếp loại, khen thường, kỷ luật CBCC. Do đó, để cải thiện yếu tố này, công tác quy hoạch của huyện Quốc Oai cần phải có sự tham gia chéo của nhiều bộ phận, phòng ban, lên kế hoạch CBCC một cách công khai.

Thứ năm, trẻ hóa và tạo nguồn CBCC phù hợp với yêu Cầu của nhiệm vụ mới,

đảm bảo nguồn CBCC có năng lực, được tạo điều kiện công tác sớm đề tích lũy kinh nghiệm, sẵn sàng chịu trách nhiệm ở các vị trí cấp cao, áp lực lớn.

Cuối cùng công tác quy hoạch của huyện phải gắn liền với công tác đào tạo, bồi dường phải chính xác, kịp thời. Đe làm được điều này cần phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về CBCC.

4.3.2. Hoàn thiện công tác xáco định vị trí việc làm

Xác định vị trí việc làm là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý CBCC, do đó, thời gian tới huyện Quốc Oai cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

- Tô chức rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tô chức, đơn vị trên địa bàn huyện để làm cơ sờ tiến hành xác định vị trí việc làm. Một trong những nguyên tắc quan trọng để xác định vị trí việc làm là phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tuy nhiên hiện nay “chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn chồng chéo, trùng lắp, việc phối hợp giữa các cơ quan chưa thật sự chặt chẽ, hiệu quả”. Vì vậy, trong thời gian tới, để thực hiện việc xác định vị trí việc làm có hiệu quả thì cần tiếp tục rà soát và ban hành các quy định mới về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện và ƯBND xã theo đúng quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

- Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong thực hiện xác định vị trí việc làm. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có vai trò quan trọng trong<^2 thực hiện xác định vị •• trí việc làm. Vì vậy,• J ' để thực••• hiện việc xác định vị trí việc làm một cách có hiệu quả, cần tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện xác định vị trí việc làm. Theo đó, người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và bản đề án công việc của công chức đế tham khảo, phân nhóm, tiến hành xác định lại, rồi sắp xếp vị trí việc làm trong cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu phải đánh giá chính xác khối lượng công việc hiện tại, khả năng đáp ứng khối lượng công việc của công chức trong đơn vị mình và dự kiến công việc có thề phát sinh trong tương lai để làm căn cứ đề xuất số lượng biên chế hoặc số lượng người làm việc cần thiết bảo đảm khách quan, tiết kiệm, hiệu quả.

- Trong xác định vị trí việc làm phải xác định rõ yêu cầu về chuyên môn của từng vị trí việc làm để thực hiện việc tuyển dụng CBCC theo vị trí việc làm và thực hiện tinh giản biên chế. Đe xác định chuyên môn của từng vị trí việc làm, đối với mỗi vị trí việc làm có thể có những công chức có chuyên môn đào tạo khác nhau đáp ứng yêu cầu này. Do đó, công tác quản lý CBCC cần tiến hành tổng hợp, phân tích vị trí việc làm cùa từng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức đế xác định

khung năng lực chung cho các vị trí việc làm, trong đó cân xác định rõ chuyên môn của CBCC gắn với các vị trí việc làm để làm cơ sở tuyến dụng CBCC và thực hiện tinh giản biên chế.

4.3.3. Hoàn thiện công tác tuyến dụng cán bộ, công chức

Đe chủ động trong việc tuyển dụng, bố trí và sắp xếp các CBCC. Huyện Quốc Oai cần phải thực hiện một số công việc sau:

- Thử nhất, tăng sự chủ động của huyện trong việc đề xuất, lựa chọn, có ý

kiến về CBCC tại các vị trí với Sở Nội vụ thành phố, thông qua các văn bản đề xuất cụ thể từ lãnh đạo địa phương. Việc này sẽ giúp Sở Nội vụ thành phố có thêm cơ sở trong việc lên kế hoạch CBCC cho địa phương và huyện cũng có cơ hội thể hiện được nhu cầu thực tế của địa phương trong công tác quản lý CBCC.

- Thú’ hai, chủ động trong việc tuyển dụng CBCC tuân thủ quy định của nhà nước, để bổ sung kịp thời CBCC của huyện, giảm số lượng CBCC hợp đồng để tăng năng lực cũng như trách nhiệm của CBCC. Công tác này Cần thực hiện sớm, bàng biện pháp giao cho Phòng Nội vụ huyện tổ chức triển khai hoạt động tuyển dụng CBCC.

- Thứ ha, đối với vấn đề kiêm nhiệm nhiều chức danh của một bộ phận

CBCC, đặc biệt là CBCC cấp xã, cần phải rà soát, kiểm tra thực tế này, xem xét CBCC nào đang phải kiêm nhiệm, kiêm nhiệm những chức danh nào, từ đó xác định chính xác nhu cầu về CBCC cần bổ sung trong thời gian tới, để có kế hoạch tuyển dụng, điều động CBCC phù hợp.

