3.3.2.1. Công tác quy hoạch CBCC
Thực hiện quy hoạch CBCC trên địa bàn huyện Quốc Oai, đang còn một số hạn chế, như: công tác quy hoạch chưa được triển khai thường xuyên, phương pháp tiến hành còn chưa khoa học, lúng túng; việc lựa chọn đưa CBCC vào quy hoạch ít nhiều còn mang tính hình thức, làm cho tính thiết thực, khả thi cùa quy hoạch không
cao; quy hoạch chưa thật sự tổng thể, toàn diện, vẫn còn tình trạng khép kín, cục bộ, nể nang; có nơi quy hoạch CBCC chưa đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn tương xứng với vị trí được quy hoạch dẫn đến hiệu quả còn thấp; chưa thực sự chủ động trong đảm bảo dân chủ, công khai quy hoạch theo quy định; một số cơ sở chưa thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hàng năm và chưa mạnh dạn đưa ra khởi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
Công tác quy hoạch có nơi, có lúc chưa gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt CBCC; tiêu chuẩn chức danh CBCC đưa
vào quy hoạch còn chung chung, thiếu cụ thể; tỷ lệ CBCC ở các xã trên toàn huyện trong quy hoạch chưa được đào tạo chuyên môn vẫn còn chiếm gần 10%, chưa đào tạo về lý luận chính trị 27%. Nhiều trường hợp quy hoạch một đàng, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt một nẻo gây dư luận không tốt ở địa phương; chưa làm tốt công tác tư tưởng cho CBCC quy hoạch nên chưa phát huy được tính chú động, tích cực của CBCC được quy hoạch; thậm chí CBCC quy hoạch thường bị ganh tị, soi xét khiến họ thận trọng quá mức trong công việc, trong sinh hoạt tạo cho họ sự thiếu tự tin hoặc thu mình trong công việc.
3.3.2.2. Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức
Công tác thi tuyển, xét tuyển công chức huyện, xã ở huyện Quốc Oai cũng gặp phải những vướng mắc, bất cập, như về phương thức, cách thức tuyển dụng, đặc biệt là quy định nội dung các môn thi tuyển và chế độ ưu tiên xét tuyển, quy định về các môn thi bắt buộc chung và cách tính điềm. Việc cho điềm ưu tiên đối
với đối tượng chính sách, con thương binh, liệt sỹ, người có công tạo sự chênh lệch với những đối tượng không thuộc diện ưu tiên làm cho các cơ quan không thể tuyển dụng được 100% tuyển được người có chuyên môn phù hợp, có năng lực thực sự, đáp ứng những tiêu chuẩn, nhu cầu công việc nhất là các lĩnh vực chuyên môn, ngành có yêu cầu chuyên môn cao. Việc phân cấp tuyền dụng hiện nay chưa chặt chẽ và cách thức tiến hành còn nhiều sơ hở, tạo điều kiện cho hoạt động ngầm của nạn chạy chọt, tham nhũng, hối lộ tồn tại và phát triển. Nội dung thi tuyển còn nặng về kiến thức hành chính, nhẹ về kiến thức chuyên môn và ít nhiều còn mang tính hình thức.
Công tác tô chức thi tuyên công chức câp xã tuy đã được triên khai tích cực, nhưng một số xã vẫn không tuyển dụng được 100% số lượng công chức theo chỉ tiêu biên chế, có nơi phải bố trí cả người không đù trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đảm nhiệm chức danh của công chức. Lý do một phần do chất lượng đăng kỷ và thi chưa đồng đều, tỉ lệ số lượng người trúng tuyền còn thấp, chỉ chiếm khoảng 30% so với người đàng ký dự tuyến. Ngoài ra, cũng có hồ sơ của ứng viên lại không phù hợp với vị trí tuyển dụng.
3.3.2.3. về quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC
Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC trên địa bàn huyện Quốc Oai còn chưa thật sự gắn với yêu cầu, tiêu chuẩn, quy hoạch và sử dụng CBCC; chất lượng, hiệu qua đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế; việc học tập nhìn chung vẫn còn mang tính phong trào, chạy theo bằng cấp, chưa xuất phát từ yêu cầu và mục đích công việc chung. Một số đơn vị chưa cử đúng đối tượng, nhu cầu, chuyên ngành đào tạo, chưa cân đối giữa đào tạo với sử dụng, chưa quản lý chặt chè đội ngũ CBCC dự nguồn sau đào tạo; hiện nay còn nhiều trường hợp được cử đi đào tạo trình độ chuyên môn trung cấp, đại học đã tốt nghiệp nhưng chưa được bố trí công việc theo quy hoạch; chưa có kể hoạch cụ thể để thực hiện tốt quá trình chuyển đổi các thế hệ CBCC cấp xã.
Việc đào tạo đội ngũ CBCC còn chưa được thực hiện đồng bộ về mọi mặt, mới chỉ đào tạo về lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ mà chưa chú ý bồi dưỡng về kỹ năng quản lý, điều hành, tố chức thực hiện nhiệm vụ, nhất là xử lý những tình huống khó khãn ở cơ sở, phương thức đào tạo chưa đa dạng.
Chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho việc phát hiện những cán bộ trẻ, cán bộ nữ được đào tạo cơ bản, có năng lực nổi trội đưa vào quy hoạch đề đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, đáp ứng nhiệm vụ lâu dài.
3.3.2.4. Công tác luân chuyên cán bộ, công chức
Công tác luân chuyển CBCC trên địa bàn huyện có nơi còn hạn chế, chưa gắn chặt chẽ với công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt CBCC; vẫn còn tình trạng chạy theo thành tích về số lượng, dẫn đến chất lượng CBCC luân chuyển còn thấp; một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa quan tâm,
thường xuyên làm tôt công tác tư tưởng cho CBCC luân chuyên và gia đình của họ, vì vậy một bộ phận CBCC luân chuyển chưa thực sự yên tâm, thoải mái trong môi trường, điều kiện công tác mới; chưa làm tốt công tác đánh giá những mặt tốt, mặt còn hạn chế của CBCC từ đó tìm nơi luân chuyển phù hợp, nhàm tạo điều kiện tốt nhất để CBCC phấn đấu rèn luyện và trưởng thành.
Các cơ chế, chính sách đối với CBCC khi luân chuyển chưa được quan tâm đúng mức, chưa đảm bảo sự hài hòa, họp lý giữa CBCC tại chồ và CBCC được luân chuyển.
Một số CBCC được luân chuyển chưa thực sự toàn tâm, toàn ý cho sự phát triển bền vững, lâu dài tại địa phương luân chuyển đến, thiếu ý chí rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chưa phát huy được năng lực nên hiệu quả thực I • hiện• nhiệm vụ • • hạn• chế.
3.3.2.5. Công tác đánh giá cán bộ, công chức
Trong đánh giá CBCC vẫn còn quan niệm, cách làm hình thức, cảm tính, chung chung, khuôn mẫu giống nhau; một số nơi đánh giá theo lối siêu hình, một chiều, chủ yếu nêu ưu điểm, tránh nêu khuyết điểm. Hoặc ngược lại, chỉ nhấn khuyết điểm, không đánh giá đúng ưu điểm...
Công tác đánh giá, nhận xét CBCC ở một số đơn vị chưa được thực hiện thường xuyên và chưa đi vào nề nếp; có khi không dựa trên cơ sở tiêu chuẩn và khả nãng hoàn thành nhiệm vụ của CBCC để đánh giá một cách sát thực. Từ đó dẫn đến
việc bổ nhiệm, tiếp nhận, tuyển dụng CBCC một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, không đảm bảo về cơ cấu độ tuổi, trình độ giữa các ngành, nghề, lĩnh vực, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả công tác.
Đánh giá nhận xét CBCC là công việc rất quan trọng và không dễ dàng để thực hiện một cách tốt nhất. Là công việc có tính phức tạp và độ nhạy cảm cao, do đó đòi hỏi những người làm công tác tổ chức và cán bộ phải có phương pháp tốt, thường xuyên sâu sát cơ sở để nắm bắt thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác. Ở huyện Ọuốc Oai, công việc này đã được quan tâm và đạt được một số kết quả bước đầu song nhìn chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
3.3.2.6. Thực hiện chê độ chính sách và công tác thi đua khen thưởng đôi với cán hộ, công chức
Công tác thi đua khen thưởng trên một số lĩnh vực vẫn còn hạn chế, chưa khuyển khích, động viên kịp thời những CBCC cấp xã có thành tích xuất sắc, nổi trội; công tác bình xét, đề nghị khen thưởng (nhất là các hình thức khen thưởng cao) có nơi còn mang tính hình thức, nặng về cơ cấu, nể nang, thiếu chặt chẽ dẫn đến hiệu quả hạn chế, chưa tạo được sức lan toả, nêu gương trong đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn huyện.
Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCC cấp xã đã từng bước được quan tâm, nhưng trên thực tế công tác này vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, đó là chính sách tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác chưa theo kịp với sự biến động ngày càng nhanh của nền kinh tế thị trường, chưa cải thiện, nâng cao đời sống, tinh thần của đội ngũ CBCC cấp xã; chưa có cơ chế, chính sách phù họp khuyến khích, thu hút người tài, người có trình độ, năng động, sáng tạo vào làm việc trong các cơ quan nhà nước ở địa phương, đơn vị; chính sách tinh giản biên chế đối với CBCC cấp xã chưa phát huy được hiệu quả thiết thực; các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, cửa quyền chưa được khắc phục triệt để.
3.3.2.7. Hoạt động kiểm tra, giám sát công tác quản lý đội ngữ cán bộ, công chức
Hoạt động kiếm tra, giám sát công tác quản lý CBCC vẫn còn một số hạn chế. Nội dung kiểm tra có khi chưa phù hợp. Hoạt động kiểm tra, giám sát nhiều khi mang tính hình thức, một số trường hợp cán bộ kiểm tra còn ngại va chạm, né tránh, nể nang dẫn đến hạn chế tính nghiêm minh, trung thực, khách quan trong công tác kiểm tra, giám sát. Việc tuyên truyền, vận động và tổ chức cho nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát CBCC còn nhiều hạn chế.
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lỷ đội ngủ cán bộ,
công chức
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý CBCC tại huyện Quốc Oai, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu sau:
3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ nói chung và việc quản lý đội ngũ CBCC nói riêng chưa chặt chẽ, thống nhất; còn chồng chéo dẫn đến tình trạng chồng chéo trong phân cấp quản lý đội ngũ cán bộ.
- Chế độ đãi ngộ của nhà nước đối với đội ngũ CBCC cấp xã chưa tốt; đặc biệt là chế độ tiền lương, dẫn đến đội ngũ CBCC chưa nhiệt tình với công việc.
- Trong những năm gần đây, kinh tế - xã hội ở huyện Quốc Oai phát triển nhanh, đặc biệt là quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra một cách mạnh mè, ồ ạt. Vì thế, công tác quản lý đội ngũ CBCC chưa thể theo kịp yêu cầu của tình hình mới và phát sinh nhiều hạn chế, bất cập.
3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Ý thức trách nhiệm, sự mẫn cán trong công việc cùa một số ít CBCC làm công tác quản lý CBCC còn chưa cao. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBCC làm công tác quản lý CBCC còn hạn chế; nhận thức của một bộ phận CBCC làm công tác quản lý CBCC về vai trò và nội dung của công tác này chưa toàn diện và sâu sắc.
- Nếp nghĩ duy tình của nhiều CBCC làm công tác quản lý CBCC, dẫn đến tình trạng nề nang, bao che, gây khó khăn trong công tác bố trí, sắp xếp, kiểm tra việc thực hiện công vụ của CBCC cũng như việc đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật CBCC.
- Công tác phối họp của các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ chưa chặt chẽ dẫn đến hiệu quả cùa công tác này chưa cao. Điều này ít nhiều còn tồn tại ở cấp xã do đặc thù lãnh đạo quản lý và đội ngũ cán bộ, công chức thường ở chung một địa phương, còn tồn tại sự bao che, nể nang trong công tác quản lý.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ, tính kỷ luật của bộ phận không nhò CBCC còn hạn chế, vẫn có những CBCC chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (đặc biệt là các chức danh bầu cừ) dẫn đến hiệu quả thi hành công vụ của CBCC chưa tốt, công tác quản lý đội ngũ CBCC gặp khó khăn.
- Cơ sở vật chât kỹ thuật và công nghệ phục vụ cho công tác quản lý CBCC, đặc biệt là ở cấp xã còn thiếu thốn, chưa đủ đáp ứng yêu cầu của hoạt động quản lý CBCC. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý CBCC còn gặp nhiều khó khăn và chưa đồng bộ.
CHƯƠNG 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUÂN LÝ ĐỘI NGỦ CÁN Bộ, CÔNG CHỨC HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN
2021-2025
4.1. Tình hình mới ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Quốc Oai Quốc Oai
4.1.1. Tình hình trong nước
Dịch Covid - 19 bùng phát tại Việt Nam từ đầu năm 2020 gây ra tác động tiêu cực trong mọi lĩnh vực trên lãnh thổ của chúng ta, trong đó đội ngũ CBCC cũng bị ảnh hưởng, sáo trộn, CBCC với cương vị và trách nhiệm thực thi công vụ và bảo vệ nhân dân đã cùng với Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương và nhân dân đã cố gắng chung tay đẩy lùi dịch bệnh, đã có nhũng mất mát, hy sinh của đội ngũ CBCC của chúng ta khi tham gia vào công tác tuyến đầu chống dịch. Nhiều CBCC đã làm việc hết mình, tận tâm, bất chấp hiểm nguy dịch bệnh để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong công tác phòng chống dịch. Bộ Chính trị, Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp với tống thế các biện pháp nhằm kịp thời ứng phó với dịch bệnh. Đặc biệt là về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững độc lập, chù quyền và toàn vẹn lãnh thố.
Tuy nhiên, tình trạng hạn chế về năng lực của một bộ phận CBCC trong công tác chỉ đạo, thực thi công vụ; sự lợi dụng chống phá của các thế lực thù địch; sự tác động của biển đồi khí hậu và vấn đề môi trường... đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với đất nước. Trong bối cảnh đó, vai trò, trách nhiệm của Đảng, nhà nước, các cơ quan QLNN là hết sức quan trọng, đặc biệt là công tác quản lý CBCC ở các cấp để thực thi công vụ hiệu lực, hiệu quả.
Để có những chuẩn bị tốt cho việc thực hiện những nhiệm vụ trong tình hình mới, công tác cải cách hành chính là nền tảng quan trọng, không thế nói tới phát triển kinh tế - xã hội nếu như không có một nền hành chính hoạt động hiệu quả. Vì
vậy, dù các lý do đê tiên hành cải cách hành chính không hoàn toàn giông nhau, phạm vi, hình thức và biện pháp cải cách hành chính cũng khác nhau giữa các quốc gia nhưng có thể nhận thấy rằng, cải cách hành chính hiện nay đang diễn ra trên bình diện toàn cầu.
Ớ Việt Nam, cải cách hành chính được đặt ra như một đòi hỏi khách quan của thực tế để tạo tiền đề thúc đẩy cải cách kinh tế, đồng thời xây dựng được những điều kiện cần • thiết để có thể tận dụng • • • • • • • 1được mọi cơ hội của xu thế hội nhập và toàn Cầu hóa nhằm phát triển kinh tế, xây dựng một hệ thống hành chính tạo ra điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng một nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân.
Chương trình tồng thề cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2015 - 2020 đã xác định mục tiêu cải cách hành chính với một trong những trọng tâm là xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước nói chung và hành chính nhà nước nói riêng, xét cho cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu suất công tác của đội ngũ CBCC. Đe xây dựng được một đội ngũ CBCC đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn mới, tạo cơ sở đề