- Thứ tư, cần phải nâng cao năng lực của đội ngũ CBCC làm công tác tuyển dụng, sắp xếp và bố trí CBCC, vì đây chính là yếu tố mang tính quyết đinh đến việc công tác này được thực hiện có hiệu quả hay không. Năng lực này không chỉ có năng lực chuyên môn, mà còn là tư tưởng, đạo đức, kiến thức, kỹ năng về các mặt công tác của mồi vị trí, để đảm bảo được việc sắp xếp CBCC có tính công bằng, minh bạch, chính xác.

- Thứ năm, sự vững mạnh của đội ngũ CBCC, trước hết phụ thuộc vào trách nhiệm chính trị cùa cấp ủy và cán bộ chú trì. Việc thực hiện các khâu, các bước

trong công tác bô trí, sử dụng CBCC đúng là kêt quả của sự thông nhât trong nhận thức của cấp úy, cán bộ chủ trì và của tập thế CBCC. Do đó, song song với việc tiến hành chặt chẽ, đồng bộ các bước cùa công tác tổ chức CBCC cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức, trước hết là đối với cấp ùy, cán bộ chủ trì. Việc tuyên truyền giáo dục phải dựa trên cơ sở lý luận cùa chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điếm của Đảng về công tác tồ chức và xây dựng đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, càn tiến hành tốt các đợt sinh hoạt chính trị, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chú trong công tác quản lý CBCC để nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc bố trí, sử dụng CBCC.

- Thứ sáu, trong bố trí, sừ dụng CBCC cần tránh quan niệm coi đây là công việc bí mật và chi lấy ý kiến của một vài người trong phạm vi hẹp làm quyết định của tập thể. Theo đỏ, cấp ủy, tổ chức đảng cần làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đề cao vai trò trách nhiệm trong việc lựa chọn, bố trí sử dụng CBCC; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong tất cả các khâu, các bước cùa việc bố trí, sử dụng CBCC. Luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên, lên trước. Đồng thời, phải thực sự gương mẫu, tỉnh táo, trung thực, khách quan, công bằng, giữ vững tính nguyên tắc trong thực hiện.

- Thứ bây, dân chủ, công khai, minh bạch trong bố trí, sử dụng CBCC không chỉ thực hiện trong phạm vi cấp ủy, tố chức đảng mà còn phải cung cấp đầy đủ thông tin và biết lắng nghe ý kiến của cấp ủy cấp dưới, của các cấp, các ngành liên quan, của quần chúng trong cơ quan, đơn vị và của cấp ủy, chính quyền địa phương nơi CBCC sinh sống. Nhưng dân chủ, công khai, minh bạch phải đúng nguyên tắc, phù hợp với phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của CBCC.

4.3.4. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Đào tạo gắn với quy hoạch, kế hoạch về CBCC

Trước hết cần xác định rõ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng không phải là quy hoạch mà là công việc sau khi đã có quy hoạch. Dựa trên quy hoạch tạo nguồn CBCC để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dường một cách hợp lý. Phân tích

thực trạng CBCC đê làm rõ vê sô lượng, chât lượng và cơ câu của đội ngũ, trên cơ sở những quy định của Trung ương, của Chính phủ, đồng thời dựa vào quy hoạch của huyện nhằm xác định những mặt còn yếu và mặt cần bổ sung cho đội ngũ CBCC để đưa vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm. Đây chính là công việc nhằm xác đinh nhu cầu cần đào tao cho CBCC.

Sau khi xây dựng xong kê hoạch đào tạo, bôi dường và đã có ý kiên xác nhận của thủ trưởng cơ quan cần trình lên cấp có thẩm quyền quản lý CBCC để tiến hành phê duyệt nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực thi hành.

- Đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng

Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Quốc Oai cần duy trì việc đào tạo, bồi dường, trang bị kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức về lý luận chính trị, kiến thức về pháp luật và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước, kiến thức về ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu công vụ của từng đối tượng CBCC. Hàng nãm, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Quốc Oai lập danh sách những CBCC thuộc diện và nội dung đào tạo, đồng thời bố trí sắp xếp về nhân sự và thời gian để thực hiện tốt kế hoạch đào tạo đã đặt ra.

Việc đồi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm bồi dường chính trị huyện phải theo hướng thiết thực, phù hợp với việc nhận thức và dễ thực hành để CBCC vừa nắm chắc kiến thức vừa vận dụng luôn vào thực tiền. Nội dung đào tạo CBCC phải toàn diện cả về lý tưởng, đạo đức, kiến thức; cả kiến thức văn hoá lẫn kỹ năng lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là kiến thức QLNN, quản lý xã hội, quản lý kinh tế...Trong từng nội dung đào tạo cần bổ sung mục vận dụng vào thực tế công việc của CBCC để họ tự học hỏi, rèn luyện năng lực thực tiễn và hình thành phương pháp làm việc của mỗi CBCC một cách có hiệu quả nhất.

- Đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng

Cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Quốc Oai cần khuyến khích phương thức tự rèn luyện và tự học trên cơ sở có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng. CBCC nếu không thường xuyên tiếp cận với thông tin, kiến thức mới, tự thỏa mãn

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 98